Monday, February 20, 2017

"Có còn hơn không"!!!

Người Việt tự ví mình với tre, và tự hào với cốt cách tre (Thép mới). Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), có lẽ vì vậy mà người Việt sống hoang dại/tràn lan như cỏ nhiều hơn, không như các loài cây thân/mọc thẳng khác.

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách của đời sống, và đang trở thành mối nguy hại trong thời đại hội nhập văn minh.


Tản mạn về người Việt: Sự tệ hại của văn hóa “khôn lỏi”



Đứng xếp hàng ở quầy thanh toán siêu thị, có hai đứa trẻ đứng gần nhau. Người mẹ đứa trẻ đứng sau bảo nó chen lên tính tiền trước, nó không nghe lời và vẫn xếp hàng theo đúng thứ tự.
Khi ra ngoài, người mẹ ấy mắng con: “Mày ngu lắm, mua ít đồ thì giành tính trước cho nhanh. Chắc sau này ra đời toàn bị chúng nó ngồi trên đầu thôi!”. Đứa bé ngây thơ cúi gằm nhận lỗi.
Thái độ bực tức của bậc phụ huynh kia không phải là cá biệt. Xuất phát từ tâm lý lo sợ con mình bị thiệt thòi, con mình bị mất cơ hội tốt, nên một số cha mẹ Việt dạy con thói khôn lỏi, đi tắt, nhằm đạt được lợi ích một cách ngắn nhất, dễ dàng nhất mà không phải tốn nhiều công sức học hỏi, lao động.
Từ những câu tục ngữ xa xưa: “Khôn ăn người, dại người ăn”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”... Đã phản ánh tư tưởng tiểu nông bao gồm những thói quen, tập quán, phong tục, hành vi và thái độ ứng xử của người Việt với phương thức sản xuất nhỏ và những điều kiện sinh hoạt phù hợp với bối cảnh nông nghiệp, nông thôn dẫn đến cách nghĩ của họ cũng hết sức vụn vặt, lẻ tẻ, không có tầm nhìn xa, không có tính chiến lược, thiếu khả năng khái quát tổng hợp.
Thói cục bộ, bản vị địa phương cũng là một đặc điểm tâm lý nổi bật của người Việt xưa: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, dẫn đến việc kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng quan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng như sự phong phú về nhân cách.
Họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể. “Bè ai người nấy chống/ Ruộng ai người ấy đắp bờ”. Sống trong một làng quây quần vài chục, nhiều thì trên trăm nóc nhà, nhà ai có việc gì thì chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, chuyện xảy ra ở đầu làng, cuối làng đã biết.
Dư luận tạo ra tiếng tăm, tai tiếng, điều tiếng. Điều này làm nảy sinh tâm lý sĩ diện cá nhân, sống phụ thuộc rất nhiều vào điều tiếng bên ngoài. Người ta sống theo dư luận và tự mình điều chỉnh ứng xử theo dư luận đó.
Khi giáo dục con trẻ, họ cũng dựa vào thói quen, dựa vào kinh nghiệm, lo sợ con em mình “khôn nhà dại chợ”. Do đó tâm lý khó tiếp thu cái mới, ngại thay đổi để an phận thủ thừa, quen nín nhịn, nín nhịn cả với điều chướng tai, gai mắt bởi “Một điều nhịn chín điều lành”, vì cái lợi của bản thân mà làm ngơ trước sự bất công xảy ra quanh mình.
Tư duy của ông bà cha mẹ Việt vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của lớp trẻ hôm nay. Và nguy hại là, khôn lỏi, láu cá đôi lúc còn bị đánh đồng với văn hóa ứng xử, được cho là cách thức giao tiếp khôn khéo, nhạy bén, thức thời.
Có lẽ rõ nhất vẫn là ở nơi chốn cơ quan, công sở. Thói luồn lách, nịnh bợ cấp trên, để đón thời cơ, để giành suất “đi tắt đón đầu” mau chóng thăng quan tiến chức. Đội trên tất phải đạp dưới, họ chia bè phái để thu nạp người thân, họ hàng, đệ tử. Mặt khác lại thanh trừng những người có chính kiến đối lập, những người không xu nịnh, trung thực và cầu tiến.
Nhưng khi ra ‘biển lớn, sóng to’, thói khôn lỏi, ranh vặt khó phát huy tác dụng, thậm chí còn khiến người Việt mất điểm trước bạn bè quốc tế.
Còn nhớ những vụ ồn ào về chen lấn, xô đẩy, lấy quá nhiều thức ăn tự chọn trong các chuyến du lịch nước ngoài của một bộ phận du khách Việt Nam cho đến các thương vụ mua bán lớn bị phía nước ngoài phạt vì vi phạm các điều khoản hợp đồng, và đau xót hơn là bị lừa đảo vì thói “tham bát bỏ mâm” của chính người Việt với nhau.
Một vị tiến sĩ cho rằng: “Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long… và tiếp tục biến mất. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi”.
Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền: “Khôn lỏi thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội còn chứa đựng nhiều ‘bản năng tự nhiên’. Trong một xã hội văn minh, sự giành giật bản năng hoang dã luôn cần được kiểm soát bởi hệ thống luật pháp/đạo đức. Nếu không, nó sẽ kìm hãm xã hội ở dạng chậm phát triển, thậm chí không chịu phát triển. Cái sự khôn lỏi lan tràn trong xã hội ta, tôi cho đó là điều đáng buồn bởi nó sẽ chi phối cơ bản lòng tốt nói chung của con người.”
Văn hóa ứng xử trong xã hội văn minh hội nhập là cả một quãng đường dài cần phải học hỏi, tiếp thu và không ngại phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi, bảo thủ. “Chân thành là sự khôn ngoan cao cấp” – Lời này có lẽ luôn thích hợp.

