Chế
Lan Viên tên thật là Phan
Ngọc Hoan, người quê ở Bình Định, học trường
Quy Nhơn. Ông đến
với thi đàn Việt Nam bằng tập thơ
Điêu Tàn (1937) lúc mới 17 tuổi. Đó là tập thơ có chủ đề đặc
biệt, cấu trúc độc đáo. Vào lúc nổi danh, tác gỉa là chàng trai - theo quan niệm
chung của các bậc ’’Cha - Chú’’: Đang tuổi ’’Ăn chưa no, lo chưa tới’’. Lẽ
ra, Chàng Phan đang mài đũng quần
ở trường lớp chuyên nghiệp
nào đó. Hoặc it ra, cần được vũ trang lí luận
của một ngành chuyên khảo về lịch
sử, phải có thời gian sống, chiêm nghiệm thế thái nhân tình, ’’đào bới’’... ’’quằn
quại’’, suy tư - mới viết
được những vần thơ
làm người
đọc ’’Sốc’’ trước đau thương
của cả một thời
đại, một dân tộc, một quốc
gia hoàn toàn xa lạ với Phan Ngọc Hoan - giờ chỉ còn hoang phế.
Đọc
Điêu Tàn, người đọc bỡ ngỡ...
đến chóang ngợp. Điều ’’kinh hoàng’’ hơn:
Chàng Phan còn dựng dậy những
hồn ma, làm họ sống động
như những con người thật, đi lại,
vật vờ xung quanh đống đổ nát của
đền đài, cất tiếng than khóc cho số
phận nghiệt ngã của
mình. Chế Lan Viên đã nhập hồn, hóa cốt
vào dân tộc Hời rồi bước
lên thi đàn Việt Nam như một biểu
tượng trong giòng Thơ Mới phôi thai - nửa
đầu của thế kỷ
20.
Tập
thơ ra đời được 5 năm, ngay cả Hoài Thanh nhà biên khảo có uy tín trên văn đàn Việt Nam - cũng viết: ‘’…Vong linh đau khổ của nòi giống
Chàm đã nhập vào Chế Lan Viên, cho nên dầu không phải người họ
Chế, Chế Lan Viên vẫn
là một nhà thơ Chiêm
Thành…’’
(Lê Xuân Quang)
(Lê Xuân Quang)
Và dưới đây là một bài thơ của Chế Lan Viên.
TRỪ
ĐI!
Sau này anh đọc
thơ tôi nên nhớ
Có phải
tôi viết đâu ? Một nửa
Cái cần
viết vào thơ, tôi đã giết
đi rồi!
Giết
một tiếng đau, giết một tiếng
cười,
Giết
một kỷ niệm, giết
một ước mơ.
Tôi giết
cái cánh sắp bay...
trước khi tôi viết
Tôi giết
bão táp ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết
luôn mặt trời lên trên biển.
Giết
mưa và giết
luôn cả cỏ
mọc trong mưa luôn
thể
Cho nên câu thơ
tôi gầy
còm như thế
Tôi viết
bằng xương thôi,
không có thịt của mình.
Và thơ
này rơi
đến
tay anh
Anh bảo
đấy là tôi?
Không phải!
Nhưng
cũng chính
là tôi
- người
có lỗi!
Đã giết
đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội
như mình !
(Rút trong tập
Di cảo của Chế Lan Viên, được Hội nhà văn Việt
Nam tặng giải thưởng văn chương)
Thơ là cô đọng của ngôn từ. Nhưng để cho "chữ nghĩa" nói hết, bộc lộ được tư tưởng cũng không phải dễ dàng. Đó là hạn chế. Đó là kiếp "bị trị" vô nghĩa lý giữa những cái gọi là "vĩ đại" với những sự thật hàng ngày. Khó mà tìm thấy được chân lý ở đâu khác. Không cần tìm tòi nữa vì đã được vạch sẵn. Người người sống giả tạo và lố bịch trong 1 xã hội thật thảm hại.
ReplyDelete