Thursday, July 25, 2024

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (11)

Quê hương của ai?

30/4/1975 là ngày kết thúc chiến tranh. Nước VN là một, ko còn chia cắt. Nhưng dù giới tuyến 17 ko còn, trong thân phận của con người, sự phân cách vẫn ko thể xóa bỏ được. Đó là câu chuyện đáng buồn của người Việt sau chiến tranh.

Ban đầu, đây là nỗi buồn của những người di tản/vượt biên. Sau đó, nó lan tới những người khác khi phải chọn cho mình 1 con đường, 1 cuộc sống đáng sống hơn. Tất cả đều là người Việt, rất yêu quê hương, nhưng luôn phải trăn trở trước câu hỏi: Đi hoặc về (tùy hoàn cảnh khác nhau của mỗi người)?

Trong số chúng tôi, sau này nhiều người đã chọn cuộc sống mới ở Hungary. Những người gắn bó với các nước Đông Âu khác cũng chọn nơi định cư lâu dài cho mình và gia đình của mình. Tôi trích và đăng lại ở đây những suy nghĩ rất trung thực (khi phải quyết định chọn cuộc sống lưu vong) từ bài viết của tác giả Hai Quê Hương*: ”Bỏ quê hương ra đi luôn là một quyết định đau đớn của mỗi con người. Việc tôi bỏ lại toàn bộ sự nghiệp, đưa vợ con vào một cuộc phiêu lưu có những lý do sâu xa. Vào tuổi 40 tôi không còn mơ mộng mà chỉ muốn sống phần còn lại của cuộc đời bên ngoài những khuôn phép chật hẹp và sự giả dối. Thời trai trẻ tôi đã ở Đông Đức, từng làm việc ở Đài Truyền hình Tây Đức, nên tôi không có quá nhiều ảo tưởng. Nhưng niềm lạc quan về năng lực bản thân là một yếu tố khiến  tôi vững tâm ra đi. Má tôi đã khóc khi bố con tôi ra đi, nhưng Bà hiểu sự bế tắc của tôi .

Anh bộc bạch: “Công bằng mà nói, con đường lập nghiệp của vợ chồng tôi là cuộc đấu tranh của những thân phận cùng đường, tuyệt vọng. Cung cách xây dựng cuộc sống mới của chúng tôi luôn mang dấu ấn của sự manh mún, vô kế hoạch, đôi khi bất minh “ ….” Hành trang của chúng tôi khi sang thế giới mới là lối sống của một xã hội lạc hậu. Nhiều thói quen xấu đã ngấm vào máu nên dù biết cũng không thể sửa được.Chính sự hạn chế này đã làm cho sự thành đạt của chúng tôi cho đến nay vẫn vô cùng khiêm tốn…”

Nhìn những người Việt mình thành đạt ở Mỹ, Úc, Tây Âu và cả ở Đông Âu, Anh nghĩ :”Sự khác biệt của họ chính là không bị kéo níu bởi lối sống lạc hậu, của những toan tính thiển cận đã ăn mòn trong não. Họ mang trong mình một nền văn hóa khác…

"...Tôi bộc bạch bí mật của đời mình không phải để mua vui hoặc câu like, mà chỉ muốn nhắn gửi các bậc cha mẹ: Hãy trút bỏ cho con cái những tảng đá của lạc hậu, thấp hèn trước khi đưa chúng ra biển ….Cho dù khó đến mấy thì cũng chẳng còn con đường nào khác là phải tự thay đổi , nếu không muốn con cháu mình bị tủi hổ … '' 

(còn nữa)

(*): Anh Nguyễn Xuân Thọ đã viết và phát hành cuốn sách của mình ở VN. Anh hiện đang sống ở Đức
Hình ảnh: Chọn từ net

19 comments:

  1. Dui Nguyen
    Để hiểu hơn những cuộc ra đi đó thì đọc lại các cuộc ly hương của nhạc sỹ Phạm Duy.
    Còn đúng con người VN chúng ta rất manh mún, nhỏ nhen, đâm bị thóc chọc bị gạo.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dui Nguyen, nếu phân tích như ông về những thứ kìm hãm do con người, nhiều người cho rằng: dân mình chưa bao giờ chứng tỏ được ưu thế vượt trội so với các dân tộc khác (ko thể so sánh với các nước Âu-Mỹ, TQ, Nhật Bản, Ấn Độ, bởi khoảng cách quá cách biệt) chỉ cần so sánh với Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia... Cũng dễ dàng nhận ra điều đó và do đâu mà ra.
      Có thể là những thuộc tính/nhược điểm đã hình thành do tập tục lâu đời (có tính dân tộc, ko phải là truyền thống cần kế thừa và phát huy):
      - Lười biếng - Dễ hài lòng
      - Tư duy nhỏ - Quanh quẩn xó nhà
      - Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác
      - Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn
      Chỉ có 1 cách khắc phục với 1 thể chế mạnh mẽ & cứng rắn được lãnh đạo bởi 1 lãnh tụ tinh anh (ko phải tài tình sáng suốt nhé!).