28 comments:

  1. Người Việt tự ví mình với tre, và tự hào với cốt cách tre (Thép mới). Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), có lẽ vì vậy mà người Việt sống hoang dại/tràn lan như cỏ nhiều hơn, không như các loài cây thân/mọc thẳng khác.

    ReplyDelete
  2. Doan Hong Nghia: Khôn lỏi thực ra là được phát triển và bồi dưỡng do những điều kiện ưu việt thời bao cấp!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khi bần cố nông được bơm/thổi, trở thành "thủ trưởng" và thói "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" ngày càng hoành hành bởi lũ người quỷ ám/"đá cá lăn dưa" nhập thành bang hội.

      Delete
    2. Ca Vu Thanh: Thói quen này đang được phát huy, xây dựng thành một chuẩn mực ứng xử mới ở vn hiện nay

      Delete
  3. Điều cuối cùng, chân thành là điều không dành cho người Việt nói chung, khi càng ngày họ càng thích bon chen và chụp giựt bằng được với câu cửa miệng "có còn hơn không".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi thì vẫn cổ hủ/lạc hậu với suy nghĩ "thà không có còn hơn"!!!

      Delete
  4. Bxchung Vuong:Intelligent = Smart + Cleaver

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Trong smart có R realistic mà

      Delete
    2. Khôn lỏi/láu cá vặt thì không có!

      Delete
    3. Bxchung Vuong: SMART= S +M +A+R+T= Xác định+đo lường được+ Sự đồng thuận+ Thực tế+ Xác định trong thời gian. Cleaver em thấy chưa có định nghĩ chỉ có hình đại diện là con khỉ (Phương đông) hoặc con cáo (Phươgn tây)

      Delete
    4. Bxchung Vuong: Nếu sự thông minh được thay bằng sự khôn vặt thì ta không có mục đích và hành xử với nhau kiểu bầy đàn là ất yếu. Điều hành kiểu Khỉ cầm lưu đạn để tung hứng

      Delete
    5. Yeah, sure!!!
      Cáo và khỉ sẽ được dẫn dắt bởi sự thông thái của cú :)

      Delete
  5. Dat Tran: Tôi vẫn băn khoăn... Dường như khôn vặt không tự nhiên sinh ra. Vậy nguồn gốc của nó từ đâu? Những yếu tố nào duy trì sự tồn tại đó?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Tôi nghĩ là lý do tiến hóa chưa hết trong quá trình đi lên từ loài khỉ và tinh tinh. Cái khó nhất là mình không biết mình khôn vặt khi động phải bọn thông thái smart nên nó cho mình nộp học phí dài hạn GS hầy. Mời GS!

