Tôi cũng từng nghe nhiều người đứng đầu các cơ quan, chính quyền ở VN nói "thắng MỸ được thì không gì là không thể đối với VN".
Thực tế của Singapore và VN đã cho thấy ai là người lãnh đạo thành công, và ai là những người từ "thắng cuộc" đang trở thành "thua cuộc" ngay trên đất nước mình.
Ông Lý Quang Diệu nói, lãnh đạo VN cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ thì rồi việc gì khó đến đâu họ cũng sẽ làm được, rằng họ muốn tôi góp ý kiến để họ chứng minh đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn đúng đắn và để làm gương cho nhiều nước khác .
********
Ông Lý Quang Diệu (Nguyên thủ tướng Singapore) đã từng góp ý cho thủ tướng Võ Văn Kiệt!
(Nguồn Fb: Gs Nguyễn Đình Cống)
(Nguồn Fb: Gs Nguyễn Đình Cống)
*********
Hỏi : Được biết, vào tháng 11 năm 1991, sau khi ngài đã thôi chức thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt có mời ngài làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Việt Nam. Xin cho biết ngài đã góp được những ý kiến gì.
Hỏi : Được biết, vào tháng 11 năm 1991, sau khi ngài đã thôi chức thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt có mời ngài làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Việt Nam. Xin cho biết ngài đã góp được những ý kiến gì.
Trả lời : Tháng 11 năm 1991, ông Võ Văn Kiệt, với tư cách thủ tướng chính phủ Việt Nam sang thăm Singapore. Trước đây ông Phạm Văn Đồng làm cho tôi quá thất vọng thì nay ông Kiệt làm cho tôi hy vọng. Ông Kiệt có lời mời tôi làm cố vấn nhưng tôi chưa dám nhận lời, hẹn sẽ sang Việt Nam khảo sát tình hình và sẽ trao đổi. Tháng 4 năm 1992 lần đầu tiên tôi đến Hà Nội, làm việc với ông Kiệt. Ban đầu ông Đỗ Mười,Tổng bí thư đảng định không tiếp , vẫn nghĩ tôi là tên chống cộng hèn hạ, nhưng sau khi biết các nội dung tôi trao đổi với ông Kiệt là thiện chí thì ông Mười đồng ý tiếp, bên ngoài tỏ ra thân mật, vui vẻ. Tháng 10 năm 1993 ông Đỗ Mười sang thăm Singapore thì đã có thái độ thân thiện và sau đó Hà Nội đã cho dịch và phát hành Tuyển tập các bài chính luận của tôi . Tôi còn đến Việt nam 3 lần nữa vào năm 1993, 1995, 1997.
Về việc góp ý kiến cho vua chúa hoặc cho những người lãnh đạo đất nước. Tôi thấy có 2 loại chính. Loại 1 là thuyết khách kiểu như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Chuy … trong lịch sử Trung quốc. Loại này có mục đích tiến thân nên phải tìm cho được điều vua chúa thích nghe để nói cho lọt tai. Loại 2 là các cố vấn, họ ít quan tâm đến điều các đối tượng thích nghe mà tập trung vào những kế sách có nhiều hiệu quả, đó là những mưu lược thể hiện tài năng và ý chí của họ.
Các ông lãnh đạo của Hà nội muốn đồng thời phát triển kinh tế thị trường, mà lại phát triển cho nhanh, bất chấp sự bảo vệ môi trường, vừa phải giữ nguyên đường lối chuyên chính vô sản với chế độ đảng trị. Các vị cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ thì rồi việc gì khó đến đâu họ cũng sẽ làm được, rằng họ muốn tôi góp ý kiến để họ chứng minh đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn đúng đắn và để làm gương cho nhiều nước khác .
