Monday, February 27, 2017

Phẩm chất, kỹ năng và tri thức

Khi thiết kế một chương trình giáo dục cần làm rõ
1. Virtues: Những phẩm chất cần phải rèn luyện.
2. Skills: Những kỹ năng cần phát triển.
3. Knowledge: Những tri thức cần phải có.

Chương trình cần phải phối hợp 3 thứ này lại với nhau để
1. Xây dựng skills trên nền tảng tri thức và phẩm chất (thuần túy tri thức thì phi nhân, thuần túy phẩm chất thì man rợ).
2. Knowledge phải có các dự án thực hiện ngay, phải cần có skills không thì biến thành nói phét.
3. Virtues cũng phải thể hiện qua các dự án thực hành có dùng skills để sinh động.

Vấn đề cần những virtues nào? Hiện nay giáo dục của ta chỉ có 10 điều yêu của Bác, tuy dễ học, nhưng không đủ mà nội hàm đã bị tận dụng hết biến thành sáo rỗng. Cần các skills nào? Chưa thấy nhà quản lý giáo dục nào hay nhà sư phạm nào nói hoặc nhận thức tầm quan trọng của skills. Knowledge phải có tính liên thông. Kiến thức VN không dựa trên kỹ năng nghiên cứu, quy trình sáng tạo, coi thường tự học, do đó có hai nhược điểm là "mì ăn liền" và "xôi đỗ". 
"Mì ăn liền" thì gây ra ảo tưởng biết tuốt, khinh thường tri thức, càng học càng ngu. "Xôi đỗ" thì trí thức lôm côm, không có hệ thống, mất cơ bản, trông cậy may rủi, lập luận lờ mờ, ham mê ngụy biện.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

15 comments:

  1. Ca Vu Thanh: Cái nền chính trị Việt Nam hiện nay dựa chủ yếu trên mưu kế trị người nên kiến thức chuyên môn bị khinh thường. Đây không phải là lỗi của ngành giáo dục mà là lỗi hệ thống. Muốn đất nước lành mạnh trở lại, phải thay đổi cách quản lý xã hội một cách toàn diện theo cách mà những nước phát triển, thậm chí Trung Quốc đang làm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Về bình diện các cá nhân, tôi thấy ta không biết tổ chức xã hội. Từ việc vệ sinh công cộng, dọn rác, quản lý công chức, tổ chức dịch vụ công cộng. Nhưng tôi băn khoăn ở chỗ đó là yếu kém mang tính kỹ thuật hay như có người nói "họ biết thừa, nhưng làm lộn xộn mới kiếm chác được".

      Delete
    2. Ca Vu Thanh: Đồng ý là ta không biết tổ chức xã hội. Cái ý "họ biết thừa, nhưng làm lộn xộn mới kiếm chác được" đó cũng đúng, nhưng tôi cho rằng nhiều lãnh đạo cấp cao cũng muốn đổi mới để tăng hiệu quả quản lý và phát triển. Vấn đề là họ quen cách quản lý đó rồi, không biết nếu quản lý khác đi thì nó sẽ ra sao và họ sợ mất quyền. Đó chính là điểm cần phải giải quyết để đưa lại tiến bộ xã hội.

      Delete
  2. Nguyen Binhduong: Quá đúng, vì thế học ra trường cứ vỗ ngực biết mà chẳng biết gì, ko vận dụng đc kiến thức đc học vào cv và chẳng có gì gọi là kỹ năng ngoài chém gió phần phật, xong hỏi lại chẳng biết nói gì. XH như thế làm sao tiến bộ đc

    ReplyDelete
  3. Doan Hong Nghia: Theo như bác AV nhận xét, mình ngây ngô máy móc muốn chia sẻ về stt này, vì đúng là vấn đề sao học 5 điều bác Hồ dạy rồi vẫn không sánh vai được với thằng Lào và Campuchia.
    Hay là do thiếu: "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"? Hay là do Đảng Nhà nước lo hết ráo trọi nên dân lười suy nghĩ, cứ như lợn trong chuồng?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thời chiến còn đỡ, cứ như lính trong trại, bây giờ thì đúng là toàn "lợn trong chuồng" thật!

