Tuesday, February 14, 2017

Viết sách cho nhiều đối tượng,

Tôi đang viết bộ sách về cấu trúc không thời gian. Lại muốn viết cho nhiều đối tượng. Viết cho bọn làm vật lý (thực nghiệm và lý thuyết và kỹ thuật) và bọn toán đã đành. Còn muốn viết cho người không học toán, bọn làm triết học, khoa học xã hội và trẻ em nói chung.
Đúng là hơi tham, nhưng viết mấy phiên bản cho một đề tài thì vừa chán vừa không có thời gian. Vì vậy sinh ra ý tưởng như sau:
Sách có nhiều chương, sẽ có phần viết chữ to cho các đối tượng chung ở đầu mỗi chương. Sau đó có các phần chữ nhỏ hơn cho các đối tượng toán lý (đoạn này không cần phân biệt vì bọn toán lý sẽ biết phần nào cần đọc, phần nào không).
Nhờ các cao nhân phán xem như vậy có khả thi không.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

23 comments:

  1. Diem Hang Phan Vu: Ui! Mỗi đối tượng phải có cách viết riêng bác ơi.

    ReplyDelete
  2. Nguyen Phuong Thao: Em sẽ đọc hết các chương, trừ chương toán :-)

    ReplyDelete
  3. Ca Vu Thanh: Không đâu bác ơi. Bác viết sách cho đại chúng thì người làm chuyên môn người ta không đọc đâu ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tôi viết cho đại chúng, người chuyên môn vẫn phải thấy bổ ích.

      Delete
  4. Nguyen Chuong: Tốt nhất bác viết 2 cuốn riêng biệt

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi đồng ý. Một cuốn giản lược, đại chúng. Môt cuốn đầy đủ.

      Delete
  5. Nguyen Xuan Hoai: Việc gì phải thế, anh cứ chia làm 2 phần, phần 1 tóm tắt và trình bày ý tưởng, ý nghĩa bằng ngôn ngữ bình dân, phần 2 thì đi sâu vào các công cụ toán học etc giành cho chuyên ngành, vậy ai không quan tâm chi tiết kỹ thuật chỉ đọc phần 1, ngược lại người quan tâm đến chi tiết kỹ thuật vẫn hiểu được ý nghĩa của các công thức, định lý là gì; Ah anh cho thêm phần 3 nữa là các khảo dị, câu truyện liên quan ngoài lề về tri thức trong chương đó (ví dụ cuộc sống, tính cách, tình yêu tình báo của các nhà khoa học, bác học đóng góp vào tri thức trong chương, ,...)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Có khoảng 18 chương. Mỗi chương có 3 phần? Khéo chuyện khảo dị nhiều người thích đọc nhất.

      Delete
    2. Nguyen Xuan Hoai: Vâng, mỗi chương 3 phần, phục vụ nhiều đối tượng, phần khảo dị cũng quan trọng chứ ah; ngày xưa thế hệ bọn em đi theo khoa học, toán học, etc cũng vì mê mấy cuốn sách như "chuyện kể các nhà khoa học", "chuyện kể các nhà toán học", hồi nhỏ

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Nguyen Xuan Hoai, Thế thì bỏ vào phần đại chúng luôn.

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Anh nghĩ format khác nhau để người ta dễ phân biệt.

      Delete
    5. Nguyen Xuan Hoai: Phần đại chúng chỉ tập trung vào diễn giải ý tưởng, kết quả, ý nghĩa của kết quả, ứng dụng trong thực tế; còn phần khảo dị lại là những câu chuyện liên quan đến con người, xã hội etc :)

      Delete
    6. Nguyen Xuan Hoai: Ví dụ nếu phải viết cho người đọc về evolutionary strategies. Đầu tiên em sẽ cắt nghĩa bằng ngôn ngữ bình dân xem phương pháp này là gì? Áp dụng như thế nào, vào đâu; sau đó mới nói đến cơ sở toán học của nó; cuối cùng là cậu chuyện của 2 nhà khoa học trẻ tại Đức vì đâu mới nghĩ ra cái ES đó (do phải giải bài toán control cho robot mà hàm điều khiển cực kỳ phi tuyến và không trơn), sau đó là hai đồng chí đó khi đưa ý tưởng bị gạt, bị đuổi việc ra sao; cuối cùng ES được phục hồi như thế nào etc :)

      Delete
    7. Nguyen Ai Viet: Nguyen Xuan Hoai, Tất nhiên, công nghệ có phần dễ áp dụng mô hình đó hơn. Vật lý và Toán có nhiều vấn đề tự thân, chẳng áp dụng vào đâu cả.

      Delete
  6. Bxchung Vuong: Bác thử xem - Có khi hay đấy

    ReplyDelete
  7. Bxchung Vuong: Cách đặt vấn đề chắc có thể từ điểm xung đột của các Reader và bình luận chắc là sẽ ổn. Ví dụ các bố công nghệ sang làm quản lý có lỗi gì và bị các bố Kinh tế chê bai cái gì - tay nào đúng; Các Bố khoa học cơ bản làm xong pilot đã cho rằng áp dụng diện rộng bị các bố công nghệ che gì, các bố toán và vật lý đưa tư duy tối tưu tuyệt đối vào xã hội gặp phản kháng gì, cá bố chính trị gia chỉ tay năm ngón bị các bố khoa học cơ bản chê gì...vv, tay nào sai và tại sao. Mỗi chủ đề là một lĩnh vực của VN và Thế giới. Có Khi lại là Danbrow mới.

    ReplyDelete
  8. Nguyen Binhduong: Đc đấy, nếu ko sợ là nó ngốn nhiều thời gian và đã làm thì cũng cần đáp ứng yêu cầu của các loại đối tượng, vừa dễ hiểu. Mình tin AV làm đc

    ReplyDelete
  9. Nguyen Binhduong: Nhưng sau khi xem xét các ý kiến và tổng hợp lại rồi định đoạt cách viết chứ đừng kiểu đẽo cày giữa đường...

    ReplyDelete
  10. Bui The Tam: Phần cho bọn Toán Lý anh không nên viết chữ nhỏ khó đọc. Phần cho đại chúng dùng font Arial cỡ 11 như Facebook này, cho bọn Toán Lý dùng Times New Roman cỡ 12. Giữa 2 phần này của 1 tiết hay 1 chương có 1 dấu phân cách là được. Anh viết 1 cuốn 500 trang cỡ 19 x 29 cm là hay

    ReplyDelete
  11. Doan Hong Nghia: Kiểu Richard Feynman? Nếu thế thì quá hay!

    ReplyDelete
  12. Quốc Hà: E xin làm cả hai đối tượng và đặt hàng luôn a Nguyen Ai Viet ạ

    ReplyDelete
  13. Chau Minh: Dù bác viết kiểu gì đi nữa thì bọn KHXH cũng sẽ khó mà hiểu được, như tôi cứ hiểu không gian thời gian theo hệ khái niệm khó đo lường của Nhà Phật như tiểu kiếp, đại kiếp, tuần.

    ReplyDelete