GIÁO DỤC KHAI PHÓNG ĐÃ XUẤT HIỆN Ở HY LẠP NHƯ THẾ NÀO?
Vào khoảng thế kỷ V TCN, một số thành bang Hy Lạp, nhất là Athens, đã bắt đầu thử nghiệm một hình thức chính phủ mới.
“Thể chế của chúng ta gọi là chế độ dân chủ, bởi vì quyền lực không nằm trong tay của một thiểu số mà là của toàn thể dân chúng.” – Pericles, vị chính khách tài ba đã tuyên bố như vậy trong bài diễn thuyết nổi tiếng vinh danh những chiến binh đã hy sinh cho thành Athens
Sự đổi mới này trong việc cai trị đồng thời đòi hỏi phải có đổi mới trong giáo dục. Các kỹ năng căn bản để sinh tồn chưa đủ – công dân còn phải được đào tạo để quản lý xã hội của chính họ.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỀN GIÁO DỤC BAO QUÁT VÀ SỰ TỰ DO TRỞ NÊN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI HY LẠP.
Mô tả cách tiếp cận giáo dục này vào nhiều thế kỷ sau, người La Mã đã đặt cho nó một tên mới: một nền giáo dục liberal (khai phóng), từ này trong nguyên nghĩa tiếng Latin có nghĩa là “của hay thuộc về những người tự do.”
Hơn 2000 năm sau, Frederick Douglass cũng nhận thấy sự liên hệ này. Khi người chủ của ông ta nghe nói cậu bé Frederick đọc sách giỏi, ông ấy giận dữ nói: “Sự học sẽ làm hỏng cả một tên da đen ngoan ngoãn nhất thế giới. Nếu nó biết đọc Kinh Thánh thì việc làm nô lệ sẽ vĩnh viễn là điều không thích hợp với nó.”
Douglass nhớ lại rằng ông ta “tán đồng lời xác nhận ấy theo phản ứng bản năng và qua sự việc này, tôi hiểu con đường trực tiếp đi từ nô lệ đến tự do.”
---
Trích "Biện hộ cho một nền giáo dục Khai phóng" - Fareed Zakaria
Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản và Giáo dục IPER
No comments:
Post a Comment