      Delete
    2. Dat Tran: Tôi nghiêng về quan điểm rằng môi trường xã hội làm nên tính cách. Đáng tiếc là chúng ta không quan tâm đến điều đó.
      Cũng trên đất nước này, phong cách người miền nam, miền bắc, miền trung khá khác nhau. Như vậy có thể sơ bộ là điều kiện, hoàn cảnh có tác động rất lớn.

      Delete
    3. Tôi cũng nghiêng về thuyết tiến hóa. Càng tiến hóa, trên người chúng ta càng ít dấu vết của loài vật. Người Việt (Kinh) vẫn mang cái đuôi của khỉ cho đến nay.

      Delete
    4. Dat Tran: Tiến hóa cũng đâu có sai nhưng tiến hóa luôn đi kèm cạnh tranh. Mà cạnh tranh thường chỉ xảy ra khi điều kiện, môi trường khắc nghiệt. Xu hướng cạnh tranh là tất yếu nếu chúng ta luôn thấy xung quanh mình ngột ngạt hơn mong muốn....
      Câu chuyện có vẻ lại là tranh luận quả trứng hay con gà có trước? :)

      Delete
  6. Bxchung Vuong: Dat Tran, GS đúng là triết gia MLN, con người có 2 mặt: Cá nhân và xã hội. Vạy tính không vặt là do tập tính hái lượm hay do bầy đàn hái lượm GS hầy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dat Tran: Báo cáo GS, em nghĩ hiện không đủ cơ sở để khẳng định khôn vặt là do tập tính hay bầy đàn. Nhưng nếu tin là chúng ta có thể làm thay đổi mọi thứ thì mọi hành vi của con người đều có thể được kiểm soát và điều chỉnh.
      Giả bộ rằng “khôn vặt” tương tự như lỗi “việt vị” trong bóng đá. Chúng ta thiết kế luật chơi và công cụ kiểm soát hành vi của từng cá nhân tốt thì chắc chắn những điều ta không mong muốn sẽ bị hạn chế. Khổ nỗi, hoặc chúng ta không xem trọng điều đó, hoặc chúng ta cũng bị vướng vào luật chơi đó (thêm trọng tài biên, trọng tài chính phải chạy nhiều hơn; trọng tài và ban tổ chức dễ sai vì lỗi việt vị hơn…) thì không thể bàn thêm nữa. Ngoài ra, trong một số trường hợp, luật chơi được thiết kế với tư duy khôn vặt thì ắt sẽ nảy sinh hình thái khôn vặt mới. Trong trường hợp này, cần có một vị nào đó thật minh anh thì mới giúp được mọi người thoát khỏi vòng luẩn quẩn.
      Tóm lại, mọi thứ đều phải đánh đổi. Vấn đề là người khởi sướng cho một luật chơi (vô tình hay hữu ý) đứng ở phía nào trong số các bên có liên quan mà thôi.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: GS bẻ cong khai niệm rất hay. Khôn vặt gần với việt vị. Em đề xuất giản đơn hơn: Khôn vặt thì dùng RAM để ứng xử, còn lại phải dùng CHIP. Điều này thấy rõ ở Phụ nữ khi họ làm bếp họ luôn dùng RAM nên công việc rất phức tạp. Dùng nhiều RAM tạo ra EQ tốt? Không hẳn vì chỉ một số thôi. Em xin dẫn câu này Anh bạn người nga nói: Bọn tao có 6 tháng mùa đông để suy nghĩ nên làm việc gì cũng chu toàn từ đầu đến cuối. Có lẽ thiên nhiên việt nam không có 6 tháng băng tuyết nên mình thích hái lượm nhiều GS nhầy.