      Delete
    2. Đúng là chúng ta rất "tinh tướng", chẳng khiêm tốn chút nào vì chỉ thích làm thằng "to đầu" nhưng kỳ thực lại chỉ chạy theo những thằng "đầu to", không coi thành công của những nước nhỏ là vấn đề cần nghiêm túc học hỏi. Hiện tượng Phần Lan là 1 ví dụ, ngay cả người Mỹ cũng bất ngờ với cách giáo dục "không giống ai" (nhưng khác xa VN) vì học sinh tốn ít thời gian học (ở trường) và không có bài tập về nhà. Sự khác biệt vẫn là giữa con người vô dụng/ăn hại và con người hữu dụng/chí tình. Không thể hiểu nổi cái vụ "đi tắt đón đầu", phải hiểu ntn khi đường ngay không đi cứ đâm quàng vô bụi.
      Khi nào VN mới có “Niềm tin thông qua sự chuyên nghiệp” của giáo viên, đây là câu hỏi dành cho cả 1 hệ thống có trách nhiệm "lãnh đạo" thật sự (không biết phải chờ đến bao giờ để VN kiện toàn cái hệ thống đầu tàu/chủ đạo này chứ không phải chờ đến lần cải cách gd thứ bao nhiêu???). Khi nào giáo viên VN trở lại vai trò cao quý của họ với tư cách là "những nhà khoa học" và khi nào VN mới bỏ lối học nhồi nhét chữ nghĩa để thay bằng chương trình dạy & học hoàn toàn dựa trên sự suy nghĩ độc lập của giáo viên và học sinh?

      Delete
  4. Tuân Hoàng: Phunich của anh Nguyễn Thành Nam bị chê là mỳ ăn liền kìa. Nhưng em thấy thanh niên ai cũng thik ăn mỳ tôm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Lỡ anh Nguyễn Thành Nam thích xôi đỗ thì sao :-)

      Delete
  5. Do Xuan Phuong: Giáo dục luôn là kế thừa vốn liếng xã hội, mà VN thì đánh nhau mấy chục năm dốc cạn vốn, hồi phục đâu có dễ ạ.

    Nếu cần quyết sách giáo dục để phẩm chất - kỹ năng - tri thức hài hòa thì phải gầy dựng từ bậc học thấp nhất. Bé tí đã có thể biết phối hợp 3 cái lại với nhau.

    Nhưng Bộ GD&ĐT quản lý kiểu giật gấu vá vai, để ngành sư phạm nát bét ra rồi không biết bắt đầu từ đâu.

    ReplyDelete
  6. Boristo Nguyen: Lỗi gì bộ Dục? Cả cái hệ thống mẹ nó hỏng thì hệ thống con (gd) không hỏng mới là lạ :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Nói đúng thì phải là "Lỗi riêng gì bộ Dục?"

      Delete
  7. Còn ở Mỹ hay nhiều nước khác thì sao? "Chúng ta chỉ có mức độ chuyên nghiệp của thế kỷ 19 hoặc thậm chí tệ hơn thời trung cổ. Giáo viên làm việc cả ngày một mình. Sự cô lập chính là kẻ thù của cải tiến và sáng tạo, đó là những gì người Phần Lan tìm ra nhiều năm trước đây." (Dr. Tony Wagner, Harvard university: We have a 19th century level of professionalism here, or worse, it’s medieval. A teacher works alone all day, everyday, and isolation is the enemy of improvement and innovation, which is something the Finns figured out a long time ago. Get the teachers out of their isolated circumstances and give them time to work together.)

    ReplyDelete
  8. Chau Minh: Lại sấn tới tiếp cận hệ thống rồi. Trước tới nay bao nhiêu là Ts, Gs mà chả đẻ ra được một lý luận hệ thống cho hệ thống nước nhà hỉ hỉ...

    ReplyDelete
  9. Do Xuan Phuong: Có lý luận nhưng thuyết phục hay không là do thực tiễn. Triết học Marx - Engels rất tốt, nhưng phần ứng dụng kinh tế chính trị theo Lenin lại có vấn đề mâu thuẫn - thế mới kẹt.

    ReplyDelete