Vì sao lại làm Happy Forest?
Có lẽ điều ân hận nhất của mình là gián tiếp, liên kết giúp cho các chủ dự án bds lấy các vùng đất rừng sx, phòng hộ, bảo tồn chuyển thành TMDV, ủi trọc đồi, bê tông quá, di dời cả làng chài.
Dù không trực tiếp nhưng với công việc bảo lãnh, cho vay, chứng minh tài chính hay sử dụng các mối quan hệ điều đó cũng là tiếp tay rồi.
Với các nhà đầu tư việc quy hoạch có khi không nằm ở chính phủ mà quy hoạch theo nhu cầu của một nhóm lợi ích. Họ muốn lấy quỹ đất nào, khu vực nào không khó lắm. Nhiều tỉnh thành chỉ có làm theo chỉ đạo từ trên xuống.
Nhiều công ty cũng không muốn phá vỡ rừng, chặt phá cây nhưng cũng phải thực hiện theo thiết kế quy hoạch, theo nhu cầu của thị trường, ai cũng cần sổ, cũng cần vay vốn đầu tư thì không thể tách thửa tách sổ. Nếu ngân hàng đồng ý cho chủ đầu tư vay, nhà đầu tư vay mà không cần sổ thì chắc chắn chẳng ai muốn chuyển mục đích đất hay cần sổ làm gì.
Vị trí đất, toạ độ, diện tích gắn liền với chứng nhận với các nước nó là tờ giấy in ra, chứ không nặng nề phức tạp bìa hồng bìa đỏ như Việt Nam.
Một người mình quen mua một căn nhà ở Tropicana Bình Châu của NV trả hết 1 lần cũng 15 tỷ, đây là quỹ đất rừng bảo tồn được chuyển đổi qua. Mặc dù người này cũng chẳng cần hệ sinh thái của dự án ngoài việc nó gần biển cách 700m. Từ 2020 đến nay vẫn chưa ở được.
Khi triển khai Happyzen farm từ quỹ đất ONT không có cây để làm làng rừng sinh thái phải trồng cây hóng mát to, xen kẻ đa tầng với cây nhỏ, đến nay đã 4 năm rất tốn nhiều tiền cây và chăm sóc nhưng vẫn chưa ra làng rừng sinh thái được, dự kiến 10 năm mới có được hệ sinh thái rừng đa tầng.
Năm 2022 chính phủ có quyết định chuyển đổi quỹ đất rừng ph, sx, bảo tồn ở một số tỉnh ở các vị trí du lịch làm du lịch sinh thái và định hướng phát triển du lịch VN phù hợp với du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái,…
Trong đó tỉnh BRVT có quyết định 668 chuyển đổi vùng đất rừng đưa vào phục vụ du lịch sinh thái, phù hợp với định hướng phát triển của HAPPYZEN, vì mô hình Happyzen là Meditation (thiền, Yoga), chăm sóc sức khoẻ (Healthcare), Farmstay (nghỉ dưỡng).
Một căn nhà gỗ nhỏ 1 phòng 47 m2 có giá thuê 3 triệu/ đêm, căn lớn 3 phòng (6 triệu/ đêm). Giá thuê tháng 30 triệu/ căn nhỏ, 60 triệu/ tháng cho căn lớn, bao gồm cho tất cả chi phí rau, phí sinh hoạt, ăn sáng. Được chăm sóc sức khoẻ, tắm lá dao, tắm thảo mộc theo lịch tuần.
So với chi phí thuê ở các căn Villa tại quận 2, thảo điền còn rẻ hơn nhiều.
Farm có thể bán theo hợp đồng dài, hoặc sở hữu vĩnh viễn mỗi căn mỗi sổ có giá khoảng 7-10 tỷ đồng.
Để có thể lập làng và mọi người cùng làm như Happyzen farm thì công ty không thể bán với giá hoàn thiện như vậy mà lập nên mô hình cùng lập làng Happy Forest, tức chia sẻ từ ban đầu cùng nhau thực hiện từ các chi phí thiết kế, xây dựng cơ bản, làm trên diện tích rừng có sẵn thì đỡ tốn kém và thời gian trồng cây, tuy nhiên phải tuân thủ thiết kế, quy định của làng. Tất cả rừng tự nhiên giũ nguyên, được kiểm đém, đánh số cây, nhà gỗ lắp ghép trên các diện tích trống.
