Có lẽ mỗi một chúng ta đều rất háo hức trước những chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát. Dường như ánh đèn sân khấu và những tinh hoa của nghệ thuật luôn là thứ thu hút chúng ta, để mỗi một lần bước chân đến rạp hát là những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tuy nhiên, có vẻ như rất ít người trong chúng ta hiểu được các quy ước khi thưởng thức nghệ thuật tại nhà hát. Việc chúng ta vô tư ăn uống, miệng nhồm nhoàm, nói chuyện điện thoại vô tư như ở nhà, và “hội chứng" tặng hoa, gấu bông… cho nghệ sĩ kể cả khi họ đang thăng hoa với vở diễn… là những bằng chứng cho thấy sự thiếu vắng kiến thức trong cách hành xử ở nơi được coi là thánh đường của nghệ thuật này.
Hãy thử tìm hiểu về các quy ước dành cho lĩnh vực này
Tuy nhiên, có vẻ như rất ít người trong chúng ta hiểu được các quy ước khi thưởng thức nghệ thuật tại nhà hát. Việc chúng ta vô tư ăn uống, miệng nhồm nhoàm, nói chuyện điện thoại vô tư như ở nhà, và “hội chứng" tặng hoa, gấu bông… cho nghệ sĩ kể cả khi họ đang thăng hoa với vở diễn… là những bằng chứng cho thấy sự thiếu vắng kiến thức trong cách hành xử ở nơi được coi là thánh đường của nghệ thuật này.
Hãy thử tìm hiểu về các quy ước dành cho lĩnh vực này
Ăn mặc
Tại châu Âu, khi tham dự Đêm Mở màn ở một nhà hát kịch cổ điển, khán giả phải mặc trang phục trang trọng. Nam giới thường mặc trang phục “Black Tie" (áo tuxedo thường được ưu tiên) hoặc “White Tie", hoặc áo đuôi tôm. Ở các đêm nhạc kịch khác, nam giới chỉ cần mặc trang phục “black tie" hoặc bộ complê đen. Phụ nữ có thể chọn váy dạ hội dài hoặc ngắn, nhưng thường váy dạ hội dài được xem là trang trọng hơn. Phụ kiên đi kèm với trang phục thường là găng tay.
Phong cách white-tie, phụ nữ thường đeo găng tay
Nhà hát là nơi đặc biệt, vì thế, khán giả thường mặc trang phục trang trọng. Bạn sẽ bị coi là thiếu lịch sự nếu hiện diện trong trang phục quần jean, áo thun và giày thể thao. Đối với nam giới, complê đen, áo sơ-mi trắng và cà-vạt là trang phục phù hợp nhất. Nữ giới có thể mặc váy dạ hội. Tại những buổi trình diễn không phải là Đêm Mở màn, một bộ váy đen tuyền kết hợp với chuỗi hạt ngọc trai dài luôn là chuẩn mực phù hợp.
Thức ăn và thức uống
Không nên ăn hành lá, hành tây, mắm tôm trước giờ trình diễn – những thức ăn này sẽ khiến bạn khó chịu. Trong suốt buổi diễn, không nên gây bất kỳ tiếng ồn nào, không nhỏ to tâm sự với người đi cùng, không nhồm nhoàm nhai bỏng ngô hay kẹo bánh. Không nên ăn quá nhiều trước buổi diễn. Bạn sẽ phải ngồi trong một thời gian dài và sẽ thấy thoải mái hơn nếu không ăn quá nhiều. Đừng nên mặc một bộ complê hoặc váy đầm quá nhỏ so với kích thước của mình. Trước giờ mở màn, không nên uống quá nhiều thức uống có cồn, nếu bạn không muốn phải đi vệ sinh trước khi khúc mở màn kết thúc, cũng như ngủ gục ở những đoạn quan trọng.
Thời điểm vỗ tay
ĐỪNG BAO GIỜ vỗ tay cho đến khi nốt nhạc cuối cùng kết thúc, bất kể ĐIỀU GÌ diễn ra! (Quy tắc tương tự được áp dụng với các chương trình ba-lê, nhạc thính phòng. Bạn CHỈ nên vỗ tay sau khi phần cuối cùng kết thúc). Không vỗ tay cho các cảnh, các đoạn hoặc màn chào sân của nghệ sĩ tên tuổi bởi đó được coi là hành động vụng về. Nên chào đón chỉ huy dàn nhạc với một tràng pháo tay khích lệ.
