Tuesday, March 3, 2015

Facebook: từ 1 stt về Bill Gates của Nguyễn Thành Nam

Nhân đọc các comments của mọi người về việc Bill Gate tiêu mãi mà không hêt tiền, tự dưng nghĩ vẩn vơ. Không biết "SỰ GIÀU CÓ - WEALTH" sinh ra từ đâu? Có tuân theo định luật bảo toàn không? Tức là chỗ này tăng thì chỗ kia giảm, hay tổng cứ tăng mãi như entropy? Mạo muội hỏi chuyên gia vật lý Hoang To và nhà kinh tế học Nguyen Trung Ha thay cho ăn sáng:-)

40 comments:

  1. Em đoán là gia tăng mãi :)
    Comment đặt gạch chờ nghe các chuyên gia phản hồi stt này của anh
    Dinh Van Nam/FB

    ReplyDelete
  2. wealth là tổng giá trị của tài sản vật chất (tài nguyên, đất đai vv) và tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, trái phiếu vv) ... ts vật chất được tạo mới, khai thác mới, khai thác thêm thì wealth tăng, tài sản tài chính thì lúc tăng lúc giảm nhưng nói chung cũng không theo quy luật bảo toàn vì còn tác động của số nhân / leverage vv
    Son Phan/FB

    ReplyDelete
  3. Theo em được học trong trường kinh tế thì nó tăng lên ạ.
    Theo ông Các Mác thì nó được "cộng vào" ạ :)
    Le Tien Long/FB

    ReplyDelete
  4. Sự giàu có nó như là cơ thể sống (kết hợp hoàn hảo giữa trời sinh và nhân tạo) cho nên nó phát triển thực ra rất tự nhiên, thậm chí có cả gen di truyền
    Thái Thanh Sơn/FB

    ReplyDelete
  5. Theo em cái gì cũng có giới hạn... Cái gì dùng mãi cũng hết... Gần 80 tỉ muốn hết thì phải có chiến tranh, nền kinh tế tg sụp đổ... Em xem một bộ film gì đó khủng bố lam hệ thống làm phố wall tê liệt, ngân khố dự trữ của Us bị đánh cắp :) dân trắng tay luôn ạ
    Khanh Van Nguyen/FB

    ReplyDelete
  6. Nếu coi vũ trụ là hệ kín thì entropy của nó sẽ tăng dần và đạt giá trị bão hòa khi đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt. Khi đó tất cả vũ trụ sẽ ở trạng thái chết nhiệt vũ trụ (trạng thái hoàn toàn không có các đối tượng có cấu trúc chỉ có chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử vô cơ . Lý thuyết chết nhiệt vũ trụ được Clauzius đưa ra từ thế kỉ 19 và đã bị phản bác bởi nhiều nhà vật lý và các nhà duy vật biện chứng. Lý lẽ chống lại thuyết chết nhiệt vũ trụ quy về 2 điểm chính: 1. Không ai chứng minh được vũ trụ là hệ kín. 2. Ngay trong phần vũ trụ quan sát được luôn tồn tại song song hai quá trình: Tăng entropy trong một số hệ tiến về trạng thái chết nhiệt (như với các ngôi sao già) và giảm entropy trong các ngôi sao mới , các vi sinh vật mới xuất hiện...Những lí lẽ này ngẫm lại cũng đương nhiên áp dụng được trong phạm trù tài sản của một nhóm/hệ bất kì.
    Hai Le/FB

    ReplyDelete
  7. Theo em nghĩ thì không hoàn toàn như vậy ah, bởi nền kinh tế thế giới luôn có sự tăng trưởng, và người giàu có thể họ đã lấy từ sự tăng trưởng đó, tuy nhiên cũng có một phần từ sự thua thiệt hay phá sản hay người nghèo ah. Ví dụ như nền kinh tế Mỹ GDP tăng trưởng 2014 là 2.2%, tổng thu nhập quốc dân 2013 17000 tỷ, suy số tăng trưởng so với 2013 là: 374 tỷ USD, đấy mới chỉ riêng nền kinh tế Mỹ ah.
    Ha Chu/FB

    ReplyDelete
  8. Anh Nguyễn Thành Nam còn không biết thì bọn em nghèo có mơ cũng không thấy câu trả lời :)
    Thang Dang/FB

    ReplyDelete
  9. Ý kiến của em thế này a Nguyễn Thành Nam:

    Tạm gác các lý thuyết kinh tế như thặng dư giá trị…, chỉ nhìn từ quan điểm entropy thì quá trình làm giàu là một quá trình giảm entropy. Điều này không mâu thuẫn với nguyên lý nhiệt động lực học, vì tuy quy luật tăng entropy là phổ quát với vũ trụ hoặc đối với một hệ kín không trao đổi năng lượng, nhưng hãn hữu, trong một vùng cục bộ nào đó entropy vẫn có thể giảm. Nhưng khi đó entropy ở các vùng khác sẽ tăng lên nhiều hơn so với lượng giảm ở vùng cục bộ để đảm bảo nguyên lý vẫn đúng.

    Việc hình thành sự sống trên trái đất cũng là quá trình giảm entropy điển hình, đặc biệt việc tiến hóa thành con người có trí tuệ cũng vậy. Việc đọc và ghi nhớ những dòng chữ này cũng là một quá trình giảm entropy, nhưng sẽ làm tăng nhiều entropy ngoài môi trường do phải cung cấp một năng lượng cho não hoạt động. Việc cung cấp năng lượng này, ví dụ sẽ phải vận chuyển máu, cung cấp O2, làm nóng xả CO2 ra sẽ làm tăng entropy bên ngoài.

    Vậy sự giàu có là một quá trình giảm entropy, do vậy sẽ làm tăng entropy ở môi trường bên ngoài, và cũng sẽ không phải một quá trình bền vững, trừ khi liên tục được cung cấp năng lượng. Việc tăng entropy bên ngoài gây những tác động gì tạm thời chưa có ý kiến, nhưng chắc chắn là có :)
    Hoang To/FB

    ReplyDelete
  10. em nghĩ nó sinh ra từ hiệu ứng Synergy ah
    Franz Nguyễn/FB

    ReplyDelete
  11. "Tri túc chi túc hà thời túc" giàu từ tâm mà ra . Theo em.
    Sơn Nguyễn/FB

    ReplyDelete
  12. Nếu thuyết bảo toàn của anh Nam đúng thì sẽ tồn tại những kẻ siêu nghèo, bọn này càng làm việc càng nghèo. Bọn này phải chơi thật nhiều, thật lười may ra bớt nghèo.
    Bright Tran/FB

    ReplyDelete
  13. Không biết nước Mỹ thế nào chứ ở VN em thấy đương nhiên là chỗ tăng chỗ giảm rồi. Việt Nam ngày càng có nhiều triệu/tỷ phú, càng nhiều siêu xe chạy ngoài đường thì lạm phát ngày càng tăng, giá xăng, giá điện ngày càng tăng, mà những cái này chỉ đánh vào người nghèo thôi. Ngày xưa cải cách ruộng đất ta "cướp của người giàu chia cho người nghèo", ngày ta lại "cướp của người nghèo dồn cho người giàu" nên đều là định luật bảo toàn cả.
    Dinh Hai Minh/FB

    ReplyDelete
  14. Anh đang nghĩ một lý thuyết chống lại lập luận của một số nhà quản lý và thinker " phải tiết kiệm do không có tiền đầu tư" do đó đang nghĩ chuyện này. Mô hình thực tế thì khá phức tạp. Nhưng có một số vấn đề có thể trả lời ngay được: Tất nhiên của cải không bảo toàn mà tăng vì hệ không đóng mà nối với các nguồn ngoài. Tất nhiên quy luật tăng có nhiều yếu tố ngẫu nhiên và phụ thuộc vào thời gian. Để hiểu việc này nên mua một bộ Monopoly về, tụ tập anh em bia bọt chơi vài đêm là biết ngay.
    Nguyen Ai Viet/FB

    ReplyDelete
    Replies
    1. Monopoly chắc thiết kế dựa trên một cơ sở lý luận nào đó đúng không anh Aiviet?
      Nguyễn Thành Nam

      Delete
    2. Uh, trò chơi cổ điển này được cho là toát lên triết lý sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản.
      Nguyen Ai Viet/FB

      Delete
    3. Triết lý đó có cho rằng sự giàu có của cả loài ng sẽ tăng lên mãi mãi ko anh? Và có cần chứng minh, hay đó là một tiên đề?
      Nguyễn Thành Nam/FB

      Delete
    4. Nói một cách nào đó Marx không phải sai nhưng chỉ là một bức tranh tĩnh chưa có yếu tố thời gian, không tính đến việc tăng của cải, nên bao giờ cũng trở về zero-game và điểm cân bằng cung cầu. Điều đó chỉ có ý nghĩa khi nền kinh tế đứng yên hoặc thay đổi rất chậm. Trong điều kiện ngày nay thì các quy luật kinh tế của Marx chỉ đúng trong một nháy mắt. Tuy nhiên, các suy luận kinh tế của người thường lại gắn chặt với cách của Marx vì dễ hiểu (kể cả những người không CS)
      Nguyen Ai Viet/FB

      Delete
    5. Anh Aiviet Nguyen: cái sai của KM là đã cho rằng phạm trù nhu cầu của con người là có giới hạn trong khi thực tế cho thấy ngược lại. Trước đây các doanh nghiệp sx để thỏa mãn nhu cầu là chủ yếu, nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã xuất hiện xu hướng tạo ra sản phẩm dẫn dắt nhu cầu của xã hội. Đây chính là điều mà KM không tính tới.
      Hưng Đinh Thế/FB

      Delete
    6. Nguyễn Thành Nam: Trên một mô hình rất đơn giản, nhưng triết lý đó dựa trên tổng giá trị tài sản sẽ tăng lên nhờ lao động chuyển sang giá trị, ngoài ra còn những cơ may, rơi vào những nguồn lực mới có thể hiểu như sáng tạo công nghệ, tìm ra nguồn tài nguyên mới, được mùa,... Nhưng triết lý của CNTB mạnh nhất trong Monopoly là đầu tư vốn. Cuối ván chơi, những người đầu tư đúng sẽ trở nên giàu hơn và vét hết tài sản của người khác. Những người yếu vốn sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tiền kiếm được chỉ đủ trả chi phí, nếu có gì phát sinh sẽ phải bán tài sản, cổ phần và teo dần đến tay trắng. Nhìn tổng thể thì của cải của toàn xã hội liên tục tăng lên.
      Nguyen Ai Viet/FB

      Delete
  15. Nếu không có biến cố tạo ra sự hủy diệt thì về căn bản sự giàu có trong xã hội sẽ liên tục được gia tăng. Theo thời gian có một yếu tố trong xã hội loài người liên tục gia tăng đó là tri thức. Từ sự gia tăng về hiểu biết, con người sẽ liên tục tạo ra sự gia tăng về của cải vật chất và từ sự gia tăng từ của cải vật chất xã hội sẽ thúc đẩy nhu cầu của chính xã hội loài người trong đó có sự phát triển về tri thức. Xét trên quan điểm như thế chúng ta có thể thấy lý thuyết về CNCS của KM có một sai sót khi cho rằng đến một lúc nào đó mọi nhu cầu về vật chất của con người sẽ được thỏa mãn.
    Hưng Đinh Thế/FB

    ReplyDelete
  16. Nếu như khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người là cấp số + (bằng chứng là làm ra của cải nhiều hơn vẫn ko làm thỏa mãn hoàn toàn tầng lớp giàu có của xã hội dù họ nắm giữ tới 80%-90% của cải toàn xã hội) thì dân số gia tăng trong 1 thế kỹ lại làm cho cái nhu cầu cần thỏa mãn của con người (xét ở tổng thể) tăng lên theo cấp số nhân. ===> Điểm mà KM nói có thể có nhưng nó giống như điểm giao nhau của 2 đường thẳng song song. Chắc phải thay đổi hệ quy chiếu hay tiên đề về 2 đường thẳng song song mới thấy đc nó cắt nhau
    Hoang Vu/FB

    ReplyDelete
  17. Anh Nguyễn Thành Nam, Mỹ mà có chiến dịch đánh tư sản thì tài sản của Bill Gates có thể ra đi nhanh lắm.
    Luong Hoai Nam/FB

    ReplyDelete
    Replies
    1. Luong Hoai Nam: ra đi hay chuyển sang tay người khác?
      Nguyễn Thành Nam/FB

      Delete
    2. Anh Nguyễn Thành Nam, ý là đầu tiên chuyển sang tay người khác, sau đó những người đó giúp tiêu hết rất nhanh, nên kết quả cuối cùng = ra đi ạ.
      Luong Hoai Nam/FB

      Delete
    3. Nói như thế không có nghĩa là mô hình của Monopoly đã hoàn toàn phản ánh thực tế (Vì thế mình mới đang suy nghĩ một mô hình đơn giản nhưng nói thêm được những thực tế mới). Như có những lúc giá trị "bốc hơi" do Lương Hoai Nam đánh Bill Gates chẳng hạn :) Rồi quyết định, chặn lưu thông dòng lưu động vốn, hoặc hiện tượng cháy nóng,... Biết đâu phát kiến được một trò chơi mới, kiếm một mớ tiền khỏi làm IT.
      Nguyen Ai Viet/FB

      Delete
    4. Cau hoi can ban cua em la liệu tài sản có tự nhiên bốc hơi biến mất dc không? Nếu có thì định luật luôn tăng của anh chưa chắc đúng:)
      Nguyễn Thành Nam/FB

      Delete
    5. Theo anh nghĩ thì cách suy nghĩ của Nam vẫn hơi theo mô hình cổ điển. "Bốc hơi" không có nghĩa là giảm cùng một giá trị. Có thể hệ thống sẽ gồm 2 giá trị, một giá trị liên tục tăng, giá trị kia sẽ có lúc giảm. Trong nhưng scenario cổ điển thì hai giá trị trùng nhau, nhưng có thể khác nhau trong những giai đoạn nhất định.
      Nguyen Ai Viet/FB

      Delete
  18. Em biết gì thì kể nấy, gọi là góp vui:
    Em từng đi cùng nhiều bác tạm gọi là đại gia(tài sản trên nghìn tỷ không tính cổ phiếu gì), đi làm từ thiện như mang vật thực, quần áo, tiền để giúp đỡ đồng bào nghèo, mỗi lần mang giúp cho hàng ngàn người, liên tục như vậy trong mấy năm liền, âm thầm không ai biết, không lên báo, không lên đài kể lể, cứ như vậy chỉ người đi cùng mới hiểu.

    Người ta giàu hiện tại(là quả, effect), thì chắc chắn phải có một cái nhân nào đó(gần hoặc xa=cause), xa có thể không nhìn thấy được, họ đã có thói quen chia sẻ, giúp đỡ người khác bằng vật chất và tinh thần, give and take, cho và nhận, giúp ở đây không có nghĩa là cứ mang của đi cho, nhiều khi chỉ bẳng lời động viên, hành động giúp trong công việc cũng là giúp để người nhận có thể an ổn về tinh thần, vật chất. Họ đã có thói quen như vậy quá nhiều lần, xa tít xa tắp họ cũng từng làm như vậy. Nhưng chúng ta chỉ đi tìm các nguyên nhân gần, một tuần, hai tuần, một tháng, hai tháng, mà không thấy các nguyên nhân xa, nên không truy ra được đầu đuôi ngọn ngành.

    Người nào làm với tâm hoan hỷ, thích thú, chả mong cầu gì, thì tự nhiên quy luật give and take, cause and effect ấy diễn ra suôn sẻ, nhẹ nhàng mà có, người nào làm với sự mong cầu, hoặc lừa gạt, thì khó khăn mới giàu có, hoặc giàu rồi thì dễ mất.

    Ấy là em quan sát được thấy thế, góp ít thông tin cho Bác Nam.
    Nguyen Huy/FB

    ReplyDelete
  19. Em xin phép 'dịch' ý của anh Hoang To một chút. Em thấy lao động tạo ra của cải (VD: Apple tạo iPhone, ong làm mật) là quá trình tác động lên môi trường để giảm entropy cục bộ; của cải là điểm giảm entropy cục bộ. Trong mọi quá trình tạo ra của cải, tổng entropy của môi trường và của cải luôn tăng nếu thừa nhận entropy luôn tăng như anh Nam đề cập. Tổng của cải của loài người chỉ có thể tăng nếu môi trường không được tính đến. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy môi trường phải được tính đến: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tăng nhiệt độ trái đất. Do đó tổng của cải không thể tăng mãi. Một số ví dụ về tăng entropy khi tạo ra của cải:
    1. Bill Gates: làm tăng entropy với bản thân ông ta (già trước tuổi) và nhân viên (MS softies thường ngủ lại văn phòng) để tạo ra của cải. Apple/Steve Jobs tạo ra iPhone cũng tương tự.
    2. Ong làm mật: hoa chóng tàn hơn sau khi bị lấy phấn (?)
    3. Khai thác dầu mỏ: làm tăng entropy của trái đất
    Hình thành sự sống, như anh Tô nói đến, là quá trình giảm entropy của tự nhiên rất đặc biệt. Nếu nhìn theo góc độ entropy thì khả năng tạo ra của cải lớn nhất của con người chắc là khả năng sinh sản . :D
    Dinh Huy Cuong/FB

    ReplyDelete
  20. Tạm thời gác sang bên các vấn đề tôn giáo, đạo đức, có mấy quan điểm có thể coi là khoa học:

    Entropy là độ đo sự hỗn loạn và tăng liên tục trong vũ trụ. Bởi thế theo Hoang To và Dinh Huy Cuong, quá trình tạo ra của cải là quá trình làm giảm entropy -> không bền vững!

    Quan điểm của Nguyễn Hoàng Trung cũng khá thú vị: sự giàu có là khái niệm so sánh tương đối (khác với của cải). Chẳng hạn 2 anh cùng làm như nhau, cùng kiếm được tiền như nhau, thì cả 2 anh đều không giàu hơn, và cũng chẳng nghèo đi -> tổng SỰ GIÀU CÓ thường được bảo toàn,

    Anh Aiviet Nguyen theo chủ nghĩa tư bản cổ điển, cho rằng SỰ GIÀU CÓ tăng lên nhờ vốn, lao động và khoa học kỹ thuật.

    Về cảm tính, có vẻ mình cũng thiên về hướng Sự giàu có của loài người sẽ được bảo toàn chứ không tăng lên mãi mãi. Tức là không thể tồn tại một mô hình kinh tế chính trị nào mà sự WEALTH of tất cả các NATIONs đều tăng lên mãi được!
    Nguyễn Thành Nam/FB

    ReplyDelete
  21. Nếu nói về các đại lượng đo bằng thước cao su thì không phải là đề tài thuộc về khoa học nữa rồi. Cần có các đại lượng khách quan sau đó có các yếu tố điều khiển để biết tăng hay giảm. Nhận thức về sự giàu có có thể thay đổi theo cá nhân, nhưng độ đo nào đó về sự giàu có phải tăng lên chứ. Cần xem entropy của một hệ thống sản xuất sản phẩm đo thế nào mới có thể khẳng định độ giàu có có quan hệ với entropy. Nếu nói lâu dài thế nào thì thế giới chẳng tiêu diệt, giàu nghèo vô nghĩa. Tuy nhiên, xã hội phát triển nhiều pha, ở mỗi pha đều có xu hướng tăng. Khi có cách mạng, cố nhiên hình thành trật tự mới, sẽ giảm entropy cục bộ. Vậy xu hướng tăng là chính, giàu lên là chính. Giảm và dừng là tạm thời. Còn nhận thức về giá trị chỉ là rescale lại thang bậc. So Rockerfeller và Bill Gates là chuyện buồn cười vì họ ở hai thang khác nhau. Nhưng nếu diễn giải định lượng đặt họ bên cạnh nhau thì Gates giàu hơn Rockerfeller trên mọi phương diện.
    Nguyen Ai Viet/FB

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thống nhất là đo bằng TIỀN đi anh (hoặc là dẫn xuất của TIỀN! Có điều TIỀN ở các thời điểm và vị trí khác nhau cần phải có sự định giá thôi ạ. Nếu em lấy 1 miếng đất với giá 1 đồng, vẽ quy hoạch, và bán với giá 10 đồng. Thì tài sản của em tăng lên 9 đồng, của bên mua cũng bị mất 9 đồng. Có đúng thế không ạ?
      Nguyễn Thành Nam/FB

      Delete
    2. Hoặc thế này em cũng chưa hiểu lắm. Khi một đại gia cho cô hoa hậu 1 cái xe hơi thì SỰ GIÀU CÓ thay đổi thế nào? Cũng cùng câu hỏi nhưng trong trường hợp vị đại gia này lại xây1 trường học cho 1 làng quê ngèo?
      Nguyễn Thành Nam/FB

      Delete
    3. Thống nhất được bằng tiền là rất hay rồi. Mặc dù có lạm phát, nhưng vẫn có công thức đưa về một hệ quy chiếu. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn chút vấn đề. Có thể lấy ví dụ một xã hội có 3 người, có một sản phẩm X duy nhất, ban đầu mỗi người có 15 đồng. Anh A bán cho anh B với giá 11 đồng, B bán cho C với giá 12 đồng, C bán cho A với giá 13 đồng. Xét trường hợp buôn bán thuần túy, không có chế biến, giá trị gia tăng gì. Sau khi đi một vòng về trạng thái cũ, không đổi với tổng tiền mặt là 45 đồng và một sản phẩm coi như của cải của xã hội. Tuy nhiên, B sẽ có 16 đồng, C sẽ có 16 đồng, A có 13 đồng và sản phẩm X có giá 13 đồng. Tổng tiền mặt không thay đổi, nhưng giá trị đo bằng tiền tăng 2 đồng. Có thể nói 2 đồng là giá trị ảo, nhưng cũng có thể nói đó là giá trị gia tăng. Và thực chất là có thể giả thiết là sản phẩm X sẽ biến thành X' và X'' với các giá trị mới. Như vậy tiền mặt không đổi, nhưng giá trị quy ra tiền không ngừng tăng lên, hàng hóa mới liên tục làm ra. Nếu vòng quay này dừng lại thì giá trị của X có thể giảm về 0. Vậy của cải quy ra tiền của xã hội phụ thuộc vào số tiền mặt và lưu lượng luân chuyển. Công thức cụ thể là cái có thể phịa ra được bắt đầu từ công thức tuyến tính giản đơn. Liên quan đến entropy: Thực ra, cần suy nghĩ kỹ hơn xem cụ thể thế nào. Có cảm giác Hoang To chỉ lôi trong sách ra quan điểm sinh ra cơ thể sống giảm entropy, rồi áp dụng cho sản phẩm. Thực ra, quá trình làm ra sản phẩm sẽ tạo ra giảm entropy cục bộ, nhưng phân phối sản phẩm lại tăng entropy. Mô hình thì anh có rồi, vẫn còn chút vấn đề nhưng là các vấn đề phức tạp hơn chứ không ở những cái đơn giản như sản xuất hay đánh giá. Và phải đi sâu một chút chứ không trao đổi trên FB được. Quan trọng nhất là động lực lưu chuyển hàng hóa của xã hội (không phải đo bằng tiền) sẽ tạo ra giá trị đo bằng tiền.
      Nguyen Ai Viet/FB

      Delete
  22. Em xin phép góp vui ạ.

    A. Có 2 thứ phổ biến tạo ra đột phá: Công Nghệ, và Entrepreneurship

    1. Công Nghệ (không chỉ riêng CNTT) tăng năng suất đột phá, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đột phá. Ví dụ đầu máy hơi nước, máy tính, các công nghệ dùng năng lượng mới.

    2. Entrepreneurship tạo ra mô hình kinh doanh mới, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

    Việc tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đột phá làm tăng độ lớn của miếng bánh kinh tế, tạo ra giá trị cho mọi người.

    B. Tài chính

    Các nhà kinh tế tài chính (financial economists) lâu lâu đồng ý với nhau ở 2 điểm:
    1. Giá trị mà hệ thống tài chính tạo ra là tăng hiệu quả sử dụng vốn (tiền). Việc này incremental hơn là đột phá.
    2. Tài chính, ít nhất là trading, là zero-sum game. Có người thắng ắt có kẻ thua.

    Trader thì đâu thèm quan tâm định nghĩa.

    C. Sự bất đối xứng của nguồn lực, hay là đời không công bằng

    Nguồn lực cá nhân bao gồm (không đầy đủ): trí thông minh, sức khoẻ, kỹ năng, ý chí, quan hệ gia đình, tài sản gia đình, may mắn.

    Argument: Cùng số lượng nguồn lực xã hội, đầu tư vào những người có nguồn lực cá nhân cao và có đạo đức tạo ra giá trị kinh tế cao hơn vào những người có nguồn lực thấp.

    Ví dụ đơn giản: đưa 10 tỷ cho thằng giỏi mở công ty tốt hơn đưa 10 tỷ cho thằng ngu mở công ty. Công ty thành công sẽ tạo ra giá trị kinh tế, tạo ra việc làm.

    Đương nhiên, không thể dồn hết nguồn lực xã hội vào những người có nguồn lực cá nhân cao nhất. Nhưng đây là argument về ưu tiên phân phối nguồn lực.

    Không cần trung bình dân Mỹ khôn lên, không cần trung bình dân Mỹ làm Toán được như dân Việt. Nước Mỹ tạo điều kiện cho những người kiệt xuất phát triển tột cùng thì những người đó sẽ tạo ra giá trị và (có thể) lo cho hàng trăm triệu người khác.

    D. Người nông dân phải làm gì

    * Giáo dục: Có 2 nhóm giáo dục lớn (1) đào tạo những cá nhân kiệt xuất giỏi hơn nữa (2) đào tạo càng nhiều người làm việc được cho nền kinh tế càng tốt. Nền kinh tế cần cả 2.
    Hệ thống trường chuyên là (1), em đoán FPT University chủ yếu là (2) và có một ít (1)

    * Dạy dỗ trẻ có 2 hướng khác nhau. Tạm lấy xã hội và giáo dục Mỹ và Nhật làm 2 đầu.
    Mỹ nói chung: Khuyến khích tự do, sáng tạo. Chấp nhận thất bại ngắn hạn để khuyến khích thành công dài hạn.
    Nhật nói chung: Social norms. Kỷ luật, trung thành. Khó chấp nhận thất bại, ngay cả thất bại ngắn hạn.

    (còn tiếp mà không liên quan nên em xin phép dừng ở đây)
    Tai Tran/FB

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tai Tran: liệu có thể có toàn là "dân Mỹ" được ko? Hay là cứ có "dân Mỹ" là phải có "dân Việt" ở đâu đó:-)
      Nguyễn Thành Nam/FB

      Delete
    2. So khả năng toán trung bình dân Mỹ với trung bình khả năng toán dân Nhật, dân Tàu. Không đả động gì đến dân ta càng tốt ạ.
      Tai Tran/FB

      Delete
  23. Theo các nhà kinh tế học cổ điển thì lao động của con ng là nguồn gốc và thước đo của của cải. Của cải là thước đo của sự giàu có. Túm lại còn tồn tại loài người, còn có lao động thì sự giàu có sẽ phát sinh và ko có sự bảo toàn theo kiểu ô giàu lên thì tôi nghèo đi
    Minh Triet/FB

    ReplyDelete
  24. Tiền, là sản phẩm của cấu trúc xã hội, không phải là thứ khai thác từ thiên nhiên, nên không có giới hạn, cũng không tuân theo định luật bảo toàn nào. Nó là biểu tượng tượng trưng, chứ không có giá trị nội tại.

    Tiền, có thể sử dụng, nhưng không thể sở hữu. Và nó có "thời hạn" sử dụng.

    Chừng nào con người còn tăng cường tương tác, trao đổi với nhau, chừng đó còn cần "in" nhiều tiền hơn. Kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, công nghệ thông tin ... cũng đều chỉ là những nỗ lực nhằm tăng cường sự tương tác trao đổi của con người, tức là tăng cường sự "lưu thông" của đồng tiền. Nó như phương pháp dưỡng sinh làm "khí huyết lưu thông" cho cơ thể quốc gia vậy.

    Tuy nhiên, tất cả là vô nghĩa khi không có Niềm tin. Không vị Danh Y có thể làm khí huyết được khơi thông nếu bệnh nhân không có Niềm tin.

    Đưa Niềm tin, một thứ hơi tâm lý tôn giáo có vẻ phi khoa học, nhưng cứ nhìn Niềm tin ảnh hưởng trong thị trường chứng khoán, trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, chắc ta cũng không coi nhẹ nó nữa.
    Nguyễn Duy Kiên/FB

    ReplyDelete