Tuesday, February 14, 2017

Tại sao sinh vật già đi ?

Cụ Chúa Trời khi tạo ra thế giới đã nghĩ ra cơ chế tập thể cho các sinh vật. Sinh vật không ngừng trao đổi chất với môi trường. Các tế bào chết đi được thay thế bằng các tế bào mới giống hệt. Cũng giống như soliton, xoáy nước, các hạt nước liên tục chui ra khỏi xoáy nước bị thay thế bằng các hạt nước mới, nhưng vẫn đảm bảo xoáy nước không thay đổi. Tất nhiên, cụ Chúa cũng biết phương trình vi phân phi tuyến, bảo toàn topo defect và soliton, mới có thể có thiết kế hay như thế.
Vì vậy, nếu dạ dày, răng, bàn chân, trái tim, xương làm bằng hợp kim tốt nhất thì cũng đều mòn gãy từ lâu. Nhưng chúng ta vẫn sống, trái tim đập thình thịch ròng rã mấy chục năm không hỏng hóc. Đó chính là cơ chế của cơ thể sống, gắn liền với một định luật bảo toàn nào đó.
Tuy nhiên, cơ thể sống nào cũng già đi và chết. Tại sao lại như vậy. Người ta có thể nói vì bộ CPU điều khiển sao chép ADN bị già đi. Nhưng tại sao, bộ điều khiển sao chép ADN trong cơ thể sống cũng là một bộ phận sống, tại sao nó lại sinh lỗi trong khi cơ chế soliton, định luật bảo toàn topo không có vấn đề gì, tại sao nó không cứ thế mà làm. Điều gì khiến nó "dần dần" đổi ý. Chắc ở đây cụ Chúa Trời cũng đã chơi khăm, cấy thêm một cơ chế nào đó để định luật bảo toàn topo không thể hoạt động như các nhà toán học suy nghĩ. Xoáy nước yếu đi là do ma sát, năng lượng bị tiêu tán vào môi trường xung quanh. 
Có lẽ chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu việc này bằng cách quan sát xem quy luật của già đi. Tuy vậy, có lẽ rất ít quy luật có thể rút ra được. Có thể ăn nhiều thịt, mỡ, uống rượu sẽ sống tốt hơn như sách vở vẫn khuyên. Các loại đạo vẫn khuyên con người kiêng sắc dục, lao tâm khổ tứ ít thôi. Nhưng hình như luôn có các phản ví dụ. Thậm chí không hề có một thống kê nào cho thấy ăn chay trường, sống không tình dục sẽ tốt hơn. Người ta chết vì suy dinh dưỡng và điên vì không có bạn tình nhiều hơn là ngược lại.
Riêng tôi không tin ở bất biến topo. Chắc chắn đó là trò mà bọn làm toán vô công rồi nghề nghĩ ra trong những trường hợp lý tưởng không có trong thực tế.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

38 comments:

  1. Tuân Hoàng: Trong cơ học có cơ chế mỏi anh ạ. Nôm na là vật liệu bị phá vỡ không phải do lực mạnh mà là do chịu sức ép nhỏ hơn lực phá hủy nhưng diễn ra thường xuyên.

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Du Long: Mỗi hành tinh đều già đi, rồi mỗi vũ trụ cũng già đi :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Vũ trụ thì anh không chắc, nhưng hành tinh không có cơ chế thay thế như vật sống.

      Delete
    2. Nguyễn Du Long: Em xin hỏi, mặt trời có đc xem như 1 hành tinh ko ạ?

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Theo định nghĩa thì mặt trời là một ngôi sao, không phải là hành tinh. Tuy nhiên sao, hành tinh, thiên hà đều là thiên thể, không phải là vật sống.

      Delete
  3. Ca Vu Thanh: Có hai thứ tôi muốn góp ý ạ:
    1) Xoáy nước tan không phải do ma sát. Ma sát đứng cuối cùng của quá trình tiêu tán. Ban đầu các xoáy phân rã (cascade) thành các xoáy nhỏ hơn và cứ thế mãi đến lúc xoáy nhỏ nhất mới bị ma sát tiêu tán năng lượng ạ :D.
    2) Hình như đức Phật tổ không khuyên ăn chay trường đâu ạ; vì Ngài biết ăn chay trường sẽ làm con người ta mất sức. Con thuyền mục nát thì lấy gì mà chở đạo. Như vậy không phải các loại đạo khuyên người ta ăn chay đâu ạ.

    Bác đừng care vì hai điều trên tôi nói cho vui thôi, chứ còn nói chung tôi đồng ý với bác đấy ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tôi không biết xoáy nước bị rã thành xoáy nhỏ hơn. Xoáy thế nào là nhỏ nhất để tiêu tán được ? Còn ý thứ hai chắc bác nghĩ giống tôi.

