Sunday, November 30, 2014

Vörösmarty Miihály

"Hãy nói, suy nghĩ và làm điều tốt, và
mọi ngôn từ, suy nghĩ và hành động, như một
chiếc gương sáng, sẽ mỉm cười trở lại với bạn."


Saturday, November 29, 2014

Người Việt: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Ông là một trong những người Việt Nam mà tôi yêu quý và kính trọng nhất từ tất cả những gì được biết về con người ông. Dù trong cuộc sống tôi chưa hề thấy mặt.


"Cậu ấm con trưởng một Ông Thượng thư triều đình Huế, đỗ đầu khoa Thi Hội, không muốn làm quan. Chuẩn bị làm một bác sĩ, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh gây nên trắc trở, không nhận được tiền nhà gửi, phải sống kham khổ và mắc bệnh lao phổi, phải mổ cắt phổi và xương sườn, tưởng rằng khó tồn tại được, Ông nghiên cứu y học Đông Tây và tự rèn luyện.
Hoàn cảnh lại hướng Ông vào hướng khác, hoạt động yêu nước và viết sách báo để truyền bá tư tưởng chính trị. Từ những năm 1950, Bác sĩ Viện trở thành một người hoạt động chính trị, một người Cộng sản Việt Nam trên đất Pháp, chống chủ nghĩa thực dân. Ông sử dụng tiếng Pháp như một nhà trí thức Pháp. Vì hoạt động chính trị, Ông bị trục xuất khỏi nuớc Pháp.
Từ 1963, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng ba hoạt động chính trị, văn hoá, báo chí nhằm vào đối tượng nước ngoài là chủ yếu. Phương pháp của Ông là thông qua các nhà trí thức các nước tác động đến hai loại người: Giới cầm quyền và giới quần chúng. Ông rất sở trường về phong cách văn chương do Ông linh hoạt với từng thể loại: Chính trị, văn hoá, y học... và không bao giờ viết theo kiểu văn thơ tuyên truyền; Ông nói và viết phù hợp với từng người đối thoại với mình.
Nguyễn Khắc Viện viết nhiều và đủ các thể loại đề tài. Di sản của Ông đồ sộ như một thư viện. "Việt Nam một thiên lịch sử" là một pho sử lớn viết gọn lại bằng tiếng Pháp rất Pháp, Nhà báo Diệu Bình dịch ra tiếng Việt do Nhà xuất bản Lao Động in và phát hành năm 2006, khổ 14,5´20,5, dày 536 trang mà đầy đủ từ thời đồ đá đến thời hiện đại. Khả năng nổi trội này của một nhà sử học không chuyên, Nguyễn Khắc Viện đã khái quát đủ tất cả những cái gì cần có của một công trình khoa học lớn. Quan điểm và phương pháp luận có cơ sở khoa học chặt chẽ. Cuốn sử này có ích đối với nhiều người: Nhà sử học, những người đọc bình thường, nhà giáo và sinh viên.
Nguyễn Khắc Viện chứng minh nghị lực to lớn của con người. Tự rèn luyện và anh dũng đương đầu với thần chết trên 40 năm, với sức vóc như vậy mà có nghị lực làm việc phi thường để góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì nghĩa lớn, Ông sẵn sàng bỏ qua nhiều điều ngang trái không vui đối với Ông và gia đình.
Người đời quý trọng Nguyễn Khắc Viện về một trí tuệ, một tài năng, một con người và một tâm hồn lớn."
(từ DAIBIO: Nguyễn Khắc Viện - Một con người giàu nghị lực)

Kiến trúc: Nhà hát lớn và Hà Nội

Trong số những kiến trúc thời Pháp thuộc, có lẽ Nhà hát Lớn ở Hà Nội là công trình tiêu biểu ở Việt Nam. Tôi rất yêu vẻ đẹp độc đáo của công trình này, từ chi tiết kiến trúc đến chi tiết nội thất của công trình và rất muốn có 1 bài viết riêng ghi lại cảm nhận của mình về một kiệt tác của người Pháp đã gắn liền với thủ đô. Nhưng vì chưa có dịp nên lược trích ở đây bài viết nói lên cảm xúc và suy nghĩ của 1 kiến trúc sư Việt Nam, người đã tham gia trùng tu công trình này.



1. Năm 1994, lần đầu tiên từ Pháp về Việt Nam, tôi có dịp đến thăm Nhà hát Lớn qua giới thiệu của một người bạn. Nhìn thoáng qua, tôi thấy công trình này chẳng có gì là của Việt Nam, nó cũng giống như những nhà hát mà tôi mà tôi đã thấy ở Pháp và châu Âu. Khi quan sát kỹ, tôi mới thấy phảng phất những đường nét, chi tiết rất Việt Nam. Tìm hiểu và suy xét lại những công trình thời Pháp thuộc, mới hiểu rằng trong những công trình xây dựng, các kiến trúc sư người Pháp luôn quan tâm đến những gì thuộc về Á Đông. Nhà hát Lớn được thiết kế rất đúng với tinh thần của kiến trúc thuộc địa, ở thời điểm đó tại Việt Nam chưa có mô hình nhà hát lớn nào làm hình mẫu. Sự tồn tại của Nhà hát Lớn đến giờ được coi là duy nhất ở Đông Nam Á.
   Cảm giác thứ hai xuất hiện trong tôi là sự hư hại. Mái Nhà hát Lớn với hình thể rất đẹp, nhưng đá chẻ để lợp đã quá cũ, có những chỗ xen lẫn với mái tôn rỉ sét. Cây cối rêu phong mọc trên các máng nước; khu sân vườn bị bỏ quên... Những điều đó làm tôi thấy rất tiếc. Tự nhiên chợt nảy ra ý nghĩ: Làm sao để trả lại hình ảnh huy hoàng, khang trang cho công trình này? Như một duyên nợ, tôi được giới thiệu gặp kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính đang là Giám đốc Ban quản lý dự án "Cải tạo, tu bổ Nhà hát Lớn Hà Nội". Qua trao đổi, kiến trúc sư Kính đề nghị tôi tham gia. Rất may, sau một thời gian, đề án mà tôi đưa ra đã được Bộ Văn hóa - Thông tin chấp thuận.

