Miền cư trú - Đất lành chim đậu
Anh bạn của tôi sống ở Bắc Âu và cũng hợp với quê hương thứ 2 này. Tôi thích xh Bắc Âu nên đã đến sống 1 thời gian ở đây để có được những cảm nhận và hít thở ko khí tự do của xứ này. Quả tình đây là nơi đáng sống thật. Cuộc sống của người Bắc Âu đã hoàn toàn thuyết phục tôi: Làm ít hiệu quả nhiều, hưởng thụ tối đa, và không quên 2 chữ 'gia đình'. Phong cách này của họ chính là điểm đã làm cho người Bắc Âu trở thành những người hạnh phúc nhất thế giới. Điều quan trọng nhất tạo nên những xứ 'thiên đường' ở Bắc Âu là một phong cách sống an nhàn, bình dị mà vẫn đầy hạnh phúc và cũng là mục đích của những người dân nơi đây đã theo đuổi từ lâu.
Bạn thân của tôi đã chọn Bắc Mỹ là quê hương mới. Ko phải từ lâu, như hoàn cảnh của người bạn ‘’vượt biên’’ tới Bắc Âu, mà bằng một con đường khác, trong hòa bình. Đó là chọn 1 cuộc sống sum họp gia đình gồm cha mẹ và các con trên đất Mỹ. Khi nói đến nước Mỹ, người ta thường nghĩ ngay đến một cường quốc văn minh, một đất nước của sự tự do, bình đẳng và những cơ hội cho những ai muốn làm giàu theo kiểu Mỹ.
Nếu chia thế giới, theo quan niệm như 1 đất nước, thành nhiều vùng/miền khác nhau, chúng ta có thể gọi miền Bắc Mỹ, Bắc Âu hay ĐNA như gọi miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Tây (Nam bộ) v.v. của VN. Để giảm bớt sự cách biệt, có thể gọi ĐNA là miền Nam Trung bộ và vùng Bà Rịa – Vũng Tàu là Singapore (thu nhỏ) trong sự so sánh theo nghĩa là 1 nơi đáng sống như Nha Trang hay Đà Nẵng ở miền Trung vậy.
Tuy nhiên, Singapore là nơi mà với nhiều người như 1 chân trời mới khi tất cả mọi con đường đều rộng mở với môi trường xanh, cuộc sống tốt, xh ngày càng phát triển và 1 chính phủ đàng hoàng*.
Cộng hòa Singapore là một quốc đảo ở ĐNA. Lãnh thổ tuy nhỏ nhưng với cộng đồng dân cư đa văn hóa và công nhận bản sắc văn hóa của các nhóm dân tộc lớn trong nước. Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Quan Thoại và tiếng Tamil. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến. Chủ nghĩa đa chủng tộc được ghi trong hiến pháp và tiếp tục định hình các chính sách quốc gia về giáo dục, nhà ở và chính trị.
Sau Thế chiến 2, Singapore giành được quyền tự quản vào năm 1959 và trở thành một phần của liên bang Malaysia vào năm 1963. Những khác biệt về chính trị và kinh tế, đáng chú ý nhất là ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị do Lý Quang Diệu lãnh đạo đã dẫn đến việc Singapore tách khỏi Malaysia hai năm sau. Từ đó, Singapore trở thành một quốc gia có chủ quyền độc lập vào năm 1965.
Sau những năm đầy biến động, mặc dù thiếu tài nguyên thiên nhiên và vùng sx nội địa, quốc gia non trẻ này đã nhanh chóng phát triển để trở thành một trong Bốn con hổ châu Á. Singapore được xếp hạng cao về các chỉ số xh quan trọng: giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống, an toàn cá nhân, cơ sở hạ tầng và nhà ở, với tỷ lệ sở hữu nhà là 88%. Singapore là một trong những quốc gia đạt những tiêu chí: người dân có tuổi thọ cao nhất, tốc độ kết nối Internet nhanh nhất, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất và mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới.
(còn nữa)
(*): Ghi chép về Singapore (tóm lược từ net)
ReplyDeleteNote 1: Chương trình phát triển với Kế hoạch Xanh Singapore/Singapore Green Plan (SGP) được thành lập vào năm 1992 để đảm bảo rằng mô hình tăng trưởng kinh tế của Singapore không gây tổn hại đến môi trường. Đây là 1 kế hoạch trên phạm vi rộng bao trùm tất cả các lĩnh vực của xh, từ phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và đổi mới, đến các chương trình đào tạo. Năm bộ ủng hộ kế hoạch này là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Bền vững và Môi trường, Bộ Thương mại và Công nghiệp và Giao thông vận tải. Các vị bộ trưởng đều nêu rõ tác dụng của SGP: “Nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, từ cách chúng ta sống đến cách chúng ta làm việc và vui chơi, khi chúng ta cùng làm việc với tư cách một quốc gia để biến Singapore thành một ngôi nhà xanh hơn và đáng sống hơn”.
Note 2: Các cột mốc quan trọng trong hành trình xanh của Singapore bao gồm:
1967: Khởi xướng “Thành phố vườn” nhằm biến Singapore thành một thành phố đô thị với nhiều cây xanh tươi tốt và môi trường trong sạch.
1992: Khởi xướng SGP đầu tiên, một kế hoạch 10 năm vào tháng 5 năm 1992. Trình bày SGP tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) vào tháng 6 năm 1992.
2002: Thêm mục tiêu môi trường vào SGP. Phát hành SGP thứ hai (SGD 2012) để lập biểu đồ cho lộ trình 10 năm tới. Trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững vào tháng 9 năm 2002.
2005: Tham vấn các bên liên quan từ khu vực công, dân sự và tư nhân thông qua các cuộc khảo sát và triển lãm công cộng.
2006: Sửa đổi SGP thứ hai (ấn bản SGD 2012/2006).
2008: Thành lập Ủy ban liên Bộ về Phát triển bền vững.
2009: Vạch ra kế hoạch duy trì tính bền vững và đặt mục tiêu cao hơn cho đến năm 2030 trong Kế hoạch tổng thể bền vững của Singapore vào tháng 4 năm 2009.
2021: Công bố SGP thứ ba (SGP 2030) để lập biểu đồ cho lộ trình 10 năm tới vào tháng 2 năm 2021.