Monday, February 27, 2017

Chuyện nghề bằng ảnh: Về những di sản kiến trúc ở Sài Gòn thời Pháp thuộc

Có những lúc, những cái "chạm tay" không làm tất cả trở thành "vàng"/gold.
Đó là Dinh Norodom (Sài Gòn) và Nhà hát lớn (Sài Gòn)
Xưa và nay...

Dinh Norodom thời trước Ngô Đình Diệm.

Dinh Độc Lập hiện đại hơn nhưng về mặt kiến trúc có giá trị hơn/thua gì so với Dinh Norodom?

Nhà hát Lớn (SG) thời Pháp thuộc

Và khi nhà hát trở thành nhà Quốc hội/Hạ nghị viện của VNCH (kiến trúc này được giữ đến 1975 sau đó lại tu bổ một lần nữa vào năm 1998).

5 comments:

  1. Tôi không có ý định chụp hình hiện trạng của Nhà hát TP vì không biết chính quyền còn định biến hóa những gì của ngày xưa thành cái như thế nào (còn tác động thêm ra sao để biến đổi diện mạo đang có)...

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Tuấn Anh: Bảo tồn hay phục chế cần hiểu biết và sự tôn trọng lịch sử. Cả 2 đều thiếu ở các nhà bảo tồn phục chế Việt. Đơn giản vậy thôi anh

    ReplyDelete
  3. Người Việt có vấn đề lớn với việc bảo tồn/phục dựng và phục chế công trình có giá trị về mặt lịch sử.
    Khác với Hungary (và nhiều nước khác trên thế giới), ở Budapest người ta không bỗng dưng phá đi 1 công trình cổ, chỉ phục dựng/làm mới nếu đã hư hỏng/bị phá hủy. Cầu Erzsébet (Bridge type: Suspension bridge, xây dựng 1961-1964, Architect: Pál Sávoly) là 1 ví dụ. Khi làm cây cầu mới với kỹ thuật/thiết kế hiện đại (không phục dựng lại như với cầu Lánchíd), những người chủ trương làm cầu mới đã phải vượt qua số đông muốn giữ nguyên mẫu cầu cũ (đã bị phá hủy trong chiến tranh) và họ đã thuyết phục được bằng vẻ đẹp của cây cầu treo mới, nó hoàn toàn thay thế được cây cầu cũ (dù rất đẹp) và đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong quang cảnh tuyệt vời làm nên vẻ đẹp của Budapest với danh hiệu là 1 trong những di sản thế giới (Banks of the Danube) trên dòng Duna nổi tiếng của châu Âu.

    ReplyDelete