Monday, December 31, 2018

Triết lý giáo dục

Năm ngoái có ĐBQH chất vấn Bộ Trưởng Nhạ về Triết lý giáo dục. Mọi người đều tỏ ý coi thường Bộ Trưởng vì ấp úng không trả lời nổi và phải đợi Chủ tịch QH cứu viện. Mọi người cũng cho rằng Chủ tịch Quốc Hội cũng cóc biết Triết lý giáo dục là gì nên mới cứu bồ và lại cho rằng phải nhiều hội thảo. Lúc đó mình cũng nghĩ thế. Mấy thứ sang sang, cao cao như giáo dục rõ ràng hiển nhiên phải có Triết lý chứ.
Nhưng về tự vấn mình, thì phải thật thà mà nói Triết lý giáo dục Việt Nam nó là con khỉ khô gì nhỉ. Thật tình mình cũng đếch biết nốt. Mình luôn tự coi là kiến thức trên mức khá của xã hội, thế mà có cái mấy anh quản lý, chính trị gia (yêu cầu kiến thức ở mức trung bình kém là tốt rồi) phải biết mà mình cóc biết. Thật xấu hổ quá đi mất. Dám cuộc là đám kẻ sĩ cũng như bình dân xì xào "Triết lý giáo dục mà cũng không biết" có tới 99.99% cũng cóc biết.
Sau khi suy nghĩ thì mới hiểu ra một điều sâu xa thế này: Dân Việt làm đếch gì có thói quen triết lý. Lịch sử Việt Nam dài đằng đẵng có triết gia nào đâu. Có ông được gọi là triết gia thì thực tế toàn phán ra sấm, mù mờ chẳng ai biết là định nói gì. Dân ta vốn thích biến báo, đã biến báo thì không thích triết lý, lý luận cũng mang tính cơ hội, cái nào hợp mục tiêu thì dùng, dở mấy cũng cố dùng, còn lại hay mấy cũng cho vào sọt rác.
Như vậy chỉ có 2 liệu pháp thôi. Một là "tát nước theo mưa", không triết lý triết leo gì, chỉ có quy tắc "1-2-3-4 bóp cò". Cách thứ hai là gây shock, cưỡng bức toàn dân học Triết học. Có thói quen và khái niệm cơ sở rồi mới nói triết lý nọ triết lý kia chứ.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

16 comments:

  1. Phan Hoang: Bạn mềnh nói thật mà đúng quá : VN ko thích triết chắc vì dân trí cảm tính.
    Nhưng nếu hiểu Triết là lập luận logic các quy luật và quan hệ của cuộc sống thì VN có nhiều câu ngạn ngữ rất hay

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Việt Long: Thực ra cả Tây cả ta cũng có ai biết triết lý GD là cái đếch gì đâu, bởi vì nó mông lung quá và quan niệm về triết lý mỗi người mỗi khác, có nhiều cấp độ, cãi nhau cả ngày cả tháng không ngã ngũ. Suốt hồi đi học bên Nga cho đến giờ em cũng chả thấy họ rêu rao triết lý GD bao giờ. Rồi cũng chả biết Mẽo hay Phớp nó tuyên bố triết lý GD ở đâu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Thực ra thì cũng có. Triết học của Francis Bacon cũng có thể nói là triết học cho tri thức và giáo dục xã hội.

      Delete
  3. Nguyễn Việt Long: Còn phải xác định triết lý dành cho đối tượng nào nữa mới nói tiếp được. Triết lý cho người đi học khác triết lý cho thầy cô và cũng khác triết lý vĩ mô cho nhà nước.

    ReplyDelete
  4. Phan Hong Hanh: Trong giai đoạn thay đổi luôn luôn thế này làm gì có triết lý cố định được.Tất cả phải tuỳ cơ ứng biến.Nói cách khác phải " Thực sự cầu thị ".

    ReplyDelete
  5. Nguyễn Minh Tuấn: Thực ra những thằng chả biết cái mẹ gì cứ hay dùng từ "Triết lý". Cứ hỏi nó giải thích chữ ấy nghĩa là gì chắc cũng tịt luôn.

    ReplyDelete
  6. Minh Phuong Nguyen: Anh nói đúng quá😃

    ReplyDelete
  7. Aiviet Nguyen: Thường thường thì bọn triết học đi trước thực tiễn đi sau thường bao giờ cũng quá khích. Tắm máu, bạo chúa cũng sinh ra từ triết học.

    ReplyDelete
  8. Nguyen Duc Nam Bg: Bạo chúa do bọn lợi dụng triết học hoặc đức tin, chứ ko phải triết học sinh ra bạo chúa ạ.

    ReplyDelete
  9. Tan Le: Triết lý là Không có triết lý. Cứ liệu cơm gắp mắm, nói cách khác là Thuận thiên thừa vận.

    ReplyDelete
  10. Bxchung Vuong: Em nghĩ VN cần một chiến lược và Chương trình hành động. Mỗi Bác lái tầu lái 3,5/5 năm vì còn làm quen và xin chào thì nghĩ về triết lý là hơi thiếu thời gian.

    ReplyDelete
  11. Tran Thi To Nga: Thực ra triết lý cũng ko phải là triết học ( ấy là em cũng thiển cận nghĩ thế) mà chỉ là những quan điểm cốt lõi nhất về nền giáo dục, để khi nào băn khoăn ko ra nổi quyết định hay ko biết lựa chọn phương ân nào thì ta lại tự hỏi “ xuât phát điểm là gì, tóm lại cáo gì quan trọng nhất” để có lựa chọn phù hợp nhất với cái quan trọng nhất ấy mà thôi
    Còn tư tưởng con buôn chộp giật thì cái gì có lợi trước mắt lợi cho mình là triết lý và (than ôi) chân lý nữa thì nền giáo dục như này là đáng rồi kêu gì nữa

    ReplyDelete
  12. Thanh Nguyen Huu: Triết lí là cái chi chi còn chưa thống nhất, nên có cách nói triết lí là "học để làm người", như cách ăn để sống vậy.
    http://m.daibieunhandan.vn/Chi-tiet?Id=413143&page=1

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tran Thi To Nga: Thanh Nguyen Huu
      Ok tạm đồng ý thế
      Thế phải giáo dục dư lào để thành người
      Và ko giáo dục tí nào có thành người ko
      Ko đi học chỉ ở nhà bố mẹ dạy có thành người ko?
      Người thì người thế nào
      Người nói dối như cuội như chính nền gđ này có phải là người không
      Hu hu

      Delete
  13. Thach Dang: Gíao dục phải vì con người và tổ quốc, nên triết lý giáo dục phải mang tính nhân bản và dân tộc .

    ReplyDelete
  14. Jnana Koo: He may not answer straightforwardly the question of what is the philosophy of education but just explain the purpose, mission or motto of the current education system.
    The 1967 constitution of the past regime for the first time recognized the philosophy of education built on three main principles: national characteristics, science, and humanity.

    ReplyDelete