Saturday, December 15, 2018

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 141)

Chị vợ nửa đêm tỉnh dậy không thấy chồng mình nằm cạnh. Chị ta bật dậy, ra khỏi phòng ngủ và thấy chồng đang ngồi ở bàn nhà bếp bên cạnh là chai Wít-ki, nhìn chăm chăm vào bức tường với vẻ mặt buồn bã. Nhấp một ngụm rượu từ cốc và lau giọt nước mắt từ khoé mắt anh ta.
- Có chuyện gì vậy anh yêu? Đêm khuya thế này sao anh không ngủ? – Chị vợ hỏi.
Người chồng ngước nhìn chị vợ:
- Em có nhớ khi chúng mình bắt đầu đi với nhau, em lúc đó mới 16?
- Có, em nhớ.
- Thế em có nhớ khi bố em bắt quả tang hai chúng mình ở ghế sau xe của bố không?
- Có,em nhớ.
Chị vợ ngồi xuống ghế bên cạnh chồng:
- Có, chuyện này em cũng nhớ.
- Sau đó bố dí súng vào đầu anh và nói: “Hoặc là mày lấy con tao, hoặc là tao sẽ cho mày đi tù 20 năm!”
- Có, em có nhớ loáng thoáng. – Chị vợ thì thầm trả lời.
- Thế là…..đúng hôm nay anh có thể được tự do rồi!
-------------
Egy asszony az éjszaka közepén arra ébred, hogy nincs mellette az ágyban a férje. Felkel, kimegy a hálószobából, és látja, hogy a férfi ott ül a konyhaasztalnál egy üveg Whisky mellett és bánatos arccal bámulja a falat. Kortyol egyet a poharából, majd kitöröl egy könnycseppet a szeméből. 
- Mi baj van, drágám? Miért nem alszol ilyen késő éjjel? - kérdezi a feleség. 
A férj felnéz: 
- Emlékszel, amikor elkezdtünk járni, és még csak 16 éves voltál? 
- Igen, emlékszem. 
- És arra, amikor az apád rajtakapott minket a kocsija hátsó ülésén? 
A nő leereszkedik a férje mellé egy székre: 
- Igen, édesem, erre is emlékszem. 
- Aztán a fejemhez nyomott egy fegyvert és azt mondta: ''Vagy elveszed a lányomat, vagy gondoskodom róla, hogy 20 évre börtönbe kerülj!'' 
- Igen, rémlik valami. - feleli halkan az asszony. 
- Na,...hát éppen ma szabadulnék!
Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

29 comments:

  1. Tôi vẫn thích cứ sống với vợ hơn, nếu đó thật sự là 1 lựa chọn (thay đổi) của cuộc đời. Là tù ngục hay chui vào lồng giam hãm hay là gì thì tùy người, tùy quan điểm.
    Thời đương đại thì nhiều người thà ở tù (còn có ngày mãn hạn) còn hơn đày đọa nhau cả đời là điều phải suy nghĩ từ Âu đến Á, từ cổ chí kim.
    Vẫn là chuyện hạnh phúc từ đâu ra cả. Thật bất hạnh cho những ai bị cầm tù vì ko thể hy sinh vì hạnh phúc gia đình.

    ReplyDelete
  2. Hasu Le: Lẽ ra ngày hôm nay anh được tự do rồi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Le Thai: Đáng lẽ phải dịch như này mới chuẩn!

      Delete
    2. Viet Nguyen Ngo: Le Thai, Không hẳn là như vậy. Nếu câu gốc lầ "Na,...hát éppen ma szabadultam volna!" thì mới dịch như vậy. Còn như bản gốc thì có lễ nên dịch là :"Thế là…..đúng hôm nay anh có thể được tự do rồi!"

      Delete
    3. Le Thai: Viet Nguyen Ngo, ý câu ấy là biết thế tôi chọn giải pháp đi tù thì hôm nay là ngày mãn hạn. Vì lấy cô nên tôi vẫn phải tiếp tục vòng lao lý. Phải kg anh?

      Delete
    4. Phuong Virag: Anh ta dang tiec gia nhu luc ay chon di tu thi ngay hom nay la duoc tu do, chinh vi vay no dung thi hien tai co dieu kien, o day dieu kien an thoi.

