Phải nói trước là status này sẽ không nhằm vào việc đưa ra một bản dịch duy nhất, hoặc bình phẩm về bài hát của Bob Dylan.
Tôi chỉ muốn xem chúng ta cần suy nghĩ thế nào để dịch một ca từ hoặc thơ.
Trước hết, đặc điểm của ca từ và thơ là không theo một quy tắc ngữ
pháp nào cả. Nhiều câu, ý không có ngữ pháp. Có câu ý không thể lấy ngữ
pháp mà luận. Thơ và ca từ, thường cố gắng phá các khuôn khổ của câu
chữ để chắp cánh cho cảm xúc và ý tưởng bay lên. Văn xuôi cần rất nhiều
chữ để mô tả chính xác ý tưởng, trong khi thơ và ca từ cần cô đọng để
theo kịp nhịp điệu của cảm xúc và ý nghĩ. Thơ Đường, Tống, thơ Tây cổ
điển như Verlain, Shakespeare, ca dao Việt Nam, đến thơ hiện đại đều thế
cả.
Thơ và ca từ hiện đại càng có xu hướng tạo ra nhiều cảm
xúc và ý nghĩa khác nhau, để người đọc có thể cùng tác giả tạo ra các
giá trị thẩm mĩ mới, kể cả các giá trị ngoài dự liệu của tác giả.
Như vậy, dịch thơ và ca từ cũng như dịch Kinh Thánh, rất khó tiến
hành theo những thủ pháp dịch của văn xuôi. Văn xuôi khi nắm được ý
chính, người dịch có quyền thêm bớt, miễn là chuyển tải được ý đó. Trong
một số trường hợp, bên cạnh những ý chính, với những thủ pháp ngôn ngữ,
người dịch có thể tạo ra một số giá trị khác.
Ở đây cũng cần
phân biệt giữa một bản dịch tốt với một bản phóng tác, thậm chí là một
sáng tạo hoàn toàn mới. Các tác phẩm của Shakespeare dựa trên các
câu chuyện ở Ý, hay tác phẩm của Nguyễn Du dựa trên truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân là các ví dụ. Nếu xem chúng là các bản dịch, thì đó là các bản
dịch tồi, nhưng chúng lại là các kiệt tác, nếu xem là các sáng tác độc
lập. Như vậy rõ ràng phải có giới hạn trong việc suy luận thêm bớt khi
dịch.
Tuy nhiên, với ca từ và thơ, câu chuyện sẽ khác, do dịch
giả không thể nắm được toàn bộ cảm xúc và ý tưởng của tác giả. Điều đó
khiến người dịch phải hết sức thận trọng trong suy diễn và cắt nghĩa,
bởi vì làm như vậy, người dịch có thể đã cắt mất một số ý tưởng của
người sáng tác. Đó là một điều đáng tiếc, tuy có khi không thể tránh.
Chẳng hạn điệp khúc "The answer is blowing in the wind" nếu dịch
như Ngô Tự Lập "Để gió cuốn đi" cũng không có gì sai. Nhưng cách dịch
này theo một cách nhìn khá yếm thế. Một cách giải nghĩa khác là "Lời đáp
có trong gió, hãy lắng nghe là thấy", là một cách nghĩ tích cực và
triết lý hơn, nhưng chưa chắc đã đầy đủ, như tác phẩm đã thể hiện. Ngay
cả người bản ngữ cũng có thêm những cách hiểu khác như "lời đáp là hiển
nhiên như gió thổi vào mặt" hoặc "lời đáp là vô hình, nhưng có khắp mọi
nơi như gió".
Tôi cho rằng không loại trừ việc tất cả các ý
này đều có trong bài hát. Chắc chắn câu này không thể dịch đơn độc mà
phải đặt vào tổng thể cả bài, nhất là phải đặt chúng vào quan hệ với các
câu hỏi. Chúng ta hãy xem lại các câu hỏi nhân thế trong bài hát. Đa số
các câu hỏi này đều không có lời đáp nào cả. Khi nào một người có thể
gọi là Con Người? Khi nào chim ngừng sải cánh? Khi nào vũ khí giết người
bị cấm? Khi nào núi cao thành biển sâu? Khi nào con người được tự do?
Con người còn giả bộ làm ngơ với nghịch cảnh nhân thế đến bao giờ? Khi
nào con người mới nhìn thấu trời cao? Khi nào con người mới nghe thấy
tiếng khóc của người khác? Khi nào người ta mới biết chết chóc quá
nhiều?
Các câu hỏi nhân thế này có hai loại: Một loại hiển
nhiên ai cũng biết lời đáp nhưng làm ngơ, một loại không thể có lời đáp.
Trong ý của bài hát rõ ràng có cả thái độ yếm thế, bất lực với sự vô
trách nhiệm của nhân loại. Do đó có một lời kêu gọi vào cuộc. Câu hỏi
chúng ta không thể trả lời vì nhân loại vô trách nhiệm, mỗi chúng ta
không làm gì, đành để câu trả lời bay trong gió. Người nghệ sĩ không
phải là người dạy dỗ hay chỉ ra cho nhân quần câu trả lời. Lời đáp là
hiển nhiên, bạn chỉ cần nghe tiếng thì thào trong gió đang mách cho bạn
câu trả lời. Đó là một ý hay, nhưng không có tính xã hội mà chỉ có tính
truyền giáo. E rằng không đầy đủ.
Trong trường hợp như vậy,
cách tốt nhất là tôn trọng hình ảnh của tác giả. "Lời đáp bay trong
gió". Hãy để người đọc tự tìm ra ý nghĩa của chúng, thay vì dịch giả
nhồi cho người đọc ý của mình, chưa chắc đã là ý của tác giả.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Minh Quang Hà: Em hỏi khí không phải, anh có hút cần sa bao giờ chưa ạ?