2. Hà Nội với tôi khá xa lạ. Bởi dù là người Việt, nhưng tôi lại sinh ra ở Kiên Giang, sau đó qua Pháp sinh sống, làm việc. Thời thơ ấu tôi chỉ biết Hà Nội qua những áng văn của Tự lực Văn đoàn, bí ẩn, quyến rũ và lãng mạn. Khi đến Hà Nội, một người nói tiếng miền Nam như tôi hầu như không có bạn bè. Chưa kể, công việc cải tạo Nhà hát Lớn cũng khó khăn, cả về chuyên môn lẫn cơ chế. Tài liệu về Nhà hát Lớn rất thiếu. Tôi đã phải tới Viện Lưu trữ Đông Dương tại tỉnh Aix-en-Provence cách Paris hơn 800km để lục tìm tư liệu. Những tài liệu rất quý giá, những câu chuyện xưa về công trình này càng tạo động lực thúc đẩy tôi làm việc. Tôi nhớ đã tìm thấy những bài báo vào năm 1901 về sự tranh cãi xung quanh việc tại sao Chính phủ Pháp dám bỏ ra 2 triệu quan tiền Đông Dương để xây dựng Nhà hát Lớn Hà Nội.
   Chính vì sự xa lạ với Hà Nội thời gian đầu, nên Nhà hát Lớn với tôi cũng chỉ như những công trình khác ở các nước mà tôi từng làm. Nhưng thực tế không như tôi nghĩ. Những công việc tôi bàn giao cho nhà thầu thực hiện luôn phát sinh chuyện, buộc tôi phải bay hết lần này đến lần khác từ Pháp về Việt Nam để giải quyết. Cuối cùng tôi quyết định phải thường xuyên ở Việt Nam. Nhưng một kiến trúc sư mà phải dồn quá nhiều thời gian chỉ cho một công trình đã khiến tôi không ít lần dao động, trong khi gia đình và công việc chính thì ở Pháp.
   Một buổi trưa mùa Thu, sau khi ở công trường ra, lang thang trên đường phố, thấy một quán nước, tôi ghé vào. Bà bán nước lúc đó đang nói chuyện với mấy vị khách, nội dung đại khái, Nhà hát Lớn đang cải tạo, nghe đâu có mời một ông kiến trúc sư từ Pháp về. Tiếp nối câu chuyện, mỗi vị khách đều nói cảm nghĩ, kỷ niệm gắn bó của mình với Nhà hát Lớn. Người thì nói ngày xưa đèn của Nhà hát Lớn rất đẹp, nay sao thấy khác quá. Người khác kể về những đứa con của họ đã thân thuộc với công trình này từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành như thế nào... Những chuyện tình cờ nghe được làm tôi thấy vị trí của Nhà hát Lớn thật đặc biệt trong lòng người Hà Nội, trong khi mình nghĩ chỉ làm một năm xong rồi về. Họ yêu Nhà hát Lớn như vậy, còn mình chỉ dừng lại ở bước muốn cải tạo. Thế là tôi quyết tâm đánh đổi tất cả để làm, điều đó giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn. Cuối năm 1997, Nhà hát Lớn chính thức hoàn tất sau ba năm đại tu. Đêm đặc biệt nhất mà giờ đây tôi còn giữ nguyên cảm xúc là thời khắc thử hiệu ứng ánh sáng của Nhà hát. Hôm đó trời mưa phùn, tôi đi bộ từ cổng Nhà hát tới gần Bờ Hồ, khi đó mới bật đèn. Dân chúng hai bên đường bất chợt cùng dừng lại và ồ lên vì ngạc nhiên.


3. Trong sự nghiệp của mình, tôi thiên về kiến trúc hiện đại, nhưng cũng được đào tạo rất cơ bản về kiến trúc cổ điển. Khi bắt tay cải tạo Nhà hát Lớn, ngoài đam mê còn là sự thách thức đối với tôi trong việc khám phá một công trình cũ của Việt Nam. Sau khi làm xong Nhà hát Lớn, nhìn nhận vấn đề của tôi sâu hơn, luôn khát khao một điều: làm sao để hòa quyện giữa Đông và Tây, làm sao đem đến sự hòa hợp giữa hình ảnh kiến trúc đương đại mà vẫn có nét Việt trong đó? Tại sao người Pháp đến đây làm các công trình, nhưng luôn có sự pha trộn kiến trúc địa phương, nếu đường nét không phù hợp với khí hậu thì cũng phải phù hợp với địa lý. Vì vậy, trong một số công trình mà tôi thực hiện, tôi luôn cố gắng duy trì một cách xuyên suốt tư duy đó. Điều mà tôi được học từ nhỏ và ấn tượng mạnh về kiến trúc Việt là đường nét cho đến tỷ lệ của các ngôi đình cổ. Dù mái đình rất nặng nề, nhưng luôn tạo được cảm giác yên tĩnh; hàng cột đều đặn nhưng vẫn có sự khác biệt ở hai gian đầu...

4. Sự phát triển ồ ạ,t không kiểm soát trong những năm qua đã ảnh hưởng khá nhiều đến kiến trúc đô thị Việt Nam. Nếu nói kiến trúc Việt Nam đi theo hình thái nào thì rất khó, vì có quá nhiều sự khập khiễng. Bài học và hậu quả đó chúng ta đang gánh chịu và đang tìm cách thay đổi. Chính nó làm cho sự phát triển hiện nay của các thành phố gặp nhiều khó khăn. Hà Nội nhỏ nên sự thay đổi càng dễ nhận ra hơn so với thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh Hà Nội tao được cảm xúc đẹp cho người nước ngoài là một thành phố có nhiều cây xanh, công trình kiến trúc tuy cũ kỹ nhưng có những nét duyên dáng riêng. Những ngôi nhà cũ nhưng có một nét chủ đạo chung của một dãy phố nhờ những giá đỡ bằng gỗ, vôi vữa, mái nhấp nhô, tường gạch cũ kỹ rêu phong tăng thêm vẻ đẹp cổ kính. Khi đi qua khu Ba Đình, những ngôi biệt thự dù khác nhau, cái thì mái nhọn nhô cao, cái mái thấp, nhưng được quy hoạch trong những khuôn viên đẹp. Trái với những công trình sau này, do phát triển nhanh, thiếu kiểm soát nên chỉ chú trọng đến nhu cầu cấp thiết đã phá nát quy hoạch. Từ những nhà phố cổ biến thành nhà cao tầng; một số biệt thự xưa dần mất đi, nhường chỗ cho những công trình mới chưa định hình rõ nét: chỗ là kiến trúc châu Âu cổ điển, chỗ là kiến trúc hiện đại, chỗ 7 tầng, chỗ lại 15 tầng... chen lấn nhau, chưa có một quy hoạch tổng thể và chi tiết cho từng khu vực.
   Một ký giả người Pháp đã từng hỏi: Theo ông, phải làm sao để Hà Nội đẹp? Tôi vừa nói vừa cười: Không cần phải làm gì hết, chỉ cần đập bỏ bớt. Trước sự ngạc nhiên của vị ký giả đó, tôi lý giải sự phát triển trong những năm 1995-1997, các biệt thự đẹp bị cơi nới, che lấp. Vì vậy, trả lại bản chất cho nó bằng cách dỡ bỏ các rào chắn sẽ thấy lại nét đẹp. Nói ra điều này, bởi kinh nghiệm của châu Âu trong việc phát triển thành phố là phát triển các khu vực vệ tinh, chứ không nên phát triển tại chỗ. Những khu phố mới không nhất thiết phải làm giống với trung tâm. Kiến trúc là sự phản ánh văn hóa, văn minh của thời đại ở từng thời điểm. Sự phong phú của các khu vực mới sẽ làm cho thành phố cũ càng đặc biệt hơn và tổng quan toàn thành phố ngày càng phong phú về phong cách kiến trúc. Riêng với Hà Nội, tôi còn có một trăn trở, đó là con sông Hồng. Những thành phố lớn trên thế giới đều có mặt tiền sông, có kiến trúc hai bên bờ sông. Nhưng Hà Nội lại bị bỏ quên. Hầu hết những ngôi nhà ngoài đê, lưng nhà đều đâm ra sông. Điều này sẽ rất khó khăn cho quy hoạch và phát triển mai sau.

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị - "Nhà hát Lớn - Một mối tình thâm", 2011

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và 12 câu dạy thở kỳ diệu

Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, BS.Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi, mất 8 xương sườn. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85.

   Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.

Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm.

Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch). Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái.

Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: “Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!” Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn.

Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

Phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện”


Bài tập thở của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bắt nguồn từ yoga, khí công. Tuy nhiên, quan niệm của ông là chỉ nắm chắc những nguyên tắc cơ bản và dựa trên sinh lý học hiện đại để xây dựng phương pháp tập luyện mà mọi người đều có thể áp dụng nhằm nâng cao sức khỏe, chứ không nhằm đạt những kỷ lục và “phép lạ” (như cho ôtô đè lên, hoặc chịu chôn sống nhiều giờ vẫn không chết…).

Phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” là cách luyện tập toàn diện: động và tĩnh, nội và ngoại, giúp con người làm chủ được cơ thể, nâng cao sức khỏe, giữ được bình tĩnh, đỡ mệt mỏi, nhất là trong những lúc làm việc căng thẳng. Có ba khâu tập là thở, vận động và thư giãn (luyện ý), liên quan đến hoạt động của ba bộ phận chủ yếu của cơ thể là nội tạng, cơ bắp, thần kinh. 

Trong đó tập thở bụng cho đúng cách là quan trọng nhất, vì cách thở bụng tác động trực tiếp đến những bộ phận nội tạng rất quan trọng là tim, phổi, dạ dày, ruột, dạ con (có thể hình dung các bộ phận này luôn được “thể dục”, được “xoa bóp” lúc thở); thở tốt giúp lưu thông khí huyết, tác động tích cực đến hoạt động cơ bắp và thần kinh. Bài tập thở đã được bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đúc kết thành một bài vè cho dễ nhớ:

Thót bng th ra
Phình bng th vào
Hai vai bt đng
Chân tay th lng
Êm, chm, sâu, đu
Tp trung theo dõi
Lung ra lung vào
Bình thường qua mũi
Khi gp qua mm
Đng, ngi hay nm
 đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.

Với phần tập vận động, thư giãn (luyện ý), từ lý thuyết đến các động tác cụ thể, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã giới thiệu trong cuốn Từ sinh lý đến dưỡng sinh (NXB Y Học - 1979; NXB Đồng Nai - 1988) và cuốn Dưỡng sinh dành cho mọi lứa tuổi (NXB Trẻ - 1993) với hình thức hỏi - đáp đơn giản, dễ hiểu. Nếu thiếu thời gian để tập đủ các động tác, bạn có thể tự chọn cách tập thích hợp, trên cơ sở nắm vững những nguyên lý, quan niệm của phương pháp dưỡng sinh.

Nên tập từ lúc còn trẻ


Cái khó nhất của phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” là sự kiên trì, ngày nào cũng phải tập, riêng thở bụng thì giờ nào cũng tập để trở thành thói quen. Điều quan trọng là đừng đợi đến lúc già yếu, hãy tập từ lúc còn trẻ trung, khỏe mạnh. Đừng để tình trạng nhiều nơi chỉ thấy các ông bà già tập luyện từ lúc còn mờ đất, còn tuổi trẻ thì dậy trưa. Sẽ có bạn bảo rằng tuổi trẻ quá nhiều mục tiêu phấn đấu, không còn thời gian để tập luyện. Nếu quả vậy, chỉ cần tập thở đúng cách - thở ngay trong lúc học, làm việc, không mất chút thời gian nào mà có thể đã đạt được quá 50% hiệu quả của phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện”.

Ngạn ngữ Celt

"Hạnh phúc đến với những người
mang lại hạnh phúc cho nhau."



Bản sắc Việt Nam trong Mỹ thuật ứng dụng

Lu mờ

Hiện nay, "rất nhiều sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam đang mang nặng các yếu tố nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây..."
   Về những mặt hàng đặc sắc của Việt Nam, "dễ nhận ra rằng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (gỗ, chạm khắc, sơn mài...), dù được sản xuất tại các làng nghề được coi là truyền thống của người Việt với tuổi đời hàng trăm năm, thế nhưng các hình tượng, mẫu mã sản phẩm thường lấy từ các điển tích Trung Quốc (truyện Tam quốc chí, Phong Thần...); đồ thờ tự truyền thống bị thay thế bởi loại mỹ nghệ cùng loại ngoại nhập."
   "Bát Tràng là một trường hợp điển hình của sự pha tạp các nguồn" làm suy giảm về mặt thẩm mỹ và thị trường. "Đây là làng nghề lâu đời nhất Việt Nam, ít nhất có hơn 700 năm phát triển, nếu tính từ thời Trần (1226-1400)."
   Nguyên nhân làm phai mờ bản sắc truyền thống, sụt giảm danh tiếng của gốm cổ Bát Tràng theo Phan Cẩm Thượng gồm: "cơ khí hóa" gốm thủ công, pha trộn mọi kiểu design Tây, Tàu; chạy theo gu "thẩm mỹ trọc phú", thích phô trương của nhà giàu, chuộng sự cầu kỳ vô nghĩa, sùng bái vật chất, sùng bái tâm linh tạp thần v.v.

Con nghê Việt Nam

   "Nghê là con vật biểu trưng, mang yếu tố huyền thoại với mỗi bước nhảy hàng trăm dặm. Nghê thiên biến vạn hóa, nhanh nhẹn, dũng mãnh, tượng trưng cho trí tuệ, là biến thể từ loài sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài; khi nghê hóa rồng là biểu tượng cho quyền lực chính trực; khi nghê với mình chó là sự thể hiện lòng trung thành; khi nghê có đuôi vút cao liên tưởng đến ngọc Như Ý; khi nghê đội giá sớ hoặc bài vị, thường toát ra vẻ cam chịu; khi nghê ngậm ngọc là biểu tượng độc đáo của sự khôn ngoan; khi nghê đứng chầu hai bên, khán thờ toát lên vẻ uy nghiêm giữ đạo; khi nghê đeo lục lạc hoặc giỡn hí cầu... thể hiện sự tinh nghịch lạc quan, vui tươi; khi nghê có lông hình xoắn ốc như trên đầu tượng Phật mà người ta gọi là Phật Ốc, Bụt Ốc thể hiện sức mạnh toàn năng, phi phàm. Con nghê được thể hiện bằng mọi chất liệu gỗ, đá, gốm, đất nung, sành sứ, đồng... với nghệ thuật tạo dáng và kỹ thuật chạm khắc tinh tế, cảm thức sáng tạo và khiếu thẩm mỹ đặc sắc chứng tỏ tạo hình của ông cha ta đã có từ rất sớm và đạt tới trình độ cao, nhất là khi nền văn hóa thuần Việt phục hồi và phát triển sau ngàn năm Bắc thuộc."
   Cùng với nạn "cóp", nhái tràn lan các mô típ, hoa văn, chủ đề, kiểu dáng mỹ thuật Trung Hoa trong đồ mỹ thuật thủ công thì nạn "sư tử Tàu" cũng là điều đáng báo động.
   Cần phân biệt giữa con nghê của Việt nam với con lân (1 trong "tứ linh" của TQ). "Về diện mạo, con lân giống sư tử nhiều hơn, có sừng và thân hình tròn mập, đuôi ngắn, miệng ngậm quả cầu hoặc chống chân lên quả cầu. Trong khi con nghê của Việt Nam có kỳ mà không có sừng, dáng thanh mình thon nhỏ, trông giống như dáng chó, đuôi dài."