Cách ứng xử liên quan đến chỗ ngồi
Bạn cần đến nhà hát đúng giờ ghi trong vé mời. Nếu chỗ ngồi của bạn nằm giữa gian, tốt hơn cả bạn nên đến sớm hơn để không gây ảnh hưởng đến những người ngồi xung quanh. Không nên ngồi gác chân lên ghế hay dạng chân dạng cẳng. Tránh lia ống nhòm vào những người xung quanh. Trong giờ giải lao, bạn có thể rời chỗ của mình để đi vệ sinh, ăn lót dạ hoặc ngồi tại chỗ.
Bạn nên tắt các thiết bị điện tử hoặc để ở chế độ “rung". Thật là một điều kinh khủng khi khúc Puccini du dương bị phá vỡ bởi tiếng chuông điện thoại, thậm chí cả khi tiếng chuông điện thoại đó là nhạc Mozart. Đừng bao giờ sử dụng đèn pin để đọc chương trình. Không nhấp nhổm trên ghế, đung đưa đầu ra trước và sau, hoặc nhịp chân, bất kể bạn đang thấy thoải mái thế nào, hoặc bất kể bạn đang rung động trước giai điệu của bản nhạc ra sao.
Nếu ngồi ở khu vực khác lô ghế, hãy nâng ghế của bạn lên khi không ngồi nữa, để thuận tiện cho những người phải di chuyển trong hàng. Hãy nói “Xin thứ lỗi" khi đi ngang qua trước mặt người khác nếu bạn cần di chuyển trong hàng. Khi phải di chuyển trong hàng ghế, người châu Âu có cách đi ngang qua trước mặt người khác rất lịch sự: Họ xoay mặt hướng về những người họ đang đi ngang qua, thay vì quay lưng lại như người Mỹ.
Hãy yên lặng! Nếu bạn bị ngứa ngáy, đừng gãi. Nếu bạn bị cảm, hãy nhịn cơn ho (không vò giấy nhàu nhĩ) và không xịt mũi. Không đội mũ che mất tầm nhìn, và bất kể bạn thấy khó chịu thế nào, cũng đừng tháo đôi giày “đang tỏa hương" của bạn ra. Không sử dụng tờ chương trình làm quạt hoặc làm dụng cụ gõ. Không nói chuyện, ngáy, hoặc thì thầm trong khi các khúc nhạc đang được thể hiện. Những thính giả cố nói chuyện trong khi khúc mở đầu được trình diễn chứng tỏ rằng họ thật ngu dốt. Khúc dạo đầu là một phần của vở nhạc kịch, không phải là thời điểm “điều chỉnh" cho các đoạn chỉnh âm hoặc cơ hội để gây chú ý với với người gần nhất!
Khi hạ màn
Đây là thời điểm chắc chắn bạn có thể gây ồn ào một chút, nhưng phải theo các quy tắc sau:
Hãy nhớ rằng những nghệ sĩ sẽ bước ra như các nguyên thủ quốc gia, theo thứ tự ngược lại thứ bậc xếp hạng – người ra sau cùng là ngôi sao của buổi diễn.
Bạn có thể tặng hoa cho nghệ sĩ khi chương trình kết thúc. Nếu đó là chương trình diễn kịch, bạn có thể đến gần sân khấu và tặng hoa cho diễn viên, còn nếu đó là chương trình ca nhạc, bạn cần đến khu vực hậu đài trước từ 3-5 phút để kịp tặng hoa/đồ lưu niệm cho nghệ sĩ trên sân khấu. Không nên tự tiện bước vào khu vực trang điểm dành cho nghệ sĩ.
Khi vỗ tay cho nghệ sĩ nữ, bạn có thể nói “Brava!"nhấn mạnh âm tiết cuối.
Khi vỗ tay cho nghệ sĩ nam, bạn có thể nói “Bravo!"nhấn mạnh âm tiết cuối
Khi vỗ tay cho cả nghệ sĩ nam và nữ, bạn nói “Bravi!", nhấn mạnh âm đầu.
Nếu buổi biểu diễn hấp dẫn đến mức khiến cho đám đông không muốn đến nơi đỗ xe, hãy Ở LẠI để vỗ tay cho các nghệ sĩ.
Với những buổi biểu diễn xuất sắc, hãy ĐỨNG DẬY và vỗ tay. Người nghệ sĩ đã rất cố gắng và họ xứng đáng nhận được sự trân trọng.
GS. Trần Văn Nhung
(Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment