(Cơ trưởng hãng Germanwings còn kêu lên 1 câu khác tương tự: “Open the damn/goddamn door!”, mà báo chí ta dịch chính xác là "Mở cái cửa chết tiệt này ra", nhưng ở đây ta không bàn đến câu này).
Rõ ràng, với ngữ cảnh này, ta không thể máy móc dịch "For God's sake" là "Vì Chúa". Tra thử các từ điển giải nghĩa tiếng Anh, tôi thấy người bản ngữ giải thích For God's sake (còn có các phiên bản tương đương khác là for goodness'/Christ’s/Pete's/
Ví dụ:
- Oxford Advanced Learner's Dictionary: for Christ’s, God’s, goodness', heaven’s, pity’s, etc. sake used to emphasize that it is important to do sth or when you are annoyed about sth: Do be careful, for goodness' sake. Oh, for heaven’s sake! For pity’s sake, help me!
Từ điển này còn ghi thêm một số người coi việc nhắc tên Chúa hay trời ở đây có tính báng bổ (Some people find the use of Christ, God or heaven here offensive.)
- Cambridge Advanced Learner's Dictionary: for goodness'/God's/Pete's/
- Longman Dictionary of Contemporary English: for God's/Christ's/goodness'/
a) used when you are telling someone how important it is to do something or not to do something For goodness sake, don't be late!
b) used to show that you are angry or annoyed What is it now, for God's sake?
Từ điển họ giải thích vậy, thế mà các từ điển của ta gần như nhất loạt dịch 1 cách máy móc là "vì Chúa", và các nhà báo của ta cũng nhất loạt dịch theo, hệt như đám học sinh học thuộc lòng SGK (hoặc chép từ phao thi) một cách thiếu tinh tế (điều mà chính chúng ta luôn phê phán).
Ở đây có 2 vấn đề:
1. Không chắc người nói và người nghe là tín đồ Ki tô giáo. Nếu họ theo đạo Hồi hay đạo Phật, nhất định họ không có thói quen gọi đến Chúa trong những trường hợp như vậy.
2. Kể cả khi là tín đồ Ki tô giáo, câu nói "vì Chúa" trong những trường hợp khẩn cấp, trong trạng thái bực tức hay ngạc nhiên, giận dữ là câu văn Tây, người Việt không dùng. Chẳng hạn: For God's sake, save me! trong tiếng Việt sẽ không ai nói: "Vì Chúa, cứu tôi với" cả. Tương tự vậy, chắc chẳng ai nghe thấy ngoài đời câu "Vì Chúa, hãy mở cửa ra".
Thành ngữ đó phải được dịch đại loại là: "Trời ơi; trời đất ơi; Ối cha mẹ ơi", thậm chí "Đồ khỉ gió", "đồ chết giẫm" v.v. (danh sách này chờ các bạn trên FB điền thêm).
Gần như trang mạng nào cũng dịch câu nói của cơ trưởng người Đức (hệt như quay cóp của nhau) là "Vì Chúa, hãy mở cửa ra". Tôi chỉ tìm được 1 trang mạng tin tức của người Việt tại Odessa dịch là “Trời ơi, hãy mở cửa ra đi”.
Tính sáng tạo, không rập khuôn của người Việt đâu rồi trước 1 ngữ cảnh rõ ràng và cụm từ tiếng Anh không lấy gì là quá khó?
Nguyễn Việt Long
Tân Vĩnh Trần: Thoạt nghe câu dịch, em cứ tưởng đang nghe câu thần chú "Vừng ơi, hãy mở cửa ra".
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Thực ra cũng được. Người Việt cần làm quen với các cách dùng từ mới
DeleteChau Do: Bạn Nguyễn Việt Long thật tỉ mỉ! Đúng là khi dịch nhiều người hay quên chuyển tải cả săc thái tình cảm của ngôn ngữ nguồn mà thường chỉ quan tâm chuyển nghĩa. Sự khác biệt giữa dịch giỏi và thường là ở chỗ đó!
ReplyDelete