Tuesday, May 15, 2018

Great people of our time: SIGMUND FREUD (1856-1939)

Giấc mơ từ đâu tới?

Ban đêm bạn có thường mơ? Hầu hết con người đều như thế. Buổi sáng khi tỉnh dậy, người ta tự bảo "Ta mơ một giấc mơ kỳ lạ làm sao! Điều gì đã khiến xui ta mơ như thế nhỉ."

Về phần tôi, tôi không thể nhớ hết những giấc mơ của mình. Trong đó tôi bị những kẻ/vật khủng khiếp đe dọa và theo đuổi. Cũng có khi những ước muốn trở thành hiện thực trong mơ. Tôi có thể bay trong không trung hoặc lướt trên những đỉnh núi. Lúc khác, tôi lại bị ám ảnh bởi những giấc mơ trong đó mọi chuyện đều lộn xộn. Thế giới như đảo lộn và chẳng cái gì có ý nghĩa hết...
Trong giấc mơ, tôi có những hành động rất lạ kỳ, có khi đó là những điều chẳng bao giờ làm khi thức, nghĩ/nói những cái chưa bao giờ như thế lúc bình thường...

 Tại sao những giấc mơ lại kỳ lạ đến thế? Và chúng từ đâu tới?

Sigmund Freud đã đưa ra câu trả lời cho đến nay được coi là xác đáng. Ông bảo rằng, thế giới trong mơ của con người dường như lạ kỳ và "không quen biết", bởi giấc mơ xuất hiện từ một phần ý thức của con người mà người đó chẳng thể nhận thức và kiểm chứng được. Ông gọi cái đó là "vô thức".


Sigmund Freud sống hầu hết cuộc đời ở Viên, và sống những ngày cuối cùng ở Luân Đôn khi vừa bắt đầu Thế chiến thứ 2 (1939)

Freud là một nhà thám hiểm vĩ đại của thời đại chúng ta. Nhưng những miền đất mới mà ông thám hiểm lại nằm trong chính bản thân ông. "Cái vô thức" như một cái giếng sâu thẳm, chất đầy những hồi ức và cảm giác. Những hồi ức và cảm giác này được lưu trữ ở đó ngay từ khi ta ra đời - thậm chí có thể từ khi ta chưa sinh ra. Ý thức của chúng ta đã lãng quên chúng. Chúng ta không hề nghi ngờ rằng mình đã ở mãi trong cái "đáy" đó cho đến khi trong đời ta trải qua một nỗi bất hạnh hoặc điều bất lợi nào đó xui khiến ta nhớ lại, hoặc làm ta "mơ" những giấc mơ. Và đột nhiên ta thấy "một khuôn mặt" mà ta đã lãng quên từ rất lâu. Ta có cảm giác của một mối lo ngại ngấm ngầm hay một nỗi thất vọng hơi cay đắng, điều mà ta đã cảm thấy ngay từ khi ta còn là một đứa trẻ.

Phát minh này của Freud rất quan trọng, nếu ta muốn hiểu vì sao con người lại hành động như cách họ đã làm. Tác động của vô thức trong chúng ta ít ra cũng mạnh ngang với ý thức của ý thức mà ta đã biết. Ví dụ, tại sao chúng ta lại chọn người bạn này mà không phải là người kia, tại sao câu chuyện này làm ta khóc hoặc cười trong khi nó chẳng hề cảm thức được ta? Chắc rằng chúng ta hiểu vì sao. Còn nếu không, thì những nguyên cớ nằm sâu trong "sự dùng đến" vô thức của chúng ta.

Tôi cũng từng như Freud khi còn bé, ông mơ ước trở thành người lính vĩ đại mang lại danh dự cho tổ quốc mình. Hồi ấy Áo và Đức đang giao tranh. Cha ông hay dẫn ông tới nhà ga, ông đã thấy những đoàn tàu trở về từ chiến trường đầy ắp thương binh. Những người đàn ông mất một mắt, mất một cánh tay, một bàn chân trong chiến tranh...

Sigmund trẻ tuổi nhìn những người lính bị thương khi họ được chuyển từ các toa tàu lên cáng thương để đưa tới bệnh viện. Cậu rất thương họ, đến nỗi cậu đã thốt ra với thầy giáo ở trường: "Xin hãy cho phép bọn trẻ chúng em được băng bó cho những người lính nghèo, giống như chị chúng em ở trường nữ sinh đã làm".

Rồi, Freud quan tâm tới nỗi khổ đau của con người, đến cái điều mà chúng ta không hề ngạc nhiên rằng ông đã trở thành một bác sĩ khi trưởng thành. Cũng như các thầy thuốc khác, ông nghiên cứu toàn bộ toàn bộ cách vận động của cơ thể. Song ông đặc biệt quan tâm đến phần ý thức của con người.Ông đến Paris thụ giáo BS Pháp nổi tiếng Charcot. Lĩnh vực chuyên biệt của Charcot là bệnh học tâm thần và thần kinh.

Lúc bấy giờ chẳng có mấy ai hiểu nhiều về ý thức (tâm thần). Nếu có một người bị điên, hay "bị đuổi ra khỏi ý thức của anh ta", thì có rất ít cách để chẩn trị họ. Người ta sẽ giúp đỡ hay trợ cấp cho người điên ấy hoặc gia đình họ chút đỉnh. Chắc là người ấy đã phạm tội hoặc bị ám ảnh bởi tội lỗi? Hay Chúa trời đày đọa anh ta làm những điều sai trái chăng? Những người mắc chứng như vậy bị đẩy ra khỏi cộng đồng dân "lành lặn" như thể họ từng mắc trọng tội!

Cho đến nay, định kiến ấy vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi. Các BS chỉ điều trị trên những bộ phận cơ thể mà họ có thể nhìn thấy hoặc khám được. Nếu "bổ" đầu một người ra, bạn có thể nhìn thấy bộ óc của anh ta, nhưng bạn không thể "nhìn" thấy ý nghĩ, quan niệm hay những giấc mơ của anh ta. Ở thời của Freud, cũng đã có một số rất ít thầy thuốc quan tâm tới những vấn đề này. Freud muốn tìm ra cái đã khiến ta nghĩ và cảm được. Ông muốn tìm ra được hoạt động của ý thức. Và ông đã học hỏi nhiều ở Charcot.

Ông trở về Viên năm 1886 và bắt đầu cuộc đời của một BS về các bệnh thần kinh.Ông cưới vợ. Và để đỡ đần cho vợ, ông bắt đầu nhận chữa bệnh ngày càng nhiều tại nhà. Hầu hết bệnh nhân của ông là phụ nữ. Họ hoặc là bị quá khích, hoặc là bị trầm cảm, họ mắc bệnh về tâm thần hơn là về cơ thể. Thuốc men không giúp gì được họ. Freud hoàn toàn cảm thông và ông nhận điều trị để bệnh của họ thuyên giảm.

Môt ngày kia, bạn ông, TS Josef Breuer, đến thăm ông, kể với ông về một người con gái mà ông đang chăm sóc. Người phụ nữ này hình như đã khá hơn lên khi được tự bộc bạch bản thân mình. TS Breuer khuyến khích chị ta nói thả sức. Chị nói với ông mọi điều đã xảy đến trong ý thức của mình và những cái đó có quan trọng với chị hay không. Mỗi lần tâm sự với ông, chị lại nhớ về cuộc đời của mình còn hơn một đứa trẻ.

Freud rất thích thú khi nghe câu chuyện này. Phải chăng đó là con đường để giúp các bệnh nhân của ông? Ông cố gắng điều trị bệnh nhân của mình theo cách đó. Ông hỏi họ về những sự kiện khi họ còn thơ ấu, khuyến khích họ tự bạch về những kinh nghiệm và những mối quan hệ của chính bản thân họ. Ông tự nói rất ít.

(còn nữa)

Note: Những dòng chữ nghiêng là từ nguyên bản (Những gương mặt lớn của thời chúng ta, tác giả: Carol Christian, Mac Milan Press London, Tấn Phong dịch từ nguyên bản tiếng Anh, NXB Hội nhà văn in & phát hành năm 1991)

1 comment:

  1. Đồng thời với việc tạo ra thuyết phân tâm học (Psychoanalysis), Freud đã phát triển các kỹ thuật trị liệu, thiết lập vai trò trung tâm của nó trong quá trình phân tích. Việc định nghĩa lại tình dục của Freud đã khiến ông xây dựng Oedipus như nguyên lý trung tâm của lý thuyết phân tâm học. Phân tích của ông về những giấc mơ, như mong muốn-thực hiện, cung cấp cho ông các mô hình cho phân tích lâm sàng của sự hình thành triệu chứng và cơ chế cơ bản của sự dồn nén. Trên cơ sở này Freud đã xây dựng lý thuyết của ông về sự bất tỉnh và tiếp tục phát triển một mô hình cấu trúc tâm linh bao gồm cá tính, bản ngã và siêu bản ngã. Freud đề xuất sự tồn tại của ham muốn tình dục như một năng lượng mà các quá trình và cấu trúc tinh thần được thiết lập và tạo nên sự gợi dục, nguồn gốc của sự cưỡng bức, ghét, hung bạo và mặc cảm tội lỗi. Trong tác phẩm sau này, Freud đã phát triển một cách giải thích và phê bình rộng rãi về tôn giáo và văn hóa.

    Được coi là một phương pháp chẩn đoán và thực hành lâm sàng, phân tâm học vẫn có ảnh hưởng trong tâm lý học, tâm thần, và tâm lý trị liệu. Nó tiếp tục tạo ra các cuộc tranh luận rộng lớn về hiệu quả điều trị, tính chất khoa học của nó... Tuy nhiên, công việc của Freud đã tác động sâu rộng đến tư tưởng hiện đại của phương Tây và văn hóa đại chúng. Theo lời của bài thơ ca ngợi năm 1940 của W. H. Auden, sau khi ông mất, Freud đã trở thành người mà tư tưởng của mình đã bao trùm "toàn bộ quan điểm/theo đó những cuộc sống khác nhau của chúng ta được định hình."

    (theo Wikipedia)

    ReplyDelete