Cảm giác thứ hai xuất hiện trong tôi là sự hư hại. Mái Nhà hát Lớn với hình thể rất đẹp, nhưng đá chẻ để lợp đã quá cũ, có những chỗ xen lẫn với mái tôn rỉ sét. Cây cối rêu phong mọc trên các máng nước; khu sân vườn bị bỏ quên... Những điều đó làm tôi thấy rất tiếc. Tự nhiên chợt nảy ra ý nghĩ: Làm sao để trả lại hình ảnh huy hoàng, khang trang cho công trình này? Như một duyên nợ, tôi được giới thiệu gặp kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính đang là Giám đốc Ban quản lý dự án "Cải tạo, tu bổ Nhà hát Lớn Hà Nội". Qua trao đổi, kiến trúc sư Kính đề nghị tôi tham gia. Rất may, sau một thời gian, đề án mà tôi đưa ra đã được Bộ Văn hóa - Thông tin chấp thuận.
2. Hà Nội với tôi khá xa lạ. Bởi dù là người Việt, nhưng tôi lại sinh ra ở Kiên Giang, sau đó qua Pháp sinh sống, làm việc. Thời thơ ấu tôi chỉ biết Hà Nội qua những áng văn của Tự lực Văn đoàn, bí ẩn, quyến rũ và lãng mạn. Khi đến Hà Nội, một người nói tiếng miền Nam như tôi hầu như không có bạn bè. Chưa kể, công việc cải tạo Nhà hát Lớn cũng khó khăn, cả về chuyên môn lẫn cơ chế. Tài liệu về Nhà hát Lớn rất thiếu. Tôi đã phải tới Viện Lưu trữ Đông Dương tại tỉnh Aix-en-Provence cách Paris hơn 800km để lục tìm tư liệu. Những tài liệu rất quý giá, những câu chuyện xưa về công trình này càng tạo động lực thúc đẩy tôi làm việc. Tôi nhớ đã tìm thấy những bài báo vào năm 1901 về sự tranh cãi xung quanh việc tại sao Chính phủ Pháp dám bỏ ra 2 triệu quan tiền Đông Dương để xây dựng Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chính vì sự xa lạ với Hà Nội thời gian đầu, nên Nhà hát Lớn với tôi cũng chỉ như những công trình khác ở các nước mà tôi từng làm. Nhưng thực tế không như tôi nghĩ. Những công việc tôi bàn giao cho nhà thầu thực hiện luôn phát sinh chuyện, buộc tôi phải bay hết lần này đến lần khác từ Pháp về Việt Nam để giải quyết. Cuối cùng tôi quyết định phải thường xuyên ở Việt Nam. Nhưng một kiến trúc sư mà phải dồn quá nhiều thời gian chỉ cho một công trình đã khiến tôi không ít lần dao động, trong khi gia đình và công việc chính thì ở Pháp.
Một buổi trưa mùa Thu, sau khi ở công trường ra, lang thang trên đường phố, thấy một quán nước, tôi ghé vào. Bà bán nước lúc đó đang nói chuyện với mấy vị khách, nội dung đại khái, Nhà hát Lớn đang cải tạo, nghe đâu có mời một ông kiến trúc sư từ Pháp về. Tiếp nối câu chuyện, mỗi vị khách đều nói cảm nghĩ, kỷ niệm gắn bó của mình với Nhà hát Lớn. Người thì nói ngày xưa đèn của Nhà hát Lớn rất đẹp, nay sao thấy khác quá. Người khác kể về những đứa con của họ đã thân thuộc với công trình này từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành như thế nào... Những chuyện tình cờ nghe được làm tôi thấy vị trí của Nhà hát Lớn thật đặc biệt trong lòng người Hà Nội, trong khi mình nghĩ chỉ làm một năm xong rồi về. Họ yêu Nhà hát Lớn như vậy, còn mình chỉ dừng lại ở bước muốn cải tạo. Thế là tôi quyết tâm đánh đổi tất cả để làm, điều đó giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn. Cuối năm 1997, Nhà hát Lớn chính thức hoàn tất sau ba năm đại tu. Đêm đặc biệt nhất mà giờ đây tôi còn giữ nguyên cảm xúc là thời khắc thử hiệu ứng ánh sáng của Nhà hát. Hôm đó trời mưa phùn, tôi đi bộ từ cổng Nhà hát tới gần Bờ Hồ, khi đó mới bật đèn. Dân chúng hai bên đường bất chợt cùng dừng lại và ồ lên vì ngạc nhiên.