Tì hưu vào Việt Nam

"Tì hưu là linh vật ngoại nhập có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, được sử dụng ít nhiều ở các gia tộc giàu có trước đây và đang trở nên phổ biến ở Việt Nam." Theo truyền thuyết thì Tì hưu là một trong chín con của rồng. Tì hưu được chia làm hai loại: Tì hưu một sừng gọi là Thiên Lộc, Tì hưu hai sừng gọi là Tịch Tà. Thiên Lộc chủ về tài lộc, Tịch Tà chủ về đuổi tà trừ ma. Người Trung Hoa cho rằng: thức ăn của Tì hưu là vàng bạc châu báu, do con vật này không có hậu môn nên nó được xem như 1 loại "thần giữ của".

Tìm về bản sắc Việt

"TS Phạm Hữu Công, Phó GĐ Bảo tàng Lịch sử TP HCM, cho rằng bản sắc Việt in dấu trong văn hóa - mỹ thuật Việt cổ truyền ở 3 nền văn hóa - mỹ thuật: (1) Văn hóa mỹ thuật Văn Lang - Đông Sơn với niên đại trên dưới 4.000 năm (từ năm 179 trước CN) mang những đặc trưng của tộc Âu Việt - Lạc Việt; (2) Văn hóa - mỹ thuật Đại Việt - Đại Nam gần 1.000 năm phát triển (938-1858) với nhiều triều đại phong kiến khác nhau; (3) Văn hóa mỹ thuật CHXHCN Việt Nam (từ 1945 đến nay) vẫn trong giai đoạn định hình."
   Việc chọn lọc và kế thừa (theo khảo cứu từ ví dụ mẫu song sắt và ban công sắt ở Hà Nội qua sự hội nhập văn hóa Việt-Pháp-phương Tây) cho thấy lịch sử phát triển về thẩm mỹ, văn hóa dân tộc, kinh tế và đô thị hóa... mở ra những hướng nghiên cứu về di sản mỹ thuật thủ công - design quan trọng và hữu ích cần triển khai cho mọi ngành nghề truyền thống.
   "Theo Nguyễn Quân, tìm về bản sắc Việt còn là sự gia cố nền tri thức xã hội, nhân văn, văn hóa dân tộc. Thiếu tri thức nền thì không có tầm văn hóa của một trí thức (chỉ là anh thợ cả là cùng). Sự thiếu hụt tri thức nhân văn xã hội và văn minh Việt Nam là nguyên nhân không có các ý tưởng design sâu sắc ở mọi cấp độ (từ tư tưởng, thẩm mỹ, hình khối, kinh tế, thị trường tới các ý tưởng độc đáo về mô-típ, hoa văn, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu..của đồ vật, sản phẩm). Không cảm nhận sâu rộng văn hóa dân tộc, "thuộc lòng" lịch sử mỹ thuật Việt Nam... là nguyên nhân chính của tình trạng tự Hán hóa, sao chép, "cóp" nhái mẫu mã nước ngoài..."
   Văn hóa thuần Việt đã được biết đến ở nước ngoài. "Bảo tàng Guimée ở Paris đã trưng bày một triển lãm lớn Rồng bay có trình bày diễn biến design con rồng từ tượng Đông Sơn, hoa văn trống đồng đến con rồng Lý-Trần-Lê sơ mang tính Đông Nam Á, rất hấp dẫn. Một nghiên cứu khác đính chính pho tượng Quan âm nghìn tay - báu vật của bảo tàng này trước đây bị gán nhãn Trung Hoa, là tác phẩm Việt Nam theo trường phái Bút Tháp cũng rất thuyết phục. Việc khai quật thành cổ Thăng Long cho thấy bản chất Đông Nam Á mạnh mẽ trong cả nghệ thuật cung đình Việt Nam..."
   Vấn đề tìm đúng bản sắc dân tộc, kế thừa và tiếp biến: khai thác và sáng tạo trên nền tảng sẵn có để ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực đào tạo design, chọn lựa chất liệu sản phẩm, nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, văn hóa - du lịch,... liên quan đến các khoa ngành chuyên môn của các trường đại học là điều cần thiết để cảm nhận thật sâu sắc văn hóa và văn minh của dân tộc mới thể hiện được cái bản sắc riêng một cách đa dạng và phong phú ở mọi loại hình trong mỹ thuật ứng dụng. Từ đó mới có được những sáng tạo mang đúng bản chất của nghệ thuật muôn hình muôn vẻ và thật sự có ý nghĩa thực dụng. Tất cả là hiệu quả hữu ích, một bài học kinh nghiệm đã được các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản làm rất tốt.

(Tóm lược từ bài "Lời đáp từ Bản sắc Việt" của Kim Ửng đăng trên KTNN No.875,2014)

Anh Nguyễn Đăng Vang được tặng Huân chương Chữ thập công chức.

(Thông tin do anh  Vũ Hoài Chương gửi)