      Delete
  3. Lan Anh Ngo: Em thay thế là = đấy.... :)

    ReplyDelete
  4. Quang Thang Trinh: Câu cuối cùng rất khó dịch ra tiếng Việt. Dùng "có thể" thì từ gốc phải "szabadulhatnék" ko hoàn toàn trùng "szabadulnék", có lẽ dùng thủ thuật diễn giải ý: ... nếu thế (tức là nếu bị tù 20 năm theo lời ông bố, nhưng điều đó ko xảy ra) thì đúng hôm nay là ngày anh được tự do?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ho Bich Dao: Quang Thang Trinh, có thể dùng là " lẽ ra hôm nay được tự do rồi" được không ah. Tôi quên tiếng hung gần hết rồi, nhưng tôi thấy động từ chia thể điều kiện "szabadulnék" nên nghĩ vậy. Xin lỗi nếu tôi sai nhé.

      Delete
    2. Quang Thang Trinh: Ho Bich Dao, vâng ý đó cũng trùng như trên. Đúng là thể điều kiện khó thật. Ví dụ ta ko biết liệu ổng có hạnh phúc ko, vì thấy lời bà vợ rất âu yếm. Lời của ông chồng chưa đủ để kết luận.

      Delete
    3. Ho Bich Dao: Quang Thang Trinh, theo tôi hiểu thì ông chồng ân hận vì đã chọn lấy vợ thay vì đi tù, vì nếu đi tù thì đã được tự do rồi ( ông ta nem boldog )

      Delete
    4. Ho Bich Dao: Tác giả kiệm lời, mình phải suy diễn 😃

      Delete
    5. Quang Thang Trinh: Ho Bich Dao, suy diễn có thể sai: 20 năm nếu ông chồng ko yêu vợ thì ko có bà vợ nào có những lời ngọt ngào như vậy, về mặt tâm lý khó tồn tại cuộc đối thoại. Mà lời ông chồng rất nhã nhặn lịch sự, ko hề cục xúc?

      Delete
    6. Ho Bich Dao: Quang Thang Trinh, suy luận của bạn rất logic 👍 Nhưng là chuyện vui nên có thể phi logic một chút nhỉ 😁. Uh, nhưng xét về mặt "dịch" thì tôi không có ý kiến vì tiếng Hung của mình "tèo" rùi. Tôi rất ngưỡng mộ các bạn, về nước đã lâu mà tiếng Hung vẫn không quên

      Delete
    7. Quang Thang Trinh: Ho Bich Dao, Muốn dịch tốt,tiến bộ, hiểu hết ngọn nguồn bản gốc là điều tối quan trọng, nếu hời hợt tôi nói làm gì cho phí công. Còn nếu bạn ko hiểu rõ tiếng Hung thì khó bàn lắm? Tôi ghét nhất a dua, khen đãi bôi đó

      Delete
    8. Ho Bich Dao: Quang Thang Trinh, xin lỗi bạn nhé, sẽ rút kinh nghiệm không tham gia vào những việc như vầy.

      Delete
    9. Ho Bich Dao: Quang Thang Trinh, khen là thật lòng đấy, không phải đãi bôi đâu.

      Delete
    10. Quang Thang Trinh: Ho Bich Dao, Xin lỗi chị hiểu nhầm, ý nói chung chứ ko ám chỉ chị đâu ạ.

      Delete
  5. Tran Cong Dong: Giải thích như Quang Thắng Trịnh là chính xác

    ReplyDelete
  6. Messeňger Việt Nam: Thể giả định thể hiện qua cách chia động từ là nét đẹp đặc biệt của tiếng Hung.

    ReplyDelete
  7. Toan Tran Thanh: Tôi nghĩ là chuyện vui thì cũng nên vui ko nên làm mất vui.
    Tôi đọc cả 2 thứ tiếng đều thấy vui vì xem trọng cốt truyện là chủ yếu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quang Thang Trinh: Toan Tran Thanh, Tôi ko đồng ý quan điểm nếu coi chuyện dịch là thứ yếu mà chỉ vui. Chính ngay từ đầu cũng đã nói đây là cơ hội để rèn rũa lại tiếng Hung. Cái tôi buồn nhất là mọi người ko những quên tiếng Hung mà quên luôn tư duy người Hung đã dạy chúng ta.

      Delete
    2. Toan Tran Thanh: Quang Thang Trinh, tôi ko có ý hạ thấp tầm quan trọng của dịch thuật mà đồng ý quan điểm của bạn đó cũng là học thuật. Ý tôi là chúng ta nên nói vui vẻ với nhau thì vui hơn. Cảm ơn bạn hồi âm.

      Delete
  8. Viet Nguyen Ngo: Trước tiên xin cám ơn các bạn đã quan tâm và có những ý kiến thú vị về câu chuyện vui. Tôi định không phản hồi vì mỗi ý kiến đều có phần đúng của nó và là chuyện vui nên nếu phân tích quá sâu sẽ làm cho người đọc cảm thấy mệt mỏi và đi ngược lại với mục đích của câu chuyện là mang lại niềm vui cho mọi người. Tuy nhiên, vì hình như một số bạn vẫn chưa cảm thấy thoải mái với cách dịch câu cuối cùng), tôi xin phép có lời giải thích lý do tại sao dịch như vậy nhưng tôi xin nhấn mạnh là đây chỉ dành cho những ai quan tâm đến khía cạnh ngôn ngữ, còn nếu chỉ để vui thôi thì không nên đọc và mất thời gian và mất vui.
    Các bạn nói nhiều đến thể điều kiện, nhưng chúng ta cần nhớ rằng không chỉ có 1 thể điêu kiện mà có 4 thể điều kiện, cụ thể là:
    Loại 0: Điều kiện diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên.
    Loại 1: Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại, tương lai.
    Loại 2: Điều kiện không có thật ở hiện tại
    Loại 3: Điều kiện không có thật ở quá khứ
    Như vậy, không phải thể điều kiện nào cũng dịch là “Lẽ ra…..”.
    Trong trường hợp của chúng ta, nếu câu tiếng Hung là “….szabadultam volna” thì ta chắc chắn là thể điều kiện loại 3, điều kiện không có thật trong quá khứ, và có thể dịch là “Lẽ ra….” Nhưng câu tiếng Hung là “….szabadulnék” thì thuộc thể điều kiện loại 1 hoặc loại 2, tùy thuộc vào ý nghĩ thật sự trong đầu của người chồng. Thời điểm anh ta nói là nửa đêm, bắt đầu của ngày nên chúng ta cũng chưa biết là anh ta có thực sự muốn được giải phóng hay không và nếu muốn thì có thể giải phóng hay không vì còn muôn vàn lý do cản trở, chúng ta không thể biết được.
    Chính vì vậy, tôi dã không chọn dịch là “Lẽ ra….” Vì nếu dịch như vậy vô hình chung chúng ta đã khẳng định là anh chồng không thể giải phóng được mà phải tiếp tục bị “đi tù”, bất kể anh ta có muốn được giải phóng hay không. Chẳng có gì khẳng định điều đó cả, chỉ là một giả định có thể xảy ra.
    Cũng chính vì đây là một giả định có thể xảy ra nên tôi chấp nhận MỘT CÁCH DỊCH của bạn Hasu Le, nhưng không có nghĩa là đây là cách dịch chính xác nhất vì chúng ta cũng không biết người chồng nghĩ gì và sẽ quyết định hành động như thế nào trong ngày hôm đó.
    Dịch là “…..có thể được giải phóng…” là để ngỏ khả năng được giải phóng, bất kể là anh ta có muốn hay không. Có thể anh ta sẽ vẫn tiếp tục “đi tù” hoặc chia tay với người vợ để thoát cảnh "ngục tù". Điều này chúng ta không thể khẳng định được từ câu chuyện.
    Hy vọng là lời giải thích của tôi có thể thỏa mãn thắc mắc của các bạn vầ cách dịch câu cuối của câu chuyện vui này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lan Anh Ngo: Viet Nguyen Ngo, thật ra đọc vui là dc, khía cạnh ngôn ngữ nhiều khi dịch đúng quá quy cách thì lại mất cái tính hài trong ngôn ngữ dc dịch. Đã bao nhiêu lần người Hung bảo, ờ dịch từ Anh ra Hung thế là chuẩn nhưng chả magyaros gì :)
      Vị chi là theo em cái từ Na... ở đây nó chỉ là từ đệm như 1 cái chặc lưỡi chả qyan trong gì lắm :)

      Delete
    2. Viet Nguyen Ngo: Lan Anh Ngo, Anh cũng nghĩ vậy nhưng nhiều khi độc giả lại thắc mắc tại sao lại dịch không đúng tinh thần bản gốc :)

      Delete
  9. Nguyen Thai Tuyet Hoa: Bác làm em nhớ ra bà xã nhà em nói “ đi tù còn có ngày ra, đằng này càng cải tạo tốt quản giáo nó càng giữ lâu” hihiii

    ReplyDelete
  10. Nguyen Son Hai: Mặc kệ thể 1, 2, 3... anh chồng này chắc là muốn nói thế. Ra chuyện hồi đấy mà ta chọn đi tù thì đúng hôm nay là hết hạn rồi đây. Đằng này rất tiếc là vẫn chưa được giải phóng...
    Chuyện vui thôi. Nhiều bố tán mãi mới lấy được vợ, lấy xong lại bảo đi tù...
    Tán thêm cho nó vui chứ không có nghĩa là ai đúng ai sai mà làm gì.

    ReplyDelete