Với 14 ngôn ngữ chính và vài trăm ngôn ngữ khác hoặc thổ ngữ, Ấn Độ ngày nay có nhiều nền văn học phồn thịnh.
Gương mặt nổi bật nhất trong nền văn học Malayalam, tiếng nói chính thức của bang Kelara ở miền Tây-Nam Ấn Độ là nhà văn đương đại Thakazhi Sivasankara Pillai (sinh năm 1914). Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông nhan đề Chemmeen (Con tôm) đã được dịch sang tất cả các ngôn ngữ chính ở Ấn Độ, ngoài ra còn được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới (bản dịch tiếng Việt nhan đề Mùa Tôm). Chemmeen kể lại mối tình giữa Kanruthamma, 1 người con gái làng chài Ấn Độ giáo, với Pareekutti, con trai 1 nhà buôn cá Hồi giáo. Chúng tôi trích đăng dưới đây những trang cuối cùng trong cuốn tiểu thuyết của Pillai. Karuthamma và Pareekutti gặp nhau trên bãi biển trong khi chồng Karuthamma là Palani đang đánh cá ngoài biển khơi. Kết cục của câu chuyện phản ánh tín ngưỡng của người Ấn Độ giáo cho rằng cách sống ko tuân theo tập tục của Karuthamma đã làm Nữ Thần biển Katalamma nổi giận. Phần dưới đây trích trong cuốn Mùa Tôm (nxb Tác Phẩm Mới, in lần thứ tư 1986) do Hoàng Cường dịch qua bản dịch tiếng Anh Chemmeen của Narayana Menon xb năm 1962 trong "Tủ sách các tác phẩm tiêu biểu" của Unesco.
CƠN THỊNH NỘ CỦA NỮ THẦN BIỂN
Trong lúc Palani ở ngoài biển, cô ra đây đứng nói chuyện với người lạ có là phải hay ko? Dẫu vậy, Karuthamma vẫn ko thấy sợ. Xưa kia, cô đã từng gặp anh một mình trong đêm tối. Nếu cô có thể đem lại ít nhất 1 giây phút hạnh phúc ngắn ngủi cho con người mà cuộc đời đã bị tan nát vì cô, lẽ nào cô lại ko làm?
Hai người đứng mặt sát mặt nhìn nhau. Người con trai mà cô đã hủy hoại cuộc đời đang đứng trước mặt cô. Cô biết chắc: anh sẽ yêu cô đến cùng trời cuối biển. Anh sẽ mãi mãi hiểu cô và tha thứ cho cô. Dù cho cô có gây mọi khổ đau cho anh, anh sẽ chịu đựng được và tha thứ.
Trong giây phút ngắn ngủi ấy, Karuthamma quên hết mọi nỗi đau buồn trong cuộc sống. Cô cảm thấy mình chưa hề bị gục ngã. Cô thấy có trong người 1 sức mạnh ko mấy ai có. Cô được sự che chở của 1 người đàn ông cường tráng, cuộc đời cô sẽ yên ổn. Palani sẽ ko để cho thế giới bên ngoài đụng chạm đến cô, làm thương tổn cô. Và cô còn có 1 người đàn ông khác đem lại cho cô sự sống tinh thần. Chưa có người đàn ông nào đã yêu 1 người đàn bà bằng người ấy yêu cô. Giữa 2 người đàn ông ấy, cuộc sống của cô thật đầy đủ, trọn vẹn. Gio72 đây, người đàn ông yêu cô đang đứng trước mặt cô.
Cô ngả người vào 2 cánh tay mở rộng của anh, tấm thân cô hòa nhập làm 1 với anh. Gương mặt 2 người chạm vào nhau. Anh thì thầm bên tai cô:
- Karuthamma của anh!
- Dạ!
Anh vỗ về cô, vuốt ve cô, bàn tay anh từ từ tìm đến nơi ngày xưa ánh mắt anh đã dừng lại khao khát.
- Karuthamma!
Cô ngoan ngoãn đáp lại anh trong trạng thái đê mê thẫn thờ:
- Dạ!
- Em yêu anh đến đâu?
Cô ôm lấy mặt người yêu vào 2 lòng bàn tay và nhìn anh với con mắt mơ màng.
- Anh là tất cả, là hạt ngọc của lòng em.
Hai người lại hòa với nhau làm một. Và trong trạng thái đó, anh thì thầm êm ái bên tai cô.
Cô ko bứt nổi mình ra khỏi vòng tay đó.
Xa tít ngoài biển khơi, Palani đương tung mồi đánh 1 con cá mập. Từ trước đến nay chưa có 1 con cá mập nào to đến thế mắc vào mồi của anh hoặc 1 người đánh cá nào khác. Tại vùng biển này chưa có ai đánh được con cá nào to như thế bao giờ.
Lúc đớp phải mồi, con cá quẫy mạnh. Biển sủi bọt trắng xóa, nước bắn tung lên trời. Sau đó, con cá quay mình lại tấn công chiếc thuyền. Palani nhìn thấy nó lao mình lên khỏi mắt nước, anh nhìn rõ dây câu mắc vào miệng cá.
Palani hiểu rằng: anh đã đánh được con cá mập to nhất vùng biển này. Anh reo lên vui mừng. Anh phải quyết định mau lẹ: có nên giữ chặt dây câu ghìm nó lại hay cứ để nó kéo đi 1 lúc? Nếu lưỡi câu đã móc vào họng nó rồi, chỉ cần kéo dây câu cũng đủ ghìm con vật nguy hiểm lại. Nhưng nó có thể lao mình đâm nát thuyền mất. Song cứ để nó kéo đi, thuyền sẽ phải lao nhanh theo nó. Và khó biết chắc thuyền sẽ bị nó kéo đi xa đến đâu.
Palani ko nhìn thấy bờ đâu cả. Anh hoàn toàn ko biết bờ nằm về phía nào. Một tay giữ dây câu, 1 tay lái thuyền, anh ngước mắt lên trời nhìn sao tìm phương hướng. Anh ko thấy ngôi sao muốn tìm. Mây đen che kín bầu trời.
Thuyền bị con cá kéo đi vùn vụt. Nó phăng phăng xé nước lao đi. Biển ko nổi sóng. Mặt biển yên tĩnh. Nhưng màu biển đã sẫm lại và mang điềm gở. Anh chăm chú nhìn mặt nước để dò tìm luồng nước. Nhưng dù cố đến mấy, anh vẫn ko sao nhận ra.
Con cá mập lôi thuyền đi vun vút như tên bay gió thổi. Nó đi đâu? Anh đã đi xa đến đâu rồi?
Palani kêu lên:
- Dừng lại! Dừng lại! Ko khéo mày lại kéo tao xuống đến tận Thủy cung.
Anh giật mạnh dây câu. Con thuyền đột nhiên đứng lại. Palani cười điên dại.
- Ha, ha, ha, đứng lại như thế chứ!
Cách thuyền ko xa, con cá trong cơn giãy chết lại chuẩn bị tấn công. Nóng nảy, Palani lại giật dây câu. Con cá nhảy vọt lên rồi lại rơi xuống biển. Tuy thuyền có vẻ như vẫn đứng yên 1 chỗ, nhưng anh chợt nhận ra nó đã mắc vào 1 luồng nước và đang vạch thành những vệt trên mặt biển mênh mông. Luồng nước chạy thành hình vòng tròn. Palani lại chăm chú theo dõi. Phải chăng anh bị mắc vào 1 con nước xoáy? Bây giờ, anh biết chắc thuyền anh đang chạy vòng tròn theo 1 đường cong lớn. Nhưng anh vẫn giữ chặt dây câu. Anh ngửa mặt nhìn trời. Bầu trời ko 1 vì sao.
Palani đứng trong khoang thuyền nhìn ra xung quanh. Bốn bề chỉ thấy biển. Nhưng bây giờ mặt nước lại mang 1 hình dạng khác. Bây giờ, hình như bao quanh anh là 1 quả núi, 1 quả núi hình tròn bằng nước. Anh và con thuyền của anh nằm ở dưới đáy thung lũng nước đó. Mũi thuyền dường như ngóc lên.
Thủy cung nằm dưới đáy biển sâu. Đây là nơi thờ Nữ Thần Biển. Palani đã được nghe tả về Thủy cung. Anh phải đến đó qua 1 con nước xoáy, 1 con nước xoáy làm biển sôi lên sùng sục thành những vòng tròn, rồi vào gõ cửa chốn thâm nghiêm của Nữ Thần Biển.
Palani tưởng chừng như những quả núi bao quanh anh mỗi lúc một cao hơn. Anh buông lỏng dây câu đôi chút. Con thuyền lại lao đi vùn vụt.
Bỗng Palani nghe thấy 1 tiếng gầm khủng khiếp vang lên đâu đó trong ko trung. Anh chưa bao giờ nghe thấy 1 âm thanh nào dữ dội đến thế. Đó là tiếng cơn bão đang nổi lên.
Sóng biển cuộn dâng như núi. Đợt sóng nọ tiếp đợt sóng kia cuồn cuộn dâng cao. Anh chưa bao giờ thấy con sóng nào lớn đến thế. Những đợt sóng này ko di chuyển theo đường thẳng, chúng dâng lên thành 1 đường vòng tròn xung quanh anh, 2 đầu sóng bắt liền với nhau làm thành 1 cái vòm nước.
Palani nhìn xung quanh, tìm hiểu trong giây lát tính chất của biển trong cơn thịnh nộ ghê gớm này. Anh biết cách lái thuyền cưỡi trên ngọn sóng. Anh cũng biết lựa chiều hợp sức mình với bão táp. Anh đã từng đi thuyền trong những đêm tối mịt mùng nhất.
Trời bỗng lóe lên 1 tia chớp sáng lòa, tiếp theo là 1 tiếng sấm rền kinh khủng. Palani buông lỏng dây câu. Nếu anh giữ chặt dây câu làm con thuyền dừng lại thì nó sẽ nát vụn mất. Anh để mặc con cá lôi thuyền đi tùy thích.
Khi mũi thuyền leo ngược đỉnh các đợt sóng cao, anh giữ thăng bằng bằng mái chèo và nhảy lên cho thuyền nhẹ bớt. Lên đến đỉnh sóng, con thuyền lại đột ngột lao xuống. Thân thuyền dốc ngược gần như thẳng đứng. Một đợt sóng khổng lồ khác lại trào tới, lăm le nuốt chửng con thuyền vào trong cái mồm ngoác rộng của nó.
Biển gầm lên. Nó gầm thét trong cơn thịnh nộ với người đánh cá khốn khổ kia. Bão táp đem lại âm thanh làm nền cho tiếng gầm của biển, sấm sét đem lại tiết tấu. Một vũ khúc ma quái, ghê rợn. Chơi vơi giữa biển cả mịt mùng là 1 con người nhỏ nhoi. Nữ Thần Biển cần gì phải nổi trận lôi đình để nghiền nát con người bé nhỏ kia? Nếu muốn, Nữ Thần có thể lôi tuột trong chớp mắt con người bé nhỏ ấy xuống tận cùng đáy biển.
Những đợt sóng khổng lồ này có lẽ đánh về bờ. Sóng có lẽ trào qua các mái nhà trên bờ. Bãi biển có lẽ nhung nhúc thuồng luồng, rắn độc. Xa xa, có cái gì đang dâng lên cao ngút. Có phải là đỉnh 1 đợt sóng cực lớn hay đó là 1 con quái vật đang ngóc đầu lên, miệng ngoác rộng như hang núi? Người đánh cá khốn khổ kia có mất tinh thần hay ko? Palani cố nhảy qua mũi sóng nhưng anh ko nhảy được cao. Con sóng ngoác rộng miệng ngụp lên anh và con thuyền của anh.
Mây ko những che kín bầu trời với sấm rền chớp giật liên hồi mà chính bầu trời tưởng chừng như bị xé toạc ra. Tất cả nước trong biển tường như dồn lại 1 chỗ. Bão gầm rú như muốn nghiền nát mọi vật. Nhưng vẫn còn thấy mũi thuyền nhô lên trên đỉnh 1 đợt sóng khác nữa. Khi đợt sóng ấy qua rồi thì thấy Palani đang bíu lấy con thuyền bây giờ đã bị lật úp. Trong khoảnh khắc anh hít được 1 hơi thở và kêu to:
- Karuthamma!
Tiếng kêu của Palani vang lên át cả tiếng gầm thét của bão tố.
Tại sao anh lại gọi Karuthamma? Thần hộ mệnh của người đánh cá là người vợ ở nhà. Anh gọi cô xin cô hãy cầu nguyện cho tính mạng của anh được vẹn toàn. Người đánh cá đầu tiên chẳng đã vượt qua được bão táp trở về nhà bình yên nhờ sức mạnh từ lời cầu nguyện của 1 người đàn bà dân chài ở nhà đấy ư? Palani cũng tin là anh sẽ thoát nạn. Anh có 1 người vợ. Vợ anh chẳng đã hứa hẹn với anh vừa mới đêm trước đấy ư?
Cơn bão càng lồng lộn dữ dội. Palani chống chọi với bão táp. Nhưng gió bão lại hợp lực với sóng biển. Một đợt sóng khổng lồ khác lại cuồn cuộn đổ tới. Vừa lúc anh mới thốt được có 2 tiếng "Karu..." thì con sóng đã ụp lên người anh.
Ko còn nhìn thấy gì hết. Sấm chớp cùng với bão táp dồn sức với nhau tàn phá.
Nước biển sôi lên ghê rợn và bắn tung tóe lên tận bầu trời. Cả mặt biển thành 1 cái hang núi. Con thuyền lại hiện ra trên đỉnh các đợt sóng. Palani nằm sóng xoài trên thuyền, anh đang cố bíu lấy thuyền.
Cuộc hủy diệt tàn khốc này liệu có bao giờ chấm dứt hay ko?
Con thuyền sau đấy lại bị cuốn vào 1 xoáy nước rồi chìm nghỉm như 1 tảng đá.
Chỉ có 1 vì sao lẻ loi hiện ra lấp lánh. Đó là sao Arundhati* của những người đánh cá, ngôi sao chỉ đường cho họ, nhưng đêm ấy ánh sao hình như mờ đục.
Bình minh ló dạng trên mặt biển yên tĩnh, tưởng như ko có chuyện gì xảy ra. Một vài người đánh cá nói đêm qua ở giữa biển nổi lên 1 cơn bão lớn. Sóng biển trào đến cửa 1 vài ngôi nhà ngoài bãi. Và thấy có vệt rắn biển trên cát trắng.
Panchami đứng trên bờ, nước mắt giàn dụa trên má. Đứa bé cô bế trên tay kêu khóc thảm thiết đòi bố và mẹ. Palani đi biển đánh cá từ tối hôm trước chưa về. Karuthamma cũng ko thấy đâu.
Panchami khóc, cô vừa khóc vừa dỗ cháu.
Hai hôm sau, sóng biển đưa dạt vào bờ xác 1 đôi nam nữ trong vòng tay nhau. Đấy là Pareekutti và Karuthamma.
Và bên làng Cheriyazhikkil, 1 con cá mập chết lưỡi câu còn mắc trong mồm cũng bị đánh giạt vào bờ.
(*): Sao Arundhati là biểu tượng của sự trong trắng
Trần Thanh Đàn
ReplyDeleteỞ trên biển thì con người quá nhỏ bé, cái tàu vài ngàn tấn chả là gì so với cơn thịnh nộ của biển.
Hai LE
ReplyDeleteCon thuyền nhỏ bé chịu nhiều cơn sóng quái vật, sự tồn tại thật vô cùng mong manh.
Hai LE, vạn vật đều tồn tại cùng thiên nhiên, thuận theo quy luật của tự nhiên.
DeleteCon người, dù với sức mạnh của ý chí, đã vượt xa muôn loài trong sự tiến hoá, nhưng ko có bất cứ loài nào có thể vượt khỏi những gì mà tạo hoá đã an bài với tham vọng trở thành chúa tể của thế giới.
Loài người cần nhận thức được điều này để trở nên văn minh hơn.
Peter Nagy
ReplyDeleteTuyệt vời. Cảm ơn Nguyễn Cao Bình điểm lại Mùa Tôm.
Đọc lâu rồi...hôm xem phim do Đsq Ân chiếu cảm thấy ko hay bằng chuyện..có thể do say!
Hoan hỉ chia sẻ và ngóng được đọc tiếp! Chúc Mừng!
Peter Nagy, Rất cảm phục sức đọc và tầm quan tâm của anh!
DeleteLiem Tran
ReplyDeleteHay quá Bình ơi.
Liem Tran, rất vui vì Liêm thích!
Delete