Thưa các anh và các bạn,
Chiều qua, 28-11-2014, tại khách sạn Metropole, anh Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt nam-Hungary đã được trao tặng huân chương cao quý: Huân chương Chữ thập công chức.
Dự lế trao tặng có tổng thống Hungary Áder János, bà đại sứ Torda Eszter, phó đại sứ Horváth Gellért và một số thành viên trong đoàn của tổng thống.
Về phía Việt Nam có khoảng 10 người, theo thứ tự ABC như sau: Nguyến Quang A, Vũ Hoài Chương, Trương Đăng Dung (cả 3 là cựu SV, cựu NCS), Nguyễn Quốc Dzũng (vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ - bộ Ngoại giao, nguyên đại sứ), Trần Thọ Đạt (hiệu trưởng ĐH Kinh tế QD, cựu thực tập sinh), trung tướng Phạm Xuân Hùng (ủy viên TW Đảng, phó tổng tham mưu trưởng, cựu học viên quân sự), đại tá Lê Xuân Khanh (phó cục trưởng cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng, cựu học viên quân sự), Nguyễn Cảnh Lương (phó hiệu trưởng ĐHBK, cựu SV), Trân Quang Quý (nguyên thứ trưởng bộ GD ĐT, cựu NCS), Nguyễn Văn Vịnh (phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải, cựu NCS 1990-98). Ngoài ra có một cậu ở tp HCM ra, nói tiếng Hungary rất giỏi, hình như là GĐ Trung tâm du học và đại sứ đương nhiệm tại Hungary, TS Nguyễn Thanh Tuấn.
Nữ đại sứ Torda Eszter giới thiệu về quá trình gắn bó với Hungary của anh Vang từ lúc 19 tuổi cho tới ngày nay và phó đại sứ Horváth Gellért đọc quyết định của tổng thống. Sau đó đại sứ trao huân chương và tổng thống Áder János bắt tay chúc mừng.
Trong lời phát biểu cảm ơn, anh Vang nói rằng đã học được rất nhiều từ nhân dân Hungary, không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về cuộc sống, quan hệ con người, nền văn hóa, tổ chức xã hội. Anh khiêm tốn cho rằng công lao này không thuộc về cá nhân anh mà còn phải kể đến sự giúp đỡ của các bạn bè trong Hội Hữu nghị. Anh hứa sau này sẽ tiếp tục cố gắng không mệt mỏi để củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa 2 dân tộc chúng ta.
Buổi lễ diễn ra trang trọng nhưng thân mật, kết thúc nhanh bằng việc chụp ảnh và chúc rượu để tổng thống kịp bay vào tp HCM.  
Cá nhân tôi nghĩ rằng công lao rất lớn trong việc tặng huân chương này thuộc về Hội Hữu nghị Hungary-Việt Nam và cá nhân ông chủ tịch Hội, thượng tướng Botz László. Họ đã chủ động đề nghị và hết sức nhiệt tình cho đến cùng. Các chủ tịch Hội Việt Hung khóa I và khóa II là anh Trần Đình Hoan và anh Nguyễn Thế Quang cũng đã có dịp tiếp tổng thống Hungary ở Việt Nam, nhưng lúc đó hoặc Hội Hữu Nghị Hung-Việt chưa ra đời hoặc chưa chủ động đề nghị, cho nên cả 2 anh đều không có dịp nhận huân chương của Hungary.
Trước đây các anh Trần Hữu Tùng, Nguyễn Viết Phúc  Võ Văn Mai đã được nhận Huân chương cao quý này. Xin trích lại các thông tin liên quan:
On Thursday, November 21, 2013 9:18 AM, <vuhoai2509@yahoo.fr> wrote:
Anh chị em thân mến, 
Sáng nay tôi nhận được bản tin từ bạn Đỗ Văn Tiến, GS Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest (BME), có đoạn như sau: 
Az eseményen Vo Van Mai, a Vietnami Magyar Üzleti Tanács elnöke Magyar Érdemrend Tisztikeresztje kitüntetést vett át.
Theo tôi biết, anh Trần Hữu Tùng, nguyên đại sứ nước ta, là người đầu tiên trong số cựu lưu học sinh được nhận Huân chương của Hungary do đích thân tổng thống trao tặng. 
 (TienPhong-online, NhipCauTheGioi)
Ông Nguyễn Viết Phúc, cán bộ ngoại giao lâu năm của Việt Nam vừa được nhận một phần thưởng rất cao quý: Huân chương Chữ thập Công chức Cộng hòa Hungary.
Quyết định ký ngày 7-10-2009 của Tổng thống Hungary Sólyom László nêu rõ: căn cứ đệ trình của Thủ tướng Chính phủ Hungary và chiểu theo luật định về khen thưởng của Cộng hòa Hungary, ông Nguyễn Viết Phúc, Tham tán ĐSQ Việt Nam tại Hungary, được tặng Huân chương Chữ thập Công chức cho những đóng góp nhằm phát triển các mối quan hệ Hungary - Việt Nam trong vòng 15 năm công tác tại Hungary.
Về huân chương của Hungary
theo Wikipedia
Magyar Szent István Rend a legmagasabb állami kitüntetés.
Huân chương Thánh István Hungary là huân chương nhà nước cao nhất (từ 2012). Cho đến nay mới có 4 người được tặng.
2013:
Egerszegi Krisztina (1974–) nữ vận động viên bơi lội, 5 lần vô địch thế vận hội. 
Lámfalussy Sándor (1929–) công dân Bỉ gốc Hungary, chuyên gia ngân hàng, “cha đẻ” của đồng Euro. 
2014
Kertész Imre (1929–) nhà văn được giải Nobel.
Rubik Ernő (1944–) nhà phát minh, thiết kế trò chơi (khối Rubik), kiến trúc sư, giải thưởng Kossuth.
Magyar Érdemrend a második legmagasabb kitüntetés Magyarországon.
Huân chương Hungary là huân chương cao quý thứ hai tại Hungary. Có 6 hạng:
1.     nagykereszt a lánccal (đại thập tự với dây chuyền), - chỉ tặng cho nguyên thủ quốc gia.
2.     nagykereszt (đại thập tự), mỗi năm tặng không quá 15 người,
3.     középkereszt a csillaggal (trung thập tự với ngôi sao), mỗi năm tặng không quá 35 người.
4.     középkereszt (trung thập tự) - mỗi năm tặng không quá 70 người.
5.     tisztikereszt (chữ thập công chức hoặc thập tự sĩ quan) - mỗi năm tặng không quá 140 người.
6.     lovagkereszt (1991 és 2000 között kiskereszt) (chữ thập hiệp sĩ, trước đây là tiểu thập tự) - mỗi năm tặng không quá 280 người.
Vu Hoai Chuong 

Friday, November 28, 2014

Steve Jobs Has Won 141 Patents Since His Death

Steve Jobs has continued to win patents since his death in 2011, with a third of his 458 inventions credited to him posthumously.
MIT Technology Review has taken a look at the patents owned by Jobs, including the 141 awarded to him following his death from pancreatic cancer in 2011.
Jobs' first patent comes from 1983, and is titled "Personal Computer." He also owns patents for the Apple III and Macintosh computer.
Here are the diagrams:
Patents held by Steve JobsApple
Jobs got a lot of patents for designs and styles, as opposed to tech. One of the most recent patents won by Jobs was the design of Apple's iconic Fifth Avenue Store. Jobs played a role in creating the distinctive glass cube that sits above the store:
Apple Fifth Avenue Store patentApple

Müller Péter

"Hãy cẩn thận!
Khi bạn nghĩ rằng bạn luôn luôn đúng,
và cái gì bạn cũng biết tốt nhất: Nguy to đấy!
Bạn sẽ thất bại."



Ký ức Sân Khấu: "Con chim đầu đàn" của nghệ thuật biểu diễn ca-múa-nhạc VN và một thời kỳ đáng nhớ

