Friday, October 14, 2016

Sau 20 năm

20 năm trước đến Hungary, lúc đó chưa đi nhiều nước như bây giờ, nay quay lại nhận thấy Hungary thực sự khác biệt so với các quốc gia khác.
1. Ngôn ngữ
2. Kiến trúc
3. Con người
4. Các thành tựu khoa học, số người đoạt giải Nobel
5. ...
Họ "thờ" rất nhiều vua chứ không giống Nga và nhiều quốc gia khác. Cũng tiếc là tài liệu về Hungary bằng tiếng Việt quá ít.
(Thực ra về tất cả các quốc gia, các nền văn hoá chúng ta viết, dạy rất sơ sài - Tại sao thế nhỉ?)



from FB/Thanh Tran-Trong's post

91 comments:

  1. Nguyen Thang: Em nghĩ có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất cha ông ta phải nói là rất giỏi nhưng cũng đời này qua đời khác phải chống lại giặc phương Bắc chẳng có thời gian nào đi để hiểu thêm về thế giới bên ngoài cả. Thứ 2: Đó là các ngành khoa học xã hội của chúng ta chưa được chú trọng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thanh Tran-Trong: Có thực sự là ông cha ta giỏi không, khi các ts ở bia Văn Miếu không để lại công trình nào đặc sắc?

      Delete
    2. Nguyen Thang: Thì giỏi chống giặc ngoại xâm anh.

      Delete
    3. Thanh Tran-Trong: Nguyen Thang, đấy là ta tự cho là như vậy. Myanmar cũng 3 lần thắng quân Nguyên mà dân ta ít người biết.

      Delete
    4. Nguyen Thang: Vâng, càng ra thế giới thì càng thấy mình nhỏ bé đúng không anh?

      Delete
    5. Thanh Tran-Trong: Nguyen Thang, mình tự sướng. :-(

      Delete
    6. Nguyen Thang: Vâng sướng quá không biết trời đất là gì.

      Delete
    7. Ta Quang Dong: Thanh Tran-Trong, các cụ đỗ Văn Miếu là văn chương cử tử thôi, vị tất đã là giỏi.

      Delete
    8. Luong Pham: Thanh Tran-Trong, Miến Điện chọi nhau với Nguyên Mông 2 lần. Lần đầu (thời Hốt Tất Liệt) Miến thua tan tành, đổ triều đại, mất đất. Lần hai (thời Thiết Mục Nhĩ, con Hốt Tất Liệt) thì đạo quân Nguyên Mông rút lui sau khi công thành không được và tướng Nguyên được người Miến đút lót. Lần 2 có thể coi là Miến thắng nhưng về quân sự không rõ rệt và vẻ vang như những lần thắng quân Nguyên của nhà Trần.

      Delete
    9. Thanh Tran-Trong: Mai Quynh Anh cho ý kiến nhé
      http://m.vietnamnet.vn/.../myanmar-tung-danh-quan-nguyen...

      Delete
    10. Luong Pham: Niên đại 3 lần đánh quân Nguyên Mông của Miến Điện trong bài Vietnamnet có lần 2 không chính xác. Năm 1297 không có chiến tranh giữa hai nước. Có thể người viết bài theo quan điểm tách giai đoạn xung đột biên giới (1277-1278) và giai đoạn xâm lược (1283-1285) của cuộc chiến Miến - Nguyên lần thứ nhất thành 2 cuộc chiến riêng biệt, nên tính thành 3 lần. Nhưng nếu chia theo cách này thì cả 2 lần đầu Miến đều không giành được chiến thắng quân sự. Thậm chí lần 2 còn thất bại nặng nề. Đế chế Pagan bị phân rã, lãnh thổ phía Bắc (Chinh Miến) bị sáp nhập vào nước Nguyên. Tướng viễn chinh Nguyên còn muốn phần còn lại của Miến Điện trở thành tỉnh Trung Miến. Hai bên đình chiến và thương lượng. Năm 1287, Miến Điện ký hiệp ước Bắc Kinh, chịu thuần phục như thuộc quốc và cống nạp nhà Nguyên, đổi lấy việc quân Nguyên rút lui. Có quan điểm cho rằng Hốt Tất Liệt không muốn tiếp tục bình định Miến Điện vì thất bại tại Đại Việt và Champa, lúc đó là 2 quốc gia riêng biệt (cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3 của nhà Trần diễn ra từ 1287-1288). Có một điều thú vị ở đây là lịch sử Việt Nam, chí ít là lịch sử chúng ta được dạy, rất ít đề cập đến vai trò lịch sử và vị trí của vương triều Champa trong các cuộc chiến chống Mông Nguyên của Việt Nam, nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

      Delete
  2. Nguyen Hoa Cuong: Do giáo dục nên có một cái dở là thế hệ mình già rồi mới có cơ hội/dám đặt câu hỏi bác ạ. Rõ ràng là có rất nhiều câu chuyện/thông tin còn thiếu trong cuộc sống hàng ngày, chưa nói gì đến thông tin phục vụ mối quan tâm của mỗi cá nhân. Thế nên em ủng hộ bác làm một cái đại chương trình tri thức và thông tin, "Vì tri thức của người Việt" đi. Trước mắt tập trung vào lịch sử thôi chẳng hạn.

    ReplyDelete
  3. Bach Nguyen Viet: Ngành Y và Dược của Hungary đứng top đầu thế giới đấy Thanh Tran-Trong, đến đây và được nghe nhiều thông tin về đất nước con người Hungary đáng nể, nhất là họ đã từng là đế chế Áo Hung hùng mạnh nhất châu Âu.

    ReplyDelete
  4. Hùng Phạm: Ở VN có khoảng 10 ngàn người nói tiếng Hung đấy anh ạ :)

    ReplyDelete
  5. Luong Pham: Người Hungary có một phần gốc gác Hung nô đấy. Vua Attila the Hun được họ coi như một trong các vị thuỷ tổ dân tộc và cái tên Attila giờ vẫn được dùng khá phổ biến

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thanh Tran-Trong: Dân Hungary và Do Thái cũng có liên hệ rất đặc biệt.

      Delete
    2. Luong Pham: Thanh Tran-Trong Cộng đồng Do thái sống tại Hungary từng rất lớn

      Delete
    3. Bach Nguyen Viet: Thanh Tran-Trong khi Đức kéo quân vào Hung, chính quyền Hungary đem toàn bộ người Do Thái giao nộp cho