Thursday, November 27, 2014

Nước Việt thời Pháp thuộc: Có những người Pháp như thế...

Không đến Việt Nam như những tên thực dân để khai thác thuộc địa. Nhiều người Pháp mang tinh thần dân chủ của phương Tây đến Việt Nam để tìm hiểu về đất nước này, trong số họ, có nhiều người đã ghi lại bằng nét vẽ và âm điệu, có người làm phim... họ đều giống nhau khi dành cho Việt Nam 1 phần trong trái tim của họ.

Dưới đây là toàn văn/hình ảnh từ bài gửi của Lê Minh (Debrecen,VIDI69):

Cùng nhau đọc và xem các tài liệu lịch sử khá thú vị !

Tiếng rao hàng của người Việt  thời Pháp thuộc cũng đi vào lịch sử của đất nước ta.
Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác quan của chúng ta.
Tiếng rao của những người bán hàng rong khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị. Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.

Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi). Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuôn nhạc minh hoạ.
Những hình vẽ minh hoạ trong ấn bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô Ngọc Vân – người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam – thực hiện.   
Dưới đây là bản scan của một cuốn “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.
Bìa cuốn “Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi”.

Lời nói đầu của tác giả F. Fénis.
Phần lớn các tiếng rao ở Hà Nội là dành cho các loại bánh làm từ gạo. Bên cạnh đó cũng có các món ăn dạng sợi như bún, phở, các loại hoa quả, đồ uống v..v. Cũng có một số tiếng rao không liên quan đến việc ăn uống như tiếng rao của các hàng thu mua chậu, bát sứ vỡ, giẻ rách sắt vụn…

 “Ai dâu chín của nhà ra mua”.

 “Bánh giò bánh dày”.

 “Se cấu se cấu” (kem vani).

 “Ai bánh chưng bánh cốm ra mua”. 


 Gánh hàng tào phớ. 

 “Chum chậu bát sứ vỡ hàn không”. 

 “Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào”. 

 Những người bán hàng rong tụ tập ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.


“Ai bánh Tây ra mua”. 

“Nước vối nóng ăn thuốc không”. 

 “Ai mua ngô rang hạt dẻ ra mua”. 
 
  
 “Ai bánh cuốn ra mua”. 

 “Ai cháo đậu xanh ra mua”. ‘Ai cháo đậu xanh chè đậu đen ra mua”. 

 “Le bánh cuốn”. 

“Ai mua bánh vừng không”. 


 “Bánh giò bánh giày”.

 Chè hạt sen. 

“Ai mía ra mua” 

 Ai bánh Tây ra mua.


“Ai có chai cốc vỡ bán không”.

“Ai kẹo vừng kẹo lạc kẹo bột trạm ô mai ra mua”.

Lời giới thiệu về các món ăn ở trên.

“Ai lạc rang ra mua”. 

“Ai nem sốt mua”. “Ai nem mua đi”. 

 “Trung Bắc, Thực Nghiệp, Khai Hoá” (tên của 3 tờ báo thời thuộc địa). 


(tổng hợp từ BELLE INDOCHI)

1 comment:

  1. Từ xa xưa, con người luôn khao khát khám phá về những chân trời mới, tìm hiểu những điều kỳ thú và kỳ diệu trên mọi vùng đất khác nhau. Họ đã ghi lại những gì gây được ấn tượng, những vẻ đẹp hoặc những khác biệt về văn hóa, những nét độc đáo của cuộc sống và của con người ở những nơi mà họ đặt chân đến. Những điều đó luôn thay đổi và cho đến nay vẫn là 1 đề tài hấp dẫn. Xem lại những tư liệu trên, chúng ta có thể thấy được cách thức mà người phương Tây đã ghi lại về những gì mà họ muốn nghiên cứu và lưu lại từ 1 nền văn hóa xa lạ, khi mà phương tiện trong tay chỉ là giấy bút, không có những công cụ hiện đại và tiện lợi như ngày nay.

    ReplyDelete