      Delete
    2. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Đặc tính rõ rệt nhất là áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. Nguy hiểm nhất là những thằng xung quanh nịnh bợ rồi dùng suy nghĩ của nó trên dang nghĩa của xếp !

      Delete
    3. Dui Nguyen, Trong phần trích của Nguyễn Xuân Thọ có nói đến sự giả dối. Sự thật và dối trá là chuyện bất phân minh từ thực tế: Chúng ta đang quá thiếu những điều bình thường (trước đây): Cà phê ko làm từ cà phê; nước mắm ko làm từ cá; tiền ko từ lao động chân chính; bằng cấp ko từ thực lực học hành; quan chức ko có thực tài về quản lý/điều hành.
      Nhưng nghiêm trọng nhất là nhà nước, quốc hội ko do dân, từ dân (có thể vì các lý do hạn chế mang tính dân tộc mà tôi đã nêu trên?) mà thường được bầu theo quy trình có tổ chức chặt chẽ. Theo tôi thấy, thế là 1 cái vòng luẩn quẩn (nếu lý luận kiểu ''thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo thời thế'').

      Delete
    4. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Bây giờ anh hùng là chúng nó dựng lên. Còn XH không có người thực tài mà tất cả chỉ được đào tạo theo quy trình ma quỷ.

      Delete
    5. Dui Nguyen, Rõ, ngay cả sư trong chùa nay cũng là ma tăng (sư quốc doanh).
      Rất hỗn loạn! Rất đáng buồn!

      Delete
    6. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Nói đến sư, thì thực ra cũng do cái thế chế mà ra. Đầu năm các lãnh đạo vào viếng chổ này, dâng hương chổ kia. Cầu mong đủ thứ. Các cơ quan chức năng tổ chức lễ hội đền Trần, Hùng vvv.

      Delete
    7. Dui Nguyen, đấy, nó thế cả.
      Cái nước mình nó thế!

      Delete
    8. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Núp bóng thần thánh (đã được thần thánh hóa) !

      Delete
    9. Sống, chiến đấu, lao động và học tập bằng khẩu hiệu theo gương tượng đài?

      Delete
    10. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Con người ta ai cũng màng lợi ích. Nên tượng đài đã cho chúng nó lợi ích thì chúng nó lại đua nhau xây tượng đài. Cái lý thuyết : thời thế sinh anh hùng, anh hùng sinh thời thế của chúng nó là vậy đó.

      Delete
    11. Dui Nguyen, khi tư tưởng bị đặt dưới lợi & quyền thì mọi thứ sẽ đảo lộn. Sự thật là kết quả của cuộc cm vẫn ko phải là sự thay đổi nhiều (như chúng ta thường nghe trên báo đài các loại) sau những trận ĐBP lừng lẫy 5 châu chấn động địa cầu, vì cơ bản vẫn cứ là cơ chế ''dân nào chính phủ nấy''?

      Delete
    12. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, " Dân nào chính phủ đấy" và ngược lại. Họ đã vì lợi ích 100 năm trồng người và bây giờ là thu hoạch kết quả (hậu quả). Nếu như ông đã từng sống ở những khu phố ổ chuột, xóm ruộng thì thấy được cảnh trong cuốn Vở mộng ( thời cải cách ruộng đất) họ đi bắt "cội rễ" lên làm lãnh đạo.

      Delete
    13. Dui Nguyen, nói về ''lợi ích 100 năm'' mới chán!

      Delete
    14. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Cơ bản là dạy(trồng) theo cách nào.

      Delete
    15. Dui Nguyen, thời tụi mình thì vì chiến tranh, miền Bắc rút gọn chương trình PT (10 năm), trong khi miền Nam vẫn học hệ 12 năm (theo phân ban).
      Vì rút gọn nên cơ bản là nhồi. Sang Hung mới thấy: chương trình của VN là học kiểu biết cách để thi chứ ko phải để có kiến thức và phát triển nhân cách. Mà nhân cách mới là động lực để phát triển, từ nhận thức, mới có nhân sinh quan và thế giới quan rõ ràng. Tư tưởng công dân toàn cầu cần được giáo dục ngay từ nhỏ với ý thức trở thành công dân có ích cho xh.
      Cái này trước 1975, chương trình giáo dục ở miền Nam đầy đủ hơn!

      Delete
    16. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Có vẻ bây giờ họ đang muốn học lại, nhưng với một thế hệ do họ đào tạo ra nên mình thấy sách giáo khoa đổi mới bây giờ cũng sai sai thế nào ấy. Có lẽ vì mình chỉ có cảm nhận nên rất mơ hồ. Không biết rồi lại được xem hậu quả không.

      Delete
    17. Dui Nguyen, theo tui thấy, miền Bắc thời VNDCCH cũng ko tệ lắm về thành quả (tiến bộ) có được. Những ví dụ cụ thể vẫn còn lại ở những cá nhân điển hình tiếp thu và thừa hưởng những giá trị tốt nhất.
      Tiếc rằng, thống nhất đất nước đúng ra là thống nhất nguồn lực này ở cả 2 miền thì lại ko phải như vậy. Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người thật sự thực hiện điều này, nhưng người như ông ko đủ để thực hiện 1 cách triệt để, quyết liệt và toàn diện, bởi lực lượng có sức ì quá đông (1 người đạp ga, 3-4 người đạp thắng) nên tác dụng ko lớn, VN vẫn là quốc gia ''ko chịu phát triển''.

      Delete
    18. Sau thời của những người như anh Thọ rời VN sang Đức sinh sống, làn sóng của những người Việt đến đây và các nước châu Âu khác vẫn chảy cho đến nay.

      Đây là phần lược ghi trên trang Cuộc Sống Ở Đức từ bài viết của 1 người đăng ngày 14 Jun. 2024 với tựa đề TẠI SAO TÔI THÍCH SỐNG Ở TÂY ?



      Khi ai đó hỏi tôi là tại sao lại thích cuộc sống ở Đức , thì tôi có thể nói rất nhiều lý do, nhưng lý do chính vẫn là :

      *** Vì Đức có một nền giáo dục tốt , và những thầy cô giáo ở Đức đều được đào tạo bài bản kể cả những cô dạy trẻ mẫu giáo, nhưng cái quan trọng là con tôi đi học không phải lo lắng nhiều như ở Việt Nam , vì đối với tôi , giáo dục ở Việt Nam chỉ toàn kiến thức chết, học vẹt , ít thực hành và đầy bạo lực, ví dụ như một học sinh bị 231 cái tát vào mặt, mọi người cứ thử tưởng tượng xem , với người lớn, chỉ bị một cái tát vào mặt là đã choáng váng , tai ù đặc . Vậy thì đứa bé bị " ăn " hơn 200 cái tát vào mặt thì tôi chắc chắn sau này sẽ bị ảnh hưởng nhiều về nghe và nhìn. Vì theo tôi biết, những gì liên quan đến phía trên cơ thể , nhất là phần mặt , thường rất dễ bị tổn thương, Và tôi cũng không hiểu tại sao những kẻ được gắn cái mác " thầy cô" , lại thích dùng bạo lực với học sinh như vậy.

      *** Nếu ở Đức , người ta có thể thảo luận hết mọi đề tài kể cả chính trị , thì ở Việt Nam lại né tránh vấn đề này và bị cho đó là " nhạy cảm "
      Có một điều tôi không hiểu , sang tới đây rồi mà nhiều người vẫn sợ hãi và không dám nói tới những vấn đề không hay lắm về Việt Nam , vì nếu nói tới sẽ bị chụp mũ là phản động hoặc bị cho là không yêu nước hay nói xấu quê hương ...v..v

      *** Nếu ở Đức , bạn bị tai nạn hay có vấn đề gì đó , thì xe cấp cứu sẽ tới ngay lập tức. Nếu tính mạng nguy hiểm mà đi bằng xe thì sẽ bị trễ, họ sẽ cho trực thăng tới đưa bạn vào bệnh viện ....Có lần tôi chứng kiến một người vô gia cư bị thương nặng được đưa đi cấp cứu bằng trực thăng . Trong khi ở VN , chỉ có đại gia mới được hưởng đặc ân như thế ...

      ***Ở VN , đường xá bị ngập tới mức độ mà người dân có thể tập bơi , còn sân bay Tân Sơn Nhật tối thui vì nước ngập . Chẳng lẽ dân đóng thuế đường bộ nhưng phải đi bằng đường thủy ?

      ***Một đất nước mà chỉ có niềm vui bóng đá mà chẳng có niềm vui nào khác, rồi niềm vui đó sẽ nhanh chóng qua nhanh , và người dân lại trở về cuộc sống với bao nỗi lo toan hàng ngày cùng với những tin tức " bực mình " như : cô giáo lại tiếp tục tát học sinh sưng mặt, thuốc giả , công an giả vờ ngã để bắt dân...etc ...

      Nói tóm lại, sống ở một nơi mà một nữ nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam còn phải lên tiếng :
      “..... Chỉ thương người dân Việt Nam mình được hưởng toàn những điều giả dối, mà khủng khiếp nhất là thuốc chữa bệnh giả....”

      ✍️ An Thanh Le

      Delete