1. không phân lô
Mỗi cư dân đều có toạ độ và diện tích quản lý sử dụng riêng với quy định phần dt làm nhà Xm2
2. Không chặt phá cây
Các nhà chỉ làm đúng phần diện tích và vị trí đã thiết kế
3. Vật liệu thân thiện
Tất cả là nhà gỗ, cư dân có thể tự chọn thiết kế, tự quyết định vật liệu gỗ, đồng bộ không phá vỡ thiết kế, không gian.
4. nghỉ dưỡng
Phù hợp nghỉ dưỡng, sức khoẻ, không hát karaoke ồn ào.
5. Cư dân làng
Làng sinh thái không thể là 1 gia đình, 1 công ty thì không hình thành làng du lịch sinh thái mà phải có cộng đồng các cư dân phù hợp, cùng hệ sinh thái các chương trình hoạt động của làng như:
- Happytime: chia sẻ thời gian
- Happytalk: chương trình talk hàng tuần của các chuyện gia về các chuyên đề khách du lịch có thể tham dự
- Happyzen: chương trình thiền và khoá thiền để khách đến ở zenstay, healthstay
- Happybook: chương trình viết sách Happy Stories tại làng cho những ai đến ở sáng tác
- Happycoin: điểm tích luỹ hạnh phúc của mỗi người khi giúp công, hay giúp Happyhand chương trình xã hội, trồng cây, quà tặng…điểm có thể đổi.
6. Định giá suất cư dân
Nếu công ty đầu tư hoàn thiện như nói từ ban đầu thì cư dân phải trả mỗi suất 6 tỷ / 1000 m2 hoặc công ty có thể chia sẻ ngay từ ban đầu cho cư dân tham dự đầu tư ngay từ ban đầu bằng chi phí cơ bản nhất để vào làng 350 triệu/ 1000 m2, hay 550 triệu/ 1000 m2, suất này không phải là mua bán đất rừng mà là các chi phí thiết kế, thực hiện đền bù, hay các chi phí khác.
Để định giá 1000 m2 rừng Quỹ tín thác rừng Thái Bình Dương của Mỹ có công thức thẩm định khá chi tiết:
- giá trị cây trên đất
- Lượng tín chỉ carbon
- Khí O2
- Hệ sinh vật trên đất
- Giá trị đất
- Nguồn nước
- Và rất nhiều thứ nằm trên và trong đất nữa.
Nên chắc vài trăm triệu kia thì không thể cân đo giá trị của rừng được.
Có lẽ tôi là người yêu rừng, yêu cây và lựa chọn mô hình làng rừng sinh thái dù bất kỳ loại đất nào tôi cũng chuyển nó thành làng rừng sinh thái. Chính vì vậy loại đất này là phù hợp định hướng của làng, của công ty.
Vì công ty không cần vay vốn để đầu tư, và không chọn cư dân mua suất bằng vay vốn.
Tôi cũng không thể cho không vì khó chọn cư dân phù hợp, nên vài trăm triệu cũng là điều kiện cần để chọn lọc cư dân phù hợp.
Xét ở một góc độ nào đó, cty đã và đang tạo điều kiện để những người phù hợp vào cùng lập làng, tạo giá trị bền vững cho xã hội.
Đây là một trong những mô hình đầu tiên và duy nhất có hệ sinh thái đến thời điểm này.
Có thể làng thành công và có thể thất bại, mà có thất bại thì tôi cũng cũng có phương án chuẩn bị cho cư dân hay nhà đầu tư bằng các quỹ đất khác có thể dựng nhà ở ngay, nghỉ dưỡng ngay nếu dự án kéo dài xin phép, và có nhiều làng khác đã hoàn thiện cho cư dân nghỉ dưỡng.
Túm lại ai có tiền, có thời gian, có điều kiện, có kiên nhẫn, có đạo lực thì nên lập làng sinh thái với nhiều cư dân khác. Còn không thì có mấy ông dự án chưa xong đã đột quỵ chết mấy ông rồi. Không phải ai có tiền cũng làm được, phải có đạo hạnh, có yêu thích, lập làng không thể nghĩ lợi nhuận trước mắt được. Nhưng nó hình thành thì vô giá như các làng du lịch các nước Hà Lan, Thuỵ Sỹ.
Chúc bạn đọc hết bài và ủng hộ dự án thay vì nói xấu.
(copy từ FB-Phong Phạm)
No comments:
Post a Comment