Saturday, November 8, 2014

Giáo dục ở Hàn quốc


Việc học hành & thi cử ở Hàn quốc là vô cùng gian truân vất vả. Nhưng bất chấp mọi chỉ trích và dư luận, chế độ giáo dục khủng khiếp vẫn tồn tại.

“Ngày 07.11.2013, 650.747 sĩ tử Hàn quốc đã trải qua cuộc thi quyết định tương lai …kỳ thi CSAT (Kiểm tra khả năng học vấn đại học) để có thể trở thành tân SV của 1 trong 3 đại học lớn: ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Hàn quốc và ĐH Yonsei. Nếu không tốt nghiệp từ “trên trời” - như chữ viết tắt của 3 ĐH trên (SKY) - cuộc đời 1 thanh niên Hàn quốc coi như ‘vứt đi’.”
Các thí sinh học hành vất vả, cố gắng hết mình nên CSAT rất được mọi ngành mọi giới quan tâm, ưu đãi (các doanh nghiệp điều chỉnh lịch & giờ làm việc, lực lượng cảnh sát quốc gia được bố trí túc trực xung quanh địa điểm thi, giao thông hạn chế tối đa trong phạm vi 200 km xung quanh địa điểm thi, giao dịch thị trường chứng khoán được yêu cầu hoãn 1 giờ, 65 chuyến bay phải sắp xếp lại lịch bay khi thí sinh làm bài thi tiếng Anh, quân đội phải ngưng các cuộc tập trận…) và trong cùng thời gian, phụ huynh chen nhau cúng bái tại các ngôi chùa.”

Lược trích: “Sáng hôm thi, những bà mẹ - nước mắt dàn dụa – ôm hôn đứa con bé nhỏ tội nghiệp trước khi chúng bước vào cuộc “tử chiến” ”.
Nhiều học sinh Hàn quốc đều biết câu “Đậu 3 tiếng và rớt 4 tiếng. Có nghĩa là chỉ những đứa ngủ 3 tiếng mỗi ngày mới có khả năng đậu vào 1 trường ĐH tử tế”.
“Học sinh bây giờ xem nhau như kẻ thù”.
“Học, học nữa, học thêm nữa đi con!” là câu nói quen thuộc được các bà mẹ Hàn quốc “tụng” mọi lúc mọi nơi”.
Mặt khác của giáo dục Hàn quốc: “giáo viên tiếng Anh tại Hàn quốc có lẽ là những người có trình độ tiếng Anh tệ nhất thế giới” (James Card)
“CSAT là kỳ thi có tỷ lệ gian lận thi cử nhiều nhất”
“việc dồn sức quá nhiều vào việc học không chỉ gây khốn khổ cho kinh tế gia đình, mà còn không đóng góp bao nhiêu cho kinh tế quốc gia.”
“Tuy nhiên, thực tế đã khiến người ta khó có thể ngó lơ với cánh cửa đại học. Bằng cấp đại học là bảo chứng cho nghề nghiệp, hôn nhân và lương bổng.”
(st)

2 comments:

  1. "Trước khi 600.000 học sinh bước vào kỳ thi đại học đầy áp lực vào ngày 13/11, Bộ Y tế Hàn Quốc vừa công bố số liệu cho thấy: học sinh Hàn Quốc nằm trong nhóm thanh thiếu niên kém hạnh phúc nhất thế giới. Bởi các em phải chịu áp lực học tập quá căng thẳng.
    Chứ đến 60% học sinh được hỏi cho biết các em hài lòng với cuộc sống hiện tại. Phần lớn nguyên nhân đều từ gánh nặng học tập.
    Lee Dabin, học sinh trung học, cho biết: "Em phải tận dụng mọi thời gian để học. Giờ ăn em cũng phải vừa học vừa ăn. Em thèm một giấc ngủ ngon nhưng hầu như không có. Ngủ 5 giờ trong ngày đã là nhiều, vì em phải dậy sớm để học bài trong khi đêm trước về nhà rất trễ".
    Cô Oh Heayoung, chuyên viên của Viện Tư vấn thanh thiếu niên cho biết: "Nhiều học sinh rơi vào tình trạng vô cảm, không thể biểu hiện cảm xúc. Các em bị "bội thực" kiến thức nên không còn hứng thú với việc học". Sue Kim, phóng viên chuyên về giáo dục nói: "Trẻ em Hàn Quốc được học để trả lời bất cứ câu hỏi nào. Quan điểm này khác hẳn quan điểm giáo dục phương Tây là chú trọng quá trình tìm tòi hơn là kết quả sai hay đúng."
    Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Kim Jim Yong, là người Hàn Quốc, thừa nhận rằng: "Hàn Quốc có nền giáo dục phát triển. Nhưng chính tâm lý ganh đua thành tích đã dẫn đến sai lầm mà thế hệ trẻ phải gánh chịu. Khả năng tiếp cận học thêm, học nâng cao tỷ lệ thuận với điều kiện kinh tế gia đình. Điều này về lâu dài có thể làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của Hàn Quốc, vì nó không phản ánh được thực chất năng lực của tất cả học sinh". Anh Thông (theo Reuters, Wall Street Journal)

    ReplyDelete
  2. Sẽ còn nhiều vấn đề để thảo luận nữa
    ----------------
    Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng với đội ngũ KTSư chuyên nghiệp đã thực hiện hàng trăm dự án trên toàn quốc
    HotLine: 0988 363 967 (KTS. Thanh Phong)
    Mời các bạn tham quan bài viết Thiết kế nhà phố 2 mặt tiền đẹp hoặc Thiet ke nha pho 2 mat tien dep

    ReplyDelete