Tôi biết nếu góp ý thẳng thắn ngay họ sẽ không nghe, nên ban đầu tôi phải tỏ rõ thiện chí bằng cách bỏ ra một số tiền kha khá để viện trợ, để đầu tư một số cơ sở sản xuất, sau đó mời một số nhà lãnh đạo Việt Nam sang khảo sát tận nơi cách làm của chúng tôi để tham khảo được gì thì được. Sau ông Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt thì các ông Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Phú Trọng đã lần lượt sang Singapore. Tuy các ông có thăm nhiều nơi, nghe nhiều bài giới thiệu nhưng hầu như không tham khảo được gì. Điều các ông muốn học và làm cho đến nay nhân loại chưa có ai biết, chưa có ai làm được, đó là phát triển kinh tế thị trường trong chế độ vô sản chuyên chính, theo Chủ nghĩa Mác Lênin, hoặc là “ Kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Cũng đến lúc phải nói ý kiến của mình, tuy biết rằng những góp ý đó hoàn toàn ngược với lòng mong muốn của họ. Tôi cho rằng kinh tế thị trường và thể chế chính trị vô sản chuyên chính là mâu thuẩn nhau, không thể dung hòa. Nếu cứ cố gán ép hai thứ đó với nhau thì sẽ sinh ra một xã hội rối loạn và thối nát, kiểu chế độ tư bản thời kỳ hoang dã. Vô sản chuyên chính sẽ không phát huy được mặt tích cực của kinh tế thị trường mà càng làm tăng thêm mặt tiêu cực, làm trầm trọng thêm các nhược điểm thối tha của nó. Kết hợp kinh tế thị trường với chuyên chính vô sản sẽ đẻ ra tham nhũng trầm trọng và rộng khắp, đẻ ra tệ nạn mua bán quan tước, sẽ làm xuống cấp đạo đức và giáo dục, sẽ làm phát triển tệ nạn dối trá từ trên xuống dưới, thế mà kết quả chẳng phát triển kinh tế được bao nhiêu.
Sau sửa sai 1986 mà Việt Nam nhận nhầm là đổi mới, kinh tế có phát triển, mặc dù phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8%, nhưng đó là chỉ là tăng trưởng do người dân được cởi trói chứ chưa phải do lao động sáng tạo và công nghệ cao, chưa phải do nền kinh tế tri thức. Hơn nữa đó là sự phát triển nóng dựa vào khai thác cạn kiệt tài nguyên, vay nợ, lao động đơn giản. Trong sự phát triển vội vàng dễ gặp phải việc tàn phá thiên nhiên và làm ô nhiểm môi trường, có được chút lợi trước mắt mà để tai họa nặng nề cho hậu thế. Tôi có góp ý về sự “ Phát triển bền vững”, lãnh đạo Hà Nội có nghe, có nhắc lại nhưng hình như chỉ nói cho qua chuyện. Việc Việt Nam phát triển kinh tế trong khoảng mười năm sau 1986, đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói đã làm mờ mắt, làm tối lòng một số lãnh đạo, họ tưởng nhầm là nhờ tài năng của họ, là nhờ vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin, mà không biết rằng thực chất là nhờ làm ngược lại chủ nghĩa đó, nhờ nhân dân được cởi trói một phần.
Việt Nam muốn cải cách và phát triển kinh tế theo thị trường, muốn hòa nhập với thế giới dân chủ thì trước hết cần cải cách nhà nước theo thể chế tam quyền phân lập, cần phải thật sự tự do tư tưởng, thật sự mở rộng dân chủ, đặc biệt dân chủ trong bầu cử để chọn được những người có tài năng, như thế mới có được những sáng tạo. Lãnh đạo ở Hà Nội chỉ muốn nghe thuyết khách loại 1, kiểu các chuyên gia của Liên xô và Trung quốc trước đây, mà tôi không thể nào làm được như họ. Tôi chỉ muốn và có thể làm cố vấn loại 2, trình bày trung thực quan điểm của mình. Tôi tuy có được lời mời làm cố vấn nhưng những điều tôi góp ý chẳng ai nghe. Tôi đành nói ý cuối cùng : Các ông không phải tìm mời cố vấn nước ngoài mà hãy tìm ở trong nước, người Việt các ông có nhiều người giỏi nhưng không được dùng đúng chỗ vì họ không thích hợp với chế độ độc tài toàn trị của các ông. Vì bất đồng ý kiến mà số thì bị bắt giam, số bỏ ra nước ngoài, số khác ôm hận chờ thời. Tinh hoa, hiền tài của đất nước phải được tập họp lại trong Quốc hội, trong các cơ quan nhà nước . Kinh nghiệm chủ yếu của Singapore là bộ máy hành chính nhà nước phải thật tinh gọn, muốn vậy phải chọn dùng được những người thật sự tài giỏi và liêm khiết. Khi nhìn vào Quốc hội của các ông chỉ thấy tính chất đại diện của nó chứ không thấy trí tuệ. Bộ máy của các ông gồm 3 tầng đè lên nhau gồm cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, ôm ấp lấy nhau, dẫm đạp lên nhau mà lại thiếu người giỏi và liêm khiết .
Năng suất lao động của Việt nam thuộc loại rất thấp mà năng suất trong công tác của chính quyền và Quốc hội của các ông lại càng thấp. Việt nam có câu thành ngữ “Ăn tàn phá hại”, câu ấy khá đúng cho đội ngũ quan chức các cấp của các ông từ cơ sở đến trung ương. Như thế thì dựa vào đâu để phát triển xã hội. Các nước dân chủ đều cho rằng động lực để phát triển xã hội phải dựa vào năng lực và trách nhiệm của 3 lực lượng chính là trí thức, doanh nhân và quan chức chính quyền. Cộng sản lại cho là dựa vào liên minh công nông, thế mà công và nông của các ông đang lao động cực nhục và sống lay lắt, trí thức các ông thì phần lớn hữu danh vô thực, doanh nhân còn yếu và bị chèn ép, quan chức nhà nước thì phần lớn nặng về tham nhũng và cửa quyền, yếu kém về trình độ và đạo đức. Các ông muốn phát triển đúng hướng thì phải thay đổi từ gốc rễ là nhận thức, là thay đổi thể chế.
Ông Lý cho biết quan hệ giữa ông và Hà nội có thân thiết được một thời gian, sau đó cả hai bên đều chán nhau vì “ đồng sàng dị mộng”, đặc biệt sau khi ông Võ Văn Kiệt nghỉ hưu thì quan hệ gần như quay về trạng thái “ bằng mặt mà chẳng bằng lòng”.
Tôi định nêu tiếp câu hỏi về ý kiến của ông đối với mong ước “ Thoát Trung” và con đường sắp tới mà dân Việt nên theo , nhưng đến đây ông Lý ra hiệu cuộc phỏng vấn đã khá dài, cần kết thúc và không hẹn gặp lại. Thật tiếc, nhưng biết làm sao.
Nguồn: Minds.com
Dù là cs hay không cs, không lẽ lại không thể phát triển?
ReplyDeleteCái vấn đề nằm ở chỗ:
Nếu tinh thần là “Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”[1] thì tại sao cơm không có ăn, áo không đủ mặc?
Không cần khoác áo gì, màu sắc ntn. Tại sao cứ phải là thế này thế kia mà không thể đúng là cái cần nhất, cấp thiết nhất vì một đất nước thật sự bình đẳng, tự do và bác ái hay như tiêu chí của nước VNDCCH "Độc lập-Tự do-HẠnh phúc".
Con đường của dân tộc mà phải lệ thuộc vào kẻ thù truyền kiếp thì vận mệnh của đất nước mà bao năm bao thế hệ đã đổ xương máu để bảo vệ, bao nhiêu sức người sức của đã bỏ ra để giữ gìn và xây đắp... lẽ nào bây giờ lại chỉ tùy vào vài cánh tay vô hồn của những hạng người như Võ Kim Cự?