Tuổi thơ của tôi có một phần gắn liền với những bài hát và điệu múa của Đoàn Ca múa nhân dân TW (khi ấy được các nghệ sĩ ở miền Bắc gọi là "con chim đầu đàn" của ngành nghệ thuật biểu diễn ca-múa-nhạc). Hồi học lớp 1 ở Hà Nội, tôi được cha đưa đến chơi ở nhà của một người anh bà con ở đường Trần Hưng Đạo. Vợ của anh ấy là một nữ diễn viên múa của đoàn. Từ đó, tôi thường được xem những chương trình đặc biệt, những chương trình chiêu đãi của đoàn. Về nghệ thuật ca múa, từ trong ký ức của mình, tôi vẫn nghĩ rằng tôi đã được xem những tác phẩm đặc sắc nhất của Việt Nam từ đây.
    Có thể những ca sĩ hay nhất của miền Bắc bấy giờ không tập trung ở Đoàn, nhưng những điệu múa của đoàn thì không bao giờ tôi quên, nhất là điệu múa Ka Tu với tôi vẫn là 1 trong những điệu múa đẹp nhất của Việt Nam vì rất đặc sắc, rất ấn tượng khởi đầu với những tiếng trống và những chuyển động rất uyển chuyển, rất điêu luyện của các vũ công.
   Nếu cần biểu diễn chiêu đãi 1 đoàn khách nước ngoài thật long trọng, mang tính giới thiệu văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam thì chương trình của đoàn là số 1 ở những năm 60 (dù Đoàn Văn công Tổng cục chính trị cũng rất xuất sắc).
   Trước năm 1954, đoàn mang tên là Đoàn Văn công nhân dân TW, sau đó mới mang tên là Đoàn Ca múa nhân dân TW (Đoàn Ca múa TW) về sau sát nhập cùng Đoàn nhạc dân tộc thành Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.
    Về sau này, tôi ít xem những chương trình của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, nhưng tôi nhớ mãi những chương trình được xem từ nhỏ với những "Người Hà Nội", "Chiến thắng Điện Biên", "Múa sạp", "Hò kéo pháo", "Ka Tu"... cùng với những tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Thương, Trọng Bằng, Chu Thúy Quỳnh, Thái Ly... đã đưa vào tuổi thơ tôi những gì rất đẹp của quê hương.
   Cho đến nay, miền Bắc có thế mạnh về múa, nhất là nghệ thuật múa kinh điển, và những bài ca cách mạng (nhạc đỏ - rất hay về cả nhạc và lời) bắt nguồn từ những tác phẩm của một thế hệ nghệ sĩ đầu tiên trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp và trưởng thành hơn trong lửa đạn của những năm tháng chống Mỹ. Những nghệ sĩ thanh nhạc và dàn nhạc giao hưởng được đào tạo từ nhạc viện Hà Nội cũng như từ nước ngoài là những vốn quý của đất nước, hơn hẳn so với miền Nam. Những lời ca điệu múa đã khắc họa nên một thời kỳ gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt. Tuy chúng ta không có được những nhạc sĩ lớn tầm cỡ thế giới để sáng tác những bản hợp xướng hoặc những bản anh hùng ca (giao hưởng mang tầm vóc của thời đại), nhạc kịch, vũ kịch ballet hoặc múa hiện đại để nói lên hết tầm mức bi hùng của cuộc chiến tranh; nhưng chúng ta có những ca khúc, vũ khúc rất hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam, ghi lại được tình cảm và cảm xúc nói lên tinh thần của người Việt Nam trong thời đại này.
   Ký ức tuổi thơ của tôi về ca nhạc thời kỳ chống Pháp là âm vang của những bài hát truyền cảm đầy hào khí dân tộc, dù còn sơ khai nhưng đi vào lòng người bằng tinh thần yêu nước chống thực dân của dân tộc ta khi ấy, nhất là của lớp người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết với "Cùng nhau đi Hồng binh" (1930), "Tiếng gọi thanh niên" (1941), "Tiến quân ca" (1944), "Nam Bộ kháng chiến" (1945) v.v. nức lòng muôn người. Và tưng bừng hùng tráng với "Hành quân xa", "Chiến thắng Điện Biên/Giải phóng Điện Biên",  "Tiến về Hà Nội"... rất xứng đáng với chiến thắng lừng lẫy của dân tộc.
   Và cả nước lại hòa cùng những bài ca "Giải phóng miền Nam", "Chiếc gậy Trường Sơn", "Bước chân trên dải Trường Sơn", "Anh vẫn hành quân", "Chào anh giải phóng quân", "Rừng xanh vang tiếng ta lư", v.v. rộn rã, thúc dục lòng người, đi theo "ánh lửa từ trái tim" để đến chiến thắng lịch sử năm 1975, ghi thêm 1 chiến công vẻ vang vào trang sử oanh liệt của dân tộc.
   Xin cảm ơn những nhạc sĩ và ca sĩ với những bài ca gắn liền cùng lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của những chiến sĩ Điện Biên oai hùng và người lính giải phóng quân miền Nam anh dũng; thế hệ của cha anh và của chúng tôi, những người đã hy sinh vì Độc lập và Tự do và những người còn lại vẫn tiếp tục sống và cống hiến cuộc đời để làm nên những kỳ tích với tâm nguyện cháy bỏng là xây dựng một đất nước hùng mạnh với 1 nền tảng bền vững, kinh tế phát triển, xã hội phồn vinh và một nền văn hóa rực rỡ. Xứng đáng với một Việt Nam anh hùng mà nhân loại đã biết đến như một huyền thoại trong những năm huy hoàng nhất của chúng ta.

Thursday, November 27, 2014

Sân khấu: Những vua hề ở miền Nam

Tại miền Nam xưa kia, hễ nhắc đến những vua hề (còn được gọi là cây cười) người ta nghĩ ngay đến các bậc tiền bối : Phi Thoàn, Thanh Việt, Thanh Hoài, Khả Năng, Tùng Lâm, Xuân Phát, La Thoai Tân... Tôi nhớ trước 75, ít thấy phụ nữ ra sân khấu để diễn hài, ngay cả Hồng Nga và Ngọc Giàu. Càng không có vụ đàn bà dám đá banh (chơi bóng đá) vì quan niệm của ông bà ta khi ấy khá khắt khe với phụ nữ. Trở lại các vua hề trong làn giải trí miền Nam khi xưa như vừa kể, hình như chỉ còn Phi Thoàn, Tùng Lâm là còn sống, còn mấy vị kia đã lần lượt trở nên người thiên cổ. Đáng ngạc nhiên nhất là danh hề La Thoại Tân. Ông rất đẹp trai, nói tiếng Tây như gió, nhất là trong bộ phim 'Lệ Đá' của Đoàn Châu Mậu, ông không thua gì Alain Delon của Pháp, James Deans của Mỹ, thường đóng vai chánh trong phim kịch thế mà chỉ một thời gian ông lại chuyễn sang đóng hài tại quốc nội và sau này tại Hoa Kỳ. Đa số thường đóng kịch và phim, tôi nhớ trước 75, có một danh hề có tên là Minh Chánh thường hay đóng cặp với bà Minh Thư mà ngày nay vẫn còn tham gia điện ảnh tại TP HCM. Hề Thanh Hoài là dân Bắc duy nhất trong các danh hề từng vang bóng một thời, và ông ăn nói rất có duyên nhưng đối với tôi, hề Thanh Việt là người đã làm tôi cười ngặt nghẽo nhất, ông còn có biệt danh là Hề Râu. Dưới đây là hai bài viết để nhớ về hề Thanh Việt và La Thoại Tân.



HỀ RÂU THANH VIỆT

Khán giả các chương trình Đại nhạc hội trong hai thập niên 60, 70 khi nhắc đến Hề nhựa Thanh Hoài hoặc Hề mập Khả Năng thì người ta nhắc ngay đến Hề râu Thanh Việt. Thủ pháp gây cười độc đáo của Thanh Việt chính là… bộ râu của mình. Ông có bộ râu quặp vô cằm, cái miệng móm rất có duyên, cặp mắt nheo nheo, giọng nói ranh mãnh. Cái tài của ông là làm cho bộ râu nhúc nhích, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh Việt “hoạt động”, khán giả cũng có thể cười rần rần…
Tất nhiên, nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ ở bộ râu mà có. Nhưng bộ râu mang đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa chất hài của ông lên độ lôi cuốn khán giả cao hơn. Thanh Việt rất tâm đắc với danh hiệu Hề râu của mình, ông vẫn thường hay nói vui rằng: “Không có cực hình nào tôi sợ bằng bị cạo mất bộ râu này đi”.

“Chọc cười” rất trí thức

Hề râu Thanh Việt sinh năm 1939 tại Hóc Môn trong gia đình có đến 9 anh chị em. Trong đó, người anh thứ ba là soạn giả Kinh Luân viết vở tuồng nổi tiếng Lấp sông Gianh, các em kế là chuyên viên ánh sáng Thanh Sơn, tay trống Minh Phương, nhạc sĩ Phùng Trang. Khởi đầu cuộc đời nghệ thuật của Thanh Việt là theo người cha kế (nghệ sĩ Tám Huê) đi hát cho các đoàn hát nhỏ ở tỉnh, rồi về thành phố tình cờ gặp nhóm Tùng Lâm – Xuân Phát, ông tham gia vào nhóm này diễn các tiểu phẩm hài tự biên với tài “chọc cười” thiên phú. Tài năng của Thanh Việt bật sáng nhất là thời gian diễn nhiều vở cải lương trên Sân khấu Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga. Đặc biệt, Thanh Việt tham gia rất nhiều bộ phim, nổi tiếng nhất là thủ vai chính trong phim Triệu phú bất đắc dĩ của Hãng phim Mỹ Vân, ông đóng chung với Thanh Nga và nhiều danh hài khác.


Thanh Việt có khả năng sáng tạo bất ngờ, năm 1969, Hội Ái hữu nghệ sĩ tổ chức xuất hát gây quỹ để sửa chữa trụ sở và giúp các nghệ sĩ nghèo neo đơn tại rạpHào Huê với vở Đoạn tuyệt. Lúc đó, Hề Kim Quang đang điều trị bệnh phổi nên bà bầu Thơ nhờ Hề Minh bên Đoàn Hương Mùa Thu hát thế Kim Quang trong vai thầy pháp. Hề Minh bữa đó uống rượu quá chén, anh chạy xe honda tới rạp, dọc đường bị tai nạn phải nhập viện. Vở đã kéo màn hát, phải kiếm người đóng vai thầy pháp, bà Năm Sa Đéc đề nghị nhờ Thanh Việt diễn thế vai thầy pháp.
Không kịp học tuồng nên Thanh Việt và bà Năm Sa Đéc quyết định sáng tạo một cách : thầy pháp không cần đọc bùa chú mà khán giả vẫn chấp nhận. Khi diễn đến lớp Loan (Thanh Nga) bồng con đi khám bác sĩ về, bà Năm Sa Đéc (vai bà Phán Lợi) là mẹ chồng đay nghiến, đòi rước thầy pháp trị bệnh cho cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp (Thanh Việt) vô nói : “Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ở núi Tà Lơn mới hạ san đó má !”.


Ông thầy pháp Thanh Việt, chắp tay xá xá bà Phán Lợi, rồi đưa cằm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày. Khán giả thấy bộ điệu của Thanh Việt vỗ tay cười rần rần. Bà Năm Sa Đéc nói “mở đường” cho Thanh Việt : “Nè, ông thầy cứ thắp nhang khấn vái trong miệng, đăng đàn gọi hồn nhập xác cho cháu nội tôi hết bịnh. Khỏi phải vẽ bùa, đọc thần chú cho khan tiếng, nghe ông thầy !”.
Thanh Việt nói ngay : “Dạ, vậy thì tôi làm gấp đây, xong còn chạy qua cứu đám khác !”. Vậy là Thanh Việt đã giúp cho đêm diễn gỡ một “bàn thua trông thấy”. Hay trong vở Bạch Hải Đường, chỉ xuất hiện một lớp ngắn trong vai cai ngục nhưng khán giả vẫn nhắc vai diễn ấy cho đến bây giờ.
Hề nhựa Thanh Hoài cho biết : “Nếu như các danh hài khác thường “bay nhảy” nhiều đoàn thì Thanh Việt rất chung thủy, suốt 10 năm liền anh chỉ gắn bó cho đoàn hát Dạ Lý Hương. Sau giải phóng anh mới chịu đi hát cho các đoàn khác. Nhóm hài của tôi và anh cũng tồn tại rất lâu, được khán giả yêu thích. Không ai có thể ngờ một người Nam – kẻ Bắc lại kết hợp ăn ý như vậy. Tôi rất phục tài năng cũng như đức độ của Thanh Việt. Chỉ tiếc rằng, anh ra đi quá sớm…”.


Nếu ai đã từng xem Thanh Việt diễn hài thì mới có thể hiểu được phần nào cái duyên gây cười của người nghệ sĩ tài hoa này. Ông có lối diễn hài tưng tửng, diễn như không diễn, tạo những tràng cười bằng các cử chỉ rất tự nhiên và tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ. Thanh Việt có lối nói bỏ lửng giữa chừng để kéo dài sự chờ đợi phán đoán của khán giả, rồi bất ngờ dứt điểm bằng một câu “trật chìa” làm vỡ ra trận cười thoải mái cho khán giả. Thanh Việt đi sâu vào lối hài trí tuệ, duyên dáng, ngôn ngữ sạch sẽ, không dung tục. Ông cũng không lạm dụng thủ pháp ngoại hình như lé mắt, méo miệng, õng ẹo, hoặc mặc y phục phụ nữ “chọc cười” một cách dễ dàng.

Trong mắt hai “ đệ tử” ruột

Cũng giống như nhiều tài năng nghệ thuật khác, tài năng của Thanh Việt đã tạo nên ảnh hưởng nghề nghiệp sâu rộng đối với các nghệ sĩ đàn em. Bảo Quốc rất yêu mến và tôn Thanh Việt làm “sư phụ”. Bảo Quốc kể : “Năm 1972, sân khấu cải lương gặp khó khăn do ảnh hưởng của phim chưởng Hồng Kông, Đoàn Thanh Minh Thanh Nga tạm nghỉ, tôi và chị Thanh Nga sang cộng tác cho Đoàn Dạ Lý Hương, anh Thanh Việt cũng đang ở đoàn này nên tôi có dịp diễn chung và học hỏi anh rất nhiều điều về các thủ pháp diễn hài. Tôi tâm đắc với lối diễn hài thông minh, trong sáng của anh nên “quăng bắt” rất ăn ý. Ngoài ra, tôi cũng hay thay vai cho Thanh Việt những lúc anh bận việc đột xuất”.


Sau năm 1975, Thanh Việt hát cho Đoàn cải lương Sài Gòn 3, sau đó là Đoàn Cầu Ngang rồi cuối cùng là Đoàn Sông Hậu 1. Thời gian này, anh cũng truyền nghề cho một cây hài nổi tiếng hiện nay là Tấn Beo. Tấn Beo là con của “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài nhưng vì không có làn hơi đặc biệt giống bố để làm kép chính nên chuyển qua làm hề.
Tấn Beo kể : “Thanh Việt nổi tiếng là “sâu rượu” ngang với danh tiếng diễn hài nên ông nói vui với tôi “Muốn làm đệ tử tao thì phải biết nhậu”. Tôi học ở ông cách ứng xử nhạy bén theo tình huống để đưa khán giả vào trận cười thú vị. Tuy thích nhậu nhưng ông không hề bê tha, luôn tôn trọng nghề nghiệp, tôn trọng khán giả và nhiệt tình với đàn em muốn học nghề. Thời gian đầu, tôi bị “nhiễm” nét hài của ông nhưng dần dần tôi đã thoát ra khỏi cái bóng quá lớn đó để tạo nét riêng cho mình. Hàng năm vào các ngày giỗ tổ, Tết Nguyên đán tôi đều ra mộ thắp hương cho ông. Cho đến bây giờ, tôi cảm thấy mình đã không làm bất cứ điều gì cho ông phải hổ thẹn nơi chín suối…”.
Trong cuộc sống đời thường, Thanh Việt rất chân thật, thẳng thắn, ai cũng thương mến. Thấy ông uống rượu nhiều, có dấu hiệu không hay cho sức khỏe nên bạn bè khuyên ông bỏ rượu một thời gian. Nhưng rồi cái chết của ông được báo trước ở tuổi 50 (do bệnh xơ gan) để lại nhiều xót thương cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thiệt thòi nhất vẫn là khán giả trẻ mất đi một cơ hội được thưởng thức một tài năng duyên dáng, độc đáo của làng hài Việt Nam.