      Delete
    2. Ca Vu Thanh: Tức là xoáy mà phân tử có thể chuyển động từ bên này sang bên kia bác ạ. Khi đó chuyển động Brown sẽ giúp năng lượng xoáy bị tiêu tán. Tỷ lệ giữa kích thước xoáy lớn và xoáy nhỏ bằng số Reynolds, thường khoảng từ 10^6 (cho sông ngòi) tới 10^8 (cho biển hay khí quyển) bác ạ.

      Delete
    3. Ca Vu Thanh: Quá trình phân rã xoáy được gọi là vortex stretching

      Delete
    4. Quynh Neo: Cái này cũng là Komogrov cascading phải không bác

      Delete
    5. Cong Chi Nguyen: nguyên nhân sự già (lão hóa) có cả từ chủ quan lẫn khách quan; hơn nữa ngoài việc nạp năng lượng từ những nguồn có thể bẩn/độc còn phải tính đến việc trong và ngoài cơ thể 1 sinh vật luôn có bao nhiêu SV khác có thể có tác dụng tốt/xấu v.v.

      Delete
    6. Ca Vu Thanh: Quynh Neo, Đúng đấy bác ạ. Komororov có đóng góp rất lớn về sự phát triển của lý thuyết rối (turbulence)

      Delete
  4. Lê Minh (Debrecen,vIDI69): Gia la khai niem do con nguoi nghi ra : khi bat luc khong lam duoc viec gi do thi noi la do gia . Theo toi chang co Gia ma chi la van dong va thay doi ( nhin khong giong luc ban dau ) ,

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Em nghĩ bất lực là biểu hiện của Già mà anh.

      Delete
    2. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Bat luc la su ROI LOAN . Chang co su BAT LUC nao la do nguyen nhan KHACH QUAN. Do chu quan la chinh Viet a ?

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Lê Minh, Tức là tự mình làm rối phải không ạ.

      Delete
    4. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Cung co the do nguoi ngoai lam roi .

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Thế một hệ thống tự sụp đổ cũng là chủ quan đúng không anh.

      Delete
    6. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Theo anh nghi mot He thong tu sup do chi la van de thoi gian. Truoc sau cung phai sup do ! No cho chung ta thay the gioi van dong lien tuc . Ngay nao ta di so tan , tuy doi van it khi an rau lang luoc vi khong muon tranh gianh voi lu lon dang doi, the ma ngay nay no la mom dac san. Suy ra loai nguoi la lu ngu xuan nhat . De chung to ta thong minh thi cu di tim nhung thu ma thuc chat no chi bien ta thanh nhung ke HOM DOI ma thoi !

      Delete
    7. Nguyen Ai Viet: Lê Minh, Em thời sơ tán ăn rất nhiều rau lang vì ở nhà chỉ có gạo, mì, xì dầu, muối, hành và một ít mỡ. Chạy ra đồng hái rau lang luộc. Nên bây giờ vẫn không thích rau lang.

      Delete
    8. Nguyen Van Bao: Thỉnh thoảng ăn cũng ngon.

      Delete
  5. Đinh Hùng: Thiên thượng thiên hạ
    Duy ngã độc tôn
    Nhất thiết thế gian
    Sinh lão bệnh tử
    -------- Lời Đức Phật, Kinh Phật A Hàm, tạm dịch:
    Trên trời dưới trời
    Chỉ ta duy nhất
    Chắc cả thế gian
    Sinh lão bệnh tử

    Xin mời xem bài " PHÒNG VÀ CHỐNG LÃO HÓA " :
    http://banvephongvachonglaohoa.blogspot.com/.../ban-ve...

    ReplyDelete
  6. Do Xuan Phuong: Định luật 2 của nhiệt động học cho biết vũ trụ gia tăng hỗn loạn theo thời gian, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hệ thống xa cân bằng cục bộ, trong đó có con người.

    Tức là, sinh vật là môt tổ chức có cấu trúc (trật tự) được quy định trong mã di truyền. Sự sinh trưởng (pha gia tăng trật tự) được bù lại bởi các hình thức phát tán năng lượng vào không gian. Tuy nhiên sự chuyển pha xảy ra khi trật tự của cơ thể đạt đến ngưỡng bão hòa nào đó và quá trình già đi bắt đầu từ rất nhiều nhóm vấn đề, trong đó có tỷ lệ sinh / chết của tế bào.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ca Vu Thanh: Thật ra thì cái định luật này không phải luôn đúng. Thí dụ quá trình tích tụ năng lượng trong 1 cơn bão. Ban đầu năng lượng được tích tụ từ nơi thấp đến nơi cao (từ hỗn loạn đến có tổ chức); sau đó nó mới tiêu tán đi (từ có tổ chức đến hỗn loạn).