4. Sự phát triển ồ ạ,t không kiểm soát trong những năm qua đã ảnh hưởng khá nhiều đến kiến trúc đô thị Việt Nam. Nếu nói kiến trúc Việt Nam đi theo hình thái nào thì rất khó, vì có quá nhiều sự khập khiễng. Bài học và hậu quả đó chúng ta đang gánh chịu và đang tìm cách thay đổi. Chính nó làm cho sự phát triển hiện nay của các thành phố gặp nhiều khó khăn. Hà Nội nhỏ nên sự thay đổi càng dễ nhận ra hơn so với thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh Hà Nội tao được cảm xúc đẹp cho người nước ngoài là một thành phố có nhiều cây xanh, công trình kiến trúc tuy cũ kỹ nhưng có những nét duyên dáng riêng. Những ngôi nhà cũ nhưng có một nét chủ đạo chung của một dãy phố nhờ những giá đỡ bằng gỗ, vôi vữa, mái nhấp nhô, tường gạch cũ kỹ rêu phong tăng thêm vẻ đẹp cổ kính. Khi đi qua khu Ba Đình, những ngôi biệt thự dù khác nhau, cái thì mái nhọn nhô cao, cái mái thấp, nhưng được quy hoạch trong những khuôn viên đẹp. Trái với những công trình sau này, do phát triển nhanh, thiếu kiểm soát nên chỉ chú trọng đến nhu cầu cấp thiết đã phá nát quy hoạch. Từ những nhà phố cổ biến thành nhà cao tầng; một số biệt thự xưa dần mất đi, nhường chỗ cho những công trình mới chưa định hình rõ nét: chỗ là kiến trúc châu Âu cổ điển, chỗ là kiến trúc hiện đại, chỗ 7 tầng, chỗ lại 15 tầng... chen lấn nhau, chưa có một quy hoạch tổng thể và chi tiết cho từng khu vực.
Một ký giả người Pháp đã từng hỏi: Theo ông, phải làm sao để Hà Nội đẹp? Tôi vừa nói vừa cười: Không cần phải làm gì hết, chỉ cần đập bỏ bớt. Trước sự ngạc nhiên của vị ký giả đó, tôi lý giải sự phát triển trong những năm 1995-1997, các biệt thự đẹp bị cơi nới, che lấp. Vì vậy, trả lại bản chất cho nó bằng cách dỡ bỏ các rào chắn sẽ thấy lại nét đẹp. Nói ra điều này, bởi kinh nghiệm của châu Âu trong việc phát triển thành phố là phát triển các khu vực vệ tinh, chứ không nên phát triển tại chỗ. Những khu phố mới không nhất thiết phải làm giống với trung tâm. Kiến trúc là sự phản ánh văn hóa, văn minh của thời đại ở từng thời điểm. Sự phong phú của các khu vực mới sẽ làm cho thành phố cũ càng đặc biệt hơn và tổng quan toàn thành phố ngày càng phong phú về phong cách kiến trúc. Riêng với Hà Nội, tôi còn có một trăn trở, đó là con sông Hồng. Những thành phố lớn trên thế giới đều có mặt tiền sông, có kiến trúc hai bên bờ sông. Nhưng Hà Nội lại bị bỏ quên. Hầu hết những ngôi nhà ngoài đê, lưng nhà đều đâm ra sông. Điều này sẽ rất khó khăn cho quy hoạch và phát triển mai sau.
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị - "Nhà hát Lớn - Một mối tình thâm", 2011
Tôi được biết kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị từ năm 1975 khi học tại trường ĐH Kiến trúc TPHCM. Lúc đó anh là 1 giáo viên trợ giảng với dáng vẻ của một người rất chuyên chú và nghiêm túc với ngành nghề. Sau một thời gian tham gia giảng dạy anh sang Pháp sinh sống. Hiện nay anh đã thành lập các Văn phòng thiết kế của mình ở Hà Nội và TPHCM và hành nghề ở cả Pháp và VN.
ReplyDeleteNhà hát Lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Công trình mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở các chi tiết kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.
ReplyDeleteKhi hoàn thành với 870 chỗ ngồi, Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình quy mô rất lớn nếu so với dân số Hà Nội khi đó. Nhà hát trở thành trung tâm các sự kiện văn hóa, nghệ thuật dành cho người Pháp và một số ít người Việt thượng lưu ở Hà Nội.
Có thể tìm thấy ở bề ngoài của công trình nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mặt chính nhà hát nổi bật nhờ hàng cột theo thức Ionic La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Dường như những nguyên tắc kiến trúc Phục Hưng được nhấn mạnh phía mặt ngoài này. Tuy vậy, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào lại làm nổi bật những yếu tố Baroque. Ở cả mặt bên lẫn mặt chính giữa, các trang trí cầu kỳ, các thanh đỡ uốn lượn, các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, tất cả đều giàu tính điêu khắc và mang nét Baroque nổi trội. Riêng phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách Art Nouveau. Ở phía trên nhà hát, hệ mái lợp ngói đá đen được thực hiện rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức, mang lại tinh thần Tân cổ điển Pháp. Tất cả những hòa trộn này đã tạo được ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí.
(Wikipedia)
Thank you, CB!
ReplyDelete