[1]: Thơ Hoàng Trung Thông
Từ chiến thắng giải phóng đất nước qua 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, dân tộc Việt Nam đã cho thấy "sự trỗi dậy không ai lường hết được của những gì đẹp nhất trong con người Việt Nam và cộng đồng con người Việt Nam, sự trỗi dậy của lòng yêu nước và tình cảm dân tộc, sự trỗi dậy của khí phách "thà chết chứ không chịu làm nô lệ", sự trỗi dậy của lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo, sự trỗi dậy của trí tuệ tập thể... Đây là sự trỗi dậy có tầm vóc rộng lớn và sâu xa lạ lùng, bắt nguồn từ bản lĩnh vốn có của dân tộc, đưa lại những thành quả mà ngày nay, nhớ lại, mọi người chúng ta đều tự hào và bè bạn nước ngoài gần xa đều ngưỡng mộ." (Phạm Văn Đồng)
ReplyDeleteLong Vu Hung: Thế mới là Việt Nam! !!!!!!
ReplyDeleteTừng thắng kẻ thù mạnh nhất nhưng đang đầu hàng kẻ thù truyền kiếp. Cũng là nước XHCN, nhưng Cuba nghèo mà ko hèn. Còn VN đang đi ngược lại quá khứ của mình và ko xứng đáng với những hy sinh/mất mát của các anh hùng trước đây khi là nước có những sai lầm đáng hổ thẹn.
DeleteLong Vu Hung: Cu ba không căng thẳng nữa, mà đang hình thành lý tưởng mới .
DeleteLong Vu Hung, chắc chắn sẽ vượt xa VN. VN bây giờ còn ko thể so với Lào và CPC!
DeleteLong Vu Hung: Đã từ lâu ko bằng Lào và Căm
DeleteVà để mất những gì từng có !
DeleteLong Vu Hung: Kể cả Triều tiên , nếu họ thay đổi.
DeleteSo với Bắc Triều Tiên thì VN kém họ về vấn đề chủ quyền và tính độc lập.
DeleteLong Vu Hung: Không được như những người cổ xưa ! Con người ngày càng mất dần tính người !
ReplyDeleteMỸ từng muốn bằng không quân, họ sẽ đưa miền BẮc VN trở lại "thời kỳ đồ đá". Nay thì VN còn tệ hơn thế khi xh ngày càng nhiều kẻ vô lại cùng với những tệ nạn nhan nhản khắp nơi.
DeleteLong Vu Hung: Vì đang " tự diễn biến ...."
DeleteNguyên nhân chủ yếu là từ "nội tặc"/nội xâm mà ra cả. Thế lực bên ngoài chỉ là yếu tố "ma đưa lối, quỷ dẫn đường".
DeleteChỉ nói về phá rừng: có lẽ chẳng có lực lượng không quân chiến lược nào, dù là MỸ với bầy B52 rải thảm và chất khai quang tàn phá rừng bằng đội quân "lâm tặc" câu kết/ăn chia với các lực lượng tại chỗ của từng địa phương dẫn đến tình trạng thê thảm của núi rừng VN hiện nay cùng với đủ hậu quả mà dân chúng nhiều nơi phải gánh chịu...
DeleteGiai đoạn từ khi thành lập nước VNDCCH cho đến 1975: Về mặt lãnh đạo và trong chiến tranh, chúng ta có những người tổ chức và chỉ huy thật sự tài giỏi. Hồ Chủ tịch là người đã quy tụ được hầu hết những con người ưu tú nhất vì nền độc lập của VN. Nhưng xây dựng một đất nước, quản lý theo tiêu chuẩn đúng tầm quốc gia và quốc tế thì rất tiếc, vai trò này hầu hết lại nằm trong tay những thành phần cầm quyền chậm lụt và hèn mọn chứ ko phải những người lãnh đạo có tài như ông Lý Quang Diệu nhận định theo đánh giá của ông (cái vị trí số 1 của VN mà ông nói trong những năm 60s là hiển nhiên).
ReplyDeleteDÙ cùng 1 hệ thống, chúng ta ko đáng gọi là 1 quốc gia độc lập khi so với Cuba, ko là gì nếu cứ nói mãi về thành tích này nọ khi so với những nước nhỏ bé như Singapore hay Phần Lan về mặt phát triển..., dù các nước này cũng nằm cạnh những nước lớn và phải chịu những áp lực/tác động hoặc thậm chí từng bị xâm chiếm và bị cai trị... nhưng họ ko bao giờ như VN bây giờ.
ReplyDelete