Người Bắc nói "thích ghê lắm", người Nam nói "thích dữ lắm". Người Nam nói "Con dzợ tui dữ lắm", người Bắc nói "mụ vợ tôi ghê lắm". Tuy thay thế nhau nhưng gốc gác hai từ này không tương đương. "Ghê" là một trạng thái tâm lý của chủ thể người nói, "ghê người", "sởn gai ốc" "tởn gáy". "Dữ" là trạng thái của khách thể "dữ dằn", "dữ tợn". Người Bắc ưa nói về bản thân, người Nam ưa nói về khách thể. Có thể có lý do lịch sử chăng?
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Chau Minh: Ghê là ghê gớm chứ, đều nói về mụ vợ đó thôi
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Ghê và gớm đều là cảm giác chủ quan.
DeleteChau Minh: Aiviet Nguyen, là kinh khủng
DeleteAiviet Nguyen: kinh và khủng cũng đều là cảm giác chủ quan.
DeleteChau Minh: Kinh khủng là đanh đá đáo để...
DeleteAiviet Nguyen: :-)
DeleteAiviet Nguyen: Gốc chữ "đanh đá" và "đáo để" có lẽ cũng nên tìm hiểu.
Delete"Đanh đá" là chữ mà tôi yêu thích vì là đặc sản của dân Bắc bộ.
DeleteChau Minh: Đanh đá nghĩa là “ mặt rắn như sành”. Đáo để nghĩa là đừng ai hy vọng vào sự lùi bước...hic!
DeleteAiviet Nguyen: Chau Minh, Mình cũng nghĩ đanh đá là "đanh như đá". Đáo để có lẽ gốc Hán Việt hoặc nói tránh từ một từ tục tĩu nào đó.
DeleteHồi vào SG năm 1975, tôi hay nghe người SG còn dùng chữ "dễ sợ". Vừa có nghĩa hung tợn, nhưng còn mang nhiều biểu cảm với nghĩa khác: hay dễ sợ, đẹp dễ sợ, lanh dễ sợ...
ReplyDeleteChau Minh: Người Hà nội hay dùng chữ “đáng nể”, hoặc nể thật, thì suy ra vẫn là trạng thái chủ quan của người đánh giá
Delete