Dân CNTT, đặc biệt là các bạn trẻ, đang mắc chứng bệnh vĩ cuồng, ngày
càng phổ biến. Ra trường vài năm, biết được vài công nghệ, làm mà không
có chỉ dẫn chi tiết, không có cái gì ra hồn. Nhưng bắt đầu khụng khiệng.
Nói toàn Bill Gates, Nguyễn Hà Đông,... Ý tưởng thì vô bổ lăng nhăng.
Đáng lo nhất là thấy không có cái gì đáng để mình làm, nghe không thấy
gì, đọc không hiểu gì, làm không học được gì.
Cách đây vài năm, có
một cô sinh viên báo chí nói thẳng với tôi "Cháu thấy đội CNTT không
biết nghe. Vừa dốt vừa kiêu căng vô lối. Chưa thấy đội nào hết hy vọng
như thế." Ngẫm nghĩ cũng thấy có lý nào đó.
Tại Summit 2015, Nguyễn
Mạnh Hùng, TGĐ Viettel nói: Giỏi CNTT thì kém sáng tạo. Muốn làm được,
dựng được việc, trả lời những vấn đề khó, phi truyền thống, có lẽ không
nên giao cho dân CNTT.
Cũng là theo logic đó.
Tôi có tính hay
động viên học trò theo kiểu Mỹ "cháu giỏi lắm, đặc biệt lắm". Nghĩ lại
sự tự tin là quan trọng đối với người trẻ tuổi. Nhưng có anh bạn tôi
người Sing nói là đối với người trẻ không nên khen quá, sẽ có hại, đặc
biệt người Á Đông. Giống như ông nông dân mời ngồi vào bàn ông sẽ đặt
chân lên bàn.
Cách đây hơn 1 tuần, tôi nói với một em CNTT về một ý
tưởng gì đó của em đang định "làm": Ý tưởng không hình thành bằng tưởng
tượng như thế. Chú chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này, nhưng chú đảm bảo
với cháu người ta làm từ tám đời. Thậm chí bất cứ ý tưởng điên rồ quái
gở nhất cũng có người đã làm. Cậu ta không tin cho rằng tôi coi thường.
Tôi mới nói về quy trình hình thành một ý tưởng phải đọc sách cơ bản,
rèn luyện kỹ năng, đọc bài tổng quan, phân tích kỹ bài gốc, tham chiếu
các bài mới liên quan. Xong xuôi, mới chứng minh bằng Google ra một loạt
các bài liên quan.
Thường những người ít bỏ công nghiên cứu thích
làm lớn hay sa vào căn bệnh thiếu thực tế, đặt ra các bài toán vô nghĩa.
Có một số em đề xuất với tôi làm một ứng dụng định vị nhờ mạng di động,
thông qua bản đồ của các Wifi access point. Cách làm này đắt tiền hơn
dùng luôn GPS mà lại rủi ro vì người ta thay đổi Wifi thường xuyên. Tôi
vừa giải thích về chuyện này hơn 1 tháng trước, hôm qua lại nghe một em
khác cũng đang làm vấn đề này. Người mắc chứng vĩ cuồng không biết nghe
nên đặt câu hỏi, nêu vấn đề cũng rất kém.
Tôi có giải thích về cách
dùng các nguồn tư liệu preprint arXive, thì bị put down, "preprint chưa
phải là bài báo, không có giá trị". Những thứ giản dị như thế này cứ
phải giải thích trong môi trường vĩ cuồng, rất mệt.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Khoa Dao: Đúng quá, CQ mình có một vài chuyên gia IT chuyển sang làm tính toán VL lò phản ứng. Đã hơn 10 năm nay, no progress, no papers, chỉ thành công giải ngân nhiều tỷ NSNN (từ tiền thuế dân đóng).
ReplyDeleteNguyễn Du Long: Rất chính xác thầy Việt ạ. Đây cũng là suy nghĩ của em, cựu sv IT, luôn đau đáu và suy tư về vđ này.
ReplyDeleteNguyễn Trọng Dũng CNTT phần mềm dễ có́ người tay ngang. Ai cũng làm CNTT được. Không cần background nhiều mà vẫn có thể kiếm ăn nên cũng thu hút được kha khá anh em dang dở. Nhưng đoạn về ý tưởng thì không đồng ý với anh Việt. Một số ý tưởng và sản phẩm thay đổi thế giới lại hình thành một cách có vẻ không được bài bản lắm.
ReplyDeleteMột ý mà em muốn nói ngoài lề là bây giờ ít người dám tự nhận là programmer vì ở VN ngay cả trong community với nhau hay bị coi thường. Nhớ khoảng năm 93 khi nói chuyện với anh Quách Tuấn Ngọc anh ấy nói đại ý lập trình chỉ là việc chân tay. Ở Sing bố mẹ dọa con không chịu học lớn lên thì chỉ có làm programmer. Mặc dù anh ấy là một trong những programmer kiếm được nhiều tiền đầu tiên ở VN:) Thực ra programmer giỏi chỉ có born thôi chứ không trained được. Chính Bill Gates cũng nói ông chỉ biết có vài programmer giỏi