Thanh Việt thường bảo với các nghệ sĩ đàn em của mình : “Diễn hài không phải trò đùa, phải tìm hiểu nghiên cứu tính cách nhân vật để tìm ra cách diễn hay nhất. Sáng tạo, ngẫu hứng không có nghĩa là cương ẩu, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện. Không có gì buồn bằng mình diễn hài mà khán giả không cười, lại còn khó chịu…”. 



DANH HÀI VÀ TÀI T ĐIỆN ẢNH

LA THOI TÂN





Bộ phim Nhà tôi phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Duyên Anh – Vũ Mộng Long, do hãng Lidac Films (của ông Phạm Hoàng Kim) sản xuất. Phim màu Scope 35mm, màn ảnh rộng, dài 90 phút, quy tụ nhiều nghệ sĩ đang ăn khách như La Thoại Tân, Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Hà Huyền Chi, Kim Cúc, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, Hoàng Mai, Thanh Hoài, Bé Bự…
Được biết, nghệ sĩ La Thoại Tân, sanh năm 1937, tên thật là Phạm Văn Tần, có pháp danh Nhật Biện, đã lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, sanh được hai người con : Anna Phạm (con gái) 30 tuổi và Alex Phạm (con trai) 26 tuổi. Ông đã qua đời vào chiều ngày thứ năm 13 tháng 3 năm 2008 tại Los Angeles, miền Nam California, hưởng thọ 72 tuổi.


Trước kia, khi nhắc đến cải lương và nhứt là bài ca vọng cổ, người ta thường nhớ biết đến vua vọng cổ Út Trà Ôn, còn về ca kịch, đóng phim thì phải biết ngay : Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương, Túy Hoa… và đặc biệt Bà Bảy Nam.

Riêng các danh hài thì gổm có : La Thoại Tân, Văn Chung, Thanh Việt, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Hùng Cường, Ngọc Đức…Nhưng, bình tâm mà xét thì La Thoại Tân xem như vua hài trội hơn cả, được xem ngang hàng với Louis de Funès của Pháp vậy. Chẳng những vậy La Thoại Tân còn là trưởng ban chương trình “45 phút chuyện vui” một chương trình chuyên về tiểu phẩm hài do anh luôn thủ diễn vai chính cùng các nữ kịch sĩ như Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng v.v… trên Đài truyền Hình ở Sài Gòn trước 30/4/1975.



Danh hài La Thoại Tân, có mã đẹp trai, thân hình cân đối, lại diễn xuất có duyên, cho nên được các bầu gánh hay chương trình Tiếu Vương Hội và đài phát thanh lúc bấy giờ mời hợp tác, đặc biệt trong ban kịch Túy Hồng, góp phần cho khán thính giả có được những nụ cười để đời. Ngoài ra, danh hài La Thoại Tân còn được mời đóng phim nổi tiếng trước năm 1975, như : Lệ Đá, Tứ Quái Sài Gòn, Năm Vua Hề Về Làng, Gánh Hàng Hoa, Biển Động… đóng chung với nữ tài tử : Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Túy Hồng … hiệp cùng với các nam tài tử như : Vân Hùng, Trần Quang… để trở thành nam tài tử minh tinh màn bạc.

Khi đến định cư tại miền Nam California sau Tháng Tư 1975, danh hài và tài tử La Thoại Tân tiếp tục hoạt động văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam, xin đơn cử Hài kịch, cải lương và đóng phim.



1/- Hài kịch : Nhạc Sĩ Bất Đắc Dĩ đóng chung với Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Nhật Minh, Hoàng Cầm (La Thoại Tân thủ vai Thợ máy) - Phép Trị Vợ đóng chung với Xuân Phát, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Diễm Chi (La Thoại Tân thủ vai Tư người giúp việc ) do Trung Tâm Paris By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.

2/- Cải lương : Sông Dài đóng chung với Hương Lan, Chí Tâm, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Băng Châu, Nhật Minh, Hữu Bình (La Thoại Tân thủ vai Ông Chủ hảng phim) do Trung Tâm Paris By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.

3/- Đóng phim : “Vì Em Tìm Tự Do”… tại Hoa Kỳ.
Danh hài và tài tử màn bạc La Thoại Tân mất đi, người Việt khắp nơi mất một nhân tài, đã cống hiến cho chúng ta hàng tràng nụ cười, đem lại cho mọi nhà thêm sức sống. Bởi vì, nụ cuời là thang thuốc bổ vậy.
__________________
Nguồn : Một Thời SaiGon - Theo bài Minh Tuyên 

Nước Việt thời Pháp thuộc: Có những người Pháp như thế...

Không đến Việt Nam như những tên thực dân để khai thác thuộc địa. Nhiều người Pháp mang tinh thần dân chủ của phương Tây đến Việt Nam để tìm hiểu về đất nước này, trong số họ, có nhiều người đã ghi lại bằng nét vẽ và âm điệu, có người làm phim... họ đều giống nhau khi dành cho Việt Nam 1 phần trong trái tim của họ.

Dưới đây là toàn văn/hình ảnh từ bài gửi của Lê Minh (Debrecen,VIDI69):

Cùng nhau đọc và xem các tài liệu lịch sử khá thú vị !

Tiếng rao hàng của người Việt  thời Pháp thuộc cũng đi vào lịch sử của đất nước ta.
Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác quan của chúng ta.
Tiếng rao của những người bán hàng rong khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị. Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.

Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi). Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuôn nhạc minh hoạ.
Những hình vẽ minh hoạ trong ấn bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô Ngọc Vân – người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam – thực hiện.   
Dưới đây là bản scan của một cuốn “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.
Bìa cuốn “Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi”.

Lời nói đầu của tác giả F. Fénis.
Phần lớn các tiếng rao ở Hà Nội là dành cho các loại bánh làm từ gạo. Bên cạnh đó cũng có các món ăn dạng sợi như bún, phở, các loại hoa quả, đồ uống v..v. Cũng có một số tiếng rao không liên quan đến việc ăn uống như tiếng rao của các hàng thu mua chậu, bát sứ vỡ, giẻ rách sắt vụn…

 “Ai dâu chín của nhà ra mua”.

 “Bánh giò bánh dày”.

 “Se cấu se cấu” (kem vani).

 “Ai bánh chưng bánh cốm ra mua”. 


 Gánh hàng tào phớ. 

 “Chum chậu bát sứ vỡ hàn không”. 

 “Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào”. 

 Những người bán hàng rong tụ tập ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.


“Ai bánh Tây ra mua”. 

“Nước vối nóng ăn thuốc không”. 

 “Ai mua ngô rang hạt dẻ ra mua”. 
 
  
 “Ai bánh cuốn ra mua”. 

 “Ai cháo đậu xanh ra mua”. ‘Ai cháo đậu xanh chè đậu đen ra mua”. 

 “Le bánh cuốn”. 

“Ai mua bánh vừng không”. 


 “Bánh giò bánh giày”.

 Chè hạt sen. 

“Ai mía ra mua” 

 Ai bánh Tây ra mua.


“Ai có chai cốc vỡ bán không”.

“Ai kẹo vừng kẹo lạc kẹo bột trạm ô mai ra mua”.

Lời giới thiệu về các món ăn ở trên.

“Ai lạc rang ra mua”. 

“Ai nem sốt mua”. “Ai nem mua đi”. 

 “Trung Bắc, Thực Nghiệp, Khai Hoá” (tên của 3 tờ báo thời thuộc địa). 


(tổng hợp từ BELLE INDOCHI)