      Delete
    3. Dat Tran: Bxchung Vuong, Nghi vấn của anh bạn Nga (có lẽ...) có lẽ cũng là chuẩn GS ạ. :)

      Delete
    4. Bxchung Vuong: .Có một số môn thi: Tranh giành thành tích đạt được giữa các cá nhân và bộ phận; Đổ lỗi cho lẫn nhau, không ai chịu sửa chữa hay chịu trách nhiệm;Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực và khách hàng, mâu thuẫn tổ chức. GS Đạt bình luận xem căn nguyên từ đâu nhỉ? Có khi nhờ thêm GS Thanh Binh Thai

      Delete
    5. Dat Tran: Giáo sư sát hạch khiếp quá... Cảm ơn GS. Nhưng câu hỏi này quá giản dị đối với em và em xin trả lời luôn :) :
      - Theo quan điểm duy tâm: Do từ xưa người ta nghĩ là mình ngự trên một vùng đất dữ (nhiều thiên tai, địch họa) nên tư tưởng đấu tranh, giành giật quyền lợi đã hình thành từ rất sớm. Người đời đã ghi lại được những cuộc chiến tàn khốc giữa 2 người vừa là anh em, vừa là chiến hữu tên là Tinh (Sơn Tinh và Thủy Tinh). Cuộc chiến có người thắng, kẻ thua nhưng dường như chưa có dấu hiệu kết thúc. Đến nay, những cuộc chiến tranh vụn vặt vẫn xảy ra nhưng cũng đủ để lại dư trấn khủng khiếp, khiến cái tâm con người bất an. Cuộc sống đầy rẫy rủi ro như vậy là lý do con người ta có tâm lý sợ chết dẫn đến tính huống luôn phải đấu tranh, cạnh tranh mà GS đề cập (Tranh giành thành tích đạt được giữa các cá nhân và bộ phận; Đổ lỗi cho lẫn nhau, không ai chịu sửa chữa hay chịu trách nhiệm; Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực và khách hàng, mâu thuẫn tổ chức…).
      - Theo quan điểm duy vật: Con người đã và đang sống trong một môi trường có đầy rẫy điều trái ngang. Những trái ngang đó được người đời nhận biết, ghi chép, sao chụp lại được (phần lớn là đúng và không có chuyện do tiến hóa chậm để rồi dẫn đến nhận biết, ghi chép, sao chụp sai). Mà những thứ mà nhận biết, ghi chép, sao chụp được thì người ta gọi là vật chất. Do vật chất quyết định ý thức. Hay nói khác đi, vật chất nào thì ý thức nấy. Nguyên lý này giải thích tại sao con người luôn sẵn sàng đấu tranh, cạnh tranh như GS đề cập (Tranh giành thành tích đạt được giữa các cá nhân và bộ phận; Đổ lỗi cho lẫn nhau, không ai chịu sửa chữa hay chịu trách nhiệm; Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực và khách hàng, mâu thuẫn tổ chức…).
      Do điều kiện không cho phép, cáo lỗi Giáo sư em không lý giải hiện tượng trên dựa trên Sinh thái học; Nhân chủng học, Văn hóa học, Giá trị học...

      Delete
    6. Bxchung Vuong: Quan điểm duy tâm của GS có vẻ giống lịch sử và sấm truyền, Quan điểm duy vật cho GS tiến hóa của sinh vật quá nhỉ... Hiii

      Delete
    7. Dat Tran: Bxchung Vuong, GS thấy hùng biện giống như các gameshow trên truyền hình không? :)

      Delete
  7. Vũ Quốc Hoàn: Đảng và Chính phủ luôn luôn đưa ra những mỹ từ để ám chỉ (biện bạch) cho xã hội mà họ đang quản lý, đó là:"Thời kỳ quá độ" cho nên có người đã thêm vào trong cái ngoặc kép ấy 4 từ rất đơn sơ, rằng: chúng mày còn lâu. Ừ, nghe cũng tạm được chứ nhỉ.

    ReplyDelete