ReplyDeleteMinh Quang Hà: Và em cũng xin hỏi luôn câu thứ hai (câu cuối trong topic này) là bác có hay đọc Kinh thánh không ạ?
DeleteNguyen Ai Viet: Minh Quang Hà, Chưa và ít khi
DeleteMinh Quang Hà: Anh Việt, Em hỏi vậy vì theo em, lý giải người nghệ sỹ là việc vô cùng thú vị. Đôi khi, người nghệ sỹ không cố tình hướng tới một ý nghĩa nào quá to lớn mà đơn giản câu chữ, note nhạc nó chỉ là một-bật-ra ngẫu nhiên, nhất là mấy ông hay hút cần sa. NHưng cũng có những người khi viết đã tâm niệm đến một ý tưởng vĩ đại nào đó, nên khôn khéo lồng và ghép các điển tích cũ. Phương Tây, điển và tích từ Kinh thánh được sử dụng rất nhiều.
DeleteRiêng bài này, em nghĩ câu The answerer my friend, is blowin' in the wind có lẽ được Bob Dylan (một người khá sùng đạo) lấy từ KInh Thánh. Đoạn kinh thánh mà Bob lấy cảm hứng để viết, không chỉ câu này, mà cả bài nàycó lẽ là Sách thứ nhì của Samuel, chapter 22.
Anh đọc thử đoạn đầu của chương, anh sẽ thấy tinh thần của Blowin in the wind toát lên. Đặc biệt, câu 11 là câu thấm đẫm nhất. Chúa ngự trên cánh gió. Và Chúa là câu trả lời đúng không anh?
Minh Quang Hà: Nếu anh Việt có thích cả bài Hallelujah của Leonard Cohen, anh sẽ thấy Sách thứ nhì của Samuel trong Cựu ước cũng thấm đẫm trong đó, ngay từ câu mở màn:
DeleteNow I've heard there was a secret chord
That David played, and it pleased the Lord
But you don't really care for music, do you?
It goes like this
The fourth, the fifth
The minor fall, the major lift
The baffled king composing Hallelujah
Hallelujah
Hallelujah
Hallelujah
Hallelujah
Your faith was strong but you needed proof
You saw her bathing on the roof
Her beauty and the moonlight overthrew you
She tied you to a kitchen chair
She broke your throne, and she cut your hair
And from your lips she drew the Hallelujah
Hallelujah, Hallelujah
Hallelujah, Hallelujah
You say I took the name in vain
I don't even know the name
But if I did, well really, what's it to you?
There's a blaze of light
In every word
It doesn't matter which you heard
The holy or the broken Hallelujah
Hallelujah, Hallelujah
Hallelujah, Hallelujah
Nguyen Ai Viet: Anh hiểu được điều đó chưa cần đến cần sa :-) Có cần sa biết nhiều quá có khi mang họa.
DeleteNguyen Ai Viet: Có thể Blowing in the wind có tinh thần của Kinh Thánh, nhưng câu trả lời rộng hơn Chúa.
DeleteMinh Quang Hà: Nhưng nếu anh đọc thêm Sách tông đồ sứ vụ, cuốn John, ngay mở đầu anh sẽ thấy là câu trả lời chính là Chúa.
DeleteCâu ấy là:
In the beginning was the Word, and the Word was with God, and the Word was God.
Nguyen Ai Viet: Tất nhiên đó là cách giải quyết của Tôn giáo
DeleteMinh Quang Hà: Em cho đó là phương pháp tư duy triết tính cổ đại hơn là thần học đơn thuần. Trong kinh sách Latin, WORD được dùng bằng từ LOGOS. Nó không chỉ là LỜI như cách kinh sách dịch ra tiếng Việt mà anh. Nó là ý tưởng, là nguyên lý điều khiển mọi sự và tác động trong vũ trụ. Trong kinh điển của Hebrew, Logos được coi là tác nhân của công cuộc sáng tạo.
DeleteThế nên, câu trả lời bay trong gió, cũng có thể là LOGOS trong gió. Dùng Is Blowing, là tính chủ động, chứ không phải bị động, do đó không thể nói là CÓ MỘT AI đã thả Lời vào gió. Như vậy, Lời này chính là Chúa, ở bên Chúa, do Chúa. Lời như một hiện thân (avatar) của Chúa.
Nguyen Ai Viet: Anh cũng hiểu được như thế về Word, mặc dù đọc Kinh Thánh không nhiều. Tuy nhiên, theo anh hiểu Bob Dylan có vẻ không đặt niềm tin vào câu trả lời. Do đó hoặc Bob không có ý định ám chỉ Chúa hoặc ông không có Đức Tin.
DeleteMinh Quang Hà: Cái đó là cái hay của ông ấy. Giữa thời hippie mà chủ nghĩa phi lý và hoài nghi lên ngôi, thanh niên ai cũng tâm đắc câu Chúa đã chết của Nietzsche với hàm ý chính loài người đã giết niềm tin vào Chúa, câu ấy của Bob, trong context của cả bài lại mang hàm ý question lại chính Chúa, hoài nghi vào Chúa. Câu trả lời trong gió, tưởng như là đáp án cho chuỗi câu hỏi xoay quanh ở trên nhưng hoá ra lại là câu hỏi, kiểu như: "Vâng, Chúa ạ, ngài đã ở đâu trong các hoàn cảnh kia".
DeleteCái này, một đại văn hào bất kỳ nào đó từng lĩnh Nobel chưa chắc đã chạm được tới.