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Quá trình cục bộ thì có thể tăng giảm trật tự tùy theo biên nào được dùng để xét ạ. Ở quy mô vũ trụ thì định luật 2 phải nghiệm đúng vì lấy tích phân toàn cục.

      Trong y khoa, một trật tự cục bộ, ví dụ lá gan hay quả thận, có thể được tách khỏi một thân thể đang tan rã để ghép vào một cơ thể khác nhằm kéo dài sự sống cho nó. Như vậy thì hệ phức tạp là khả vi để xác lập điều kiện biên cho khu vực nào gia tăng trật tự, khu vực nào gia tăng hỗn loạn.

      Delete
  7. Doan Hong Nghia: Anh cũng khéo ghê, link topo vào để đá giò lái mấy ông toán!

    ReplyDelete
  8. Quốc Hà: Rõ ràng khoa học vật lý chỉ giải quyết đc những bài toán lý tưởng

    ReplyDelete
  9. Nguyễn Trọng Dũng: Theo lý thuyết của Dawkin thì các gene mới là ông chủ thực sự còn các cá thể sinh vật chỉ là phương tiện. Mục tiêu tối thượng của các gene là duy trì và nhân bản càng lâu và càng nhiều càng tốt. Cái chết của cá thể sinh vật tối ưu cho mục tiêu này giống như bỏ phương tiện cũ thay bằng phương tiện mới.

    ReplyDelete
  10. Truong Phan Viet Thang: Các cụ bảo tam sao thất bản. ADN sao chép tới năm bảy chục lần!

    ReplyDelete
  11. Do Xuan Phuong: Gen không phải là cấu trúc hay thực thể 'có mục đích', chúng là sản phẩm của quá trình tự tổ chức tuân theo các định luật toán lý hóa.

    ReplyDelete
  12. Hong Nhat Do: Chính vì thế nên em mới coi vũ trụ ko phải cái máy tính nạp sẵn chương trình , mà có một Cụ Chúa Trời đã thiết kế rất tinh vi tới mức chúng ta có thể biết một số thuật toán cơ bản của Cụ , nhưng ko bao giờ biết hết các mẹo vặt ngoại lệ mà Cụ luôn đặt thêm ra , vi phạm thuật toán chung , để thế giới có thể tồn tại như hiện nay, mà ta gọi là ý Trời.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Em thừa nhận có cụ God có nghĩa là thừa nhận có máy tính gọi tên nó là God thôi. Còn việc con người biết được bao nhiêu về máy tính hay về cụ God thì cũng thế

      Delete
  13. Đinh Hùng: Ở đây có 2 khía cạnh:
    1- Khía cạnh TRIẾT HỌC về sự sống, sự già và cái chết
    2- Khía cạnh SINH HỌC của sự sống, sự già và cái chết.
    Hai khía cạnh này là tách biệt nhau nhé.
    Các bọ quan tâm khía cạnh nào ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Chắc khoảng giữa vì triết học kg bao giờ đưa ra được cơ chế. Sinh học thì lại cụ thể quá Vấn đề là cái gì bắt buộc phải có cơ chế già

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Theo em hiểu thì 'già' là quá trình/hiện tượng gắn liền với mũi tên thời gian - gia tăng entropi - vũ trụ giãn nở. Già lão của vạn vật có động lực học không thời gian, hoặc thăng giáng lượng tử (quantum fluctuation).

      Xét như thế thì có thể tìm một phương thức trình bày chung cho cả triết học và sinh học về vận động lão hóa, chính là không gian pha. Các cụ phương Đông có pho kinh Dịch làm gốc của môn lý số (luận bàn đủ thứ từ vận mệnh, sức khỏe, thọ yểu ...vv) xem ra chính là phương thức này.

      Delete
  14. Đinh Hùng: Bản chất sâu xa của vạn vật là VẬN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG. VẬN ĐỘNG đây được hiểu theo nghĩa rộng : có thể là vận động vật lý, vận động sinh học hay vận động triết học. Sự đứng yên chỉ là tạm thời, lượng tử. Vận động đây có thể hiểu như là " ĐẠO" trong Đạo LÃO. Theo tinh thần này thì, dù là theo sinh học hay theo triết học, đời của một sự vật bất kỳ đều là: SINH RA, PHÁT TRIỂN, LỤI TÀN và DIỆT VONG ( sinh, lão, bệnh, tử ) ! ?

    ReplyDelete
  15. Hong Son Pham: Thấy các anh suy luận cao siêu quá. Có thể hiểu đơn giản thế này (cho đỡ nhức đầu ;-): Sinh Vật gồm hai giai đoạn:
    - Sinh là sinh ra và sinh sống
    - Vật là vật thể không sự sống, chết. Theo qui luật tự nhiên thì trước khi chết là già.

    ReplyDelete