Newton và huyền học,
1. Người ta vẫn nghĩ rằng Newton là nhà khoa học, có phần cứng nhắc với "thế giới quan Newton", coi thế giới là các chuyển động cơ học của vật chất có khối lượng.
2. Ít ai biết rằng Newton là người quan tâm tới các khoa học huyền bí, thậm chí nhiều hơn khoa học thực sự mà ông là cha đẻ rất nhiều. Nhà kinh tế học, John Keynes, người sau này đã sưu tầm thư viện riêng của Newton, với rất nhiều sách huyền học, có nói "Newton không phải là người đi đầu trong thời đại duy lý mà là người cuối cùng theo phép thuật".
3. Newton sinh trong một gia đình Anh giáo, nhưng ông tuyên bố theo Công giáo. Theo nhiều người ông lại là một người theo dị giáo, bởi ông nghiên cứu tất cả những gì nhà thờ Công giáo cho là tà đạo. Chính vì thế, có rất nhiều dư luận và tác giả chống và buộc tội Newton về đủ thứ. Thậm chí những tranh cãi của ông với Hooke và Leibnitz, mọi người cũng sẵn sàng đứng về phía đối thủ của ông, không cần tìm hiểu.
4. Cuộc đời Newton có 2 câu hỏi bí ẩn: a. Làm thế nào ông có thể hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để xây dựng cả một hệ thống thể giới bao gồm cả cơ sở Toán học cần thiết như vậy trong một thời gian ngắn? b. Tại sao Newton lại say mê huyền học đến như vậy sau khi đã xây dựng một hệ thống thế giới rõ ràng và chặt chẽ?
5. Tôi có thể suy đoán câu trả lời cho câu hỏi b.: Newton có thể cho rằng mình là người được Thượng Đế chọn và truyền chân lý. Ông thấy còn một thế giới khác và đi vào khám phá. Thời trước Newton, khoa học còn chưa hình thành, chưa có một ranh giới rõ giữa khoa học và huyền học. Những gì ngày nay chúng ta gọi là khoa học chính là những cái mà Newton đã thành công dựng lên. Phần còn lại, đang ở vùng tranh tối tranh sáng, đang sử dụng cùng ngôn ngữ với huyền học. Có lẽ Newton đã lao vào các môn đó, thí nghiệm để cố tìm ra chân lý. Cũng như việc ông rời bỏ Anh giáo theo Công giáo, rồi vi phạm các điều cấm kị tiếp xúc với "tà thuật" cũng là những thử nghiệm của ông.
6. Có lẽ chúng ta còn chưa hiểu hết con người của Newton, như ông đã từng là.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment