Từ văn đàn/chữ nghĩa, nói riêng và vh-nghệ thuật nói chung để thấy: dù là tác phẩm tiêu biểu cũng chỉ của 1 thời, chẳng hạn như Đêm Đông của NS Nguyễn Văn Thương (hay thơ văn tiền chiến), dù thời đó là ca khúc hàng đầu của tân nhạc, nhưng đã thuộc về dĩ vãng, đến nay cần biết chỉ để khảo cứu, ko thể cảm nhận hoàn toàn như người xưa, cũng như với những khảo cứu về chữ Quốc ngữ ở thời tiền khởi. Ko thể cứ say sưa mê đắm mãi trong 1 dòng nhạc hay vài tác phẩm văn thơ... như là thứ duy nhất cho vh đích thực. Như thế, chỉ là người hoài cổ, chỉ sống bằng quá khứ, ko bao giờ update/enjoy với hiện tại.
Tuy nhiên, với hiện tại ntn, lại là câu hỏi/vấn đề khác. Đó là vấn đề của con người.
Vh, chữ nghĩa hay bất cứ thứ gì thuộc về sáng tạo tinh thần của con người, ko phải những sản phẩm của xh vô tình và vô tâm, là những di sản của những người đầy nhiệt huyết mang khát vọng vươn lên của con người. Vì thế, có những điều "đến Thượng Đế cũng phải phì cười" hoặc trầm trồ thán phục. Điều có thể thấy rõ qua những di sản/kỳ quan của lịch sử phát triển từ thời cổ đại xa xưa. Đó là xu thế phát triển của thế giới văn minh.
Nhưng, ko chỉ làm Thượng Đế vui vẻ và hài lòng, có lẽ, từ khi ăn trái cấm, theo lý giải của Kinh Thánh, loài người ko còn trong sạch và sống cuộc sống Thiên Đường, từ đó con người bắt đầu làm thần linh nổi giận vì những tội lỗi của mình.
Cùng với tội lỗi, cuộc sống của nhân loại ko còn bình yên với bão tố, đầy tai ương, hiểm họa. Cho đến bây giờ, có lẽ sự nhân từ của Thượng Đế cũng có hạn, bởi tội lỗi của loài người đã đến mức khủng khiếp. Đến 1 lúc nào đó, nếu những người muốn sống cho ra nhẽ ko còn, thế gian toàn bọn vô lại, là lúc trong lòng Thượng Đế chỉ còn bão tố. Chính Ngài, vì ko thể chịu nổi, sẽ phải ra tay trừ diệt cái loài vô tâm/bất nhân mà lại luôn muốn làm Thượng Đế của thiên hạ. Cái thế giới đầy tội lỗi rồi sẽ bị hủy diệt.
Nếu ko thể làm gì vừa lòng Thượng Đế, loài người hãy sống để Ngài thương xót, đừng bao giờ biến tình thương này trở thành cuồng nộ!
ReplyDeleteBởi một khi con người vượt mọi giới hạn, tự cho mình quyền năng thực hiện mọi ham muốn đầy tham vọng ích kỷ, lúc ấy thảm họa sẽ xảy ra.
Dui Nguyen
ReplyDeleteVới hiện tại chỉ con người của hiện tại họ mới thán phục lẫn nhau. Còn nói về đích thực sự cống hiến của con người cho xh thì ta lấy những họa sỹ chỉ giùa sau khi chết làm mẫu.
Dui Nguyen, nhiều họa sĩ thời kỳ cổ điển như thế. Thời hiện đại đã khác. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, những người đi trước thời đại phải vượt nhiều thách thức/trở ngại mới có thể thành công, nếu muốn được cả thế giới đón nhận những điều lớn lao/mới mẻ.
DeleteDui Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, Nó cũng giống như như các ca sỹ tỷ phú mà thôi.
Họ tự tâng bốc và có 1 bộ phận lau nhau xem họ là thần tượng.
Trọng Thi Vũ
ReplyDeleteBài viết hay quá đối với người hiểu biết và tin vào Trời Phật. Đám cỏ quyền lực vô thần vô cảm chống Trời làm điều xấu gây nhiều tai ương cho XH....
Trọng Thi Vũ, cảm ơn anh. Em ko phải là người có đạo. Nhưng vẫn nhớ lần nc với 1 bạn Hung theo đạo Thiên Chúa. Sau khi hỏi rằng anh ta có tin Chúa ko và em hỏi tiếp: điều gì là khác biệt giữa người có đức tin và người ko có đức tin?
DeleteAnh ấy đã trả lời:
- Nếu giữa sa mạc chỉ có 2 người, thì dù phải chết khát, vì sợ Chúa trừng phạt, người có đạo sẽ ko ra tay giết đồng loại để đoạt những giọt nước cuối cùng.
Bây giờ, tuy ko phải sống giữa sa mạc, nhưng điều tốt, người tốt hiếm gặp như trong chuyện cổ tích là cảnh báo rất xấu của xh và con người thời nay.
Trọng Thi Vũ
DeleteNguyễn Cao Bình, Anh cũng như em thôi. Hồi ở Hung Anh có biết một felszólás: Người bất hạnh là người không có tôn giáo và không có niềm tin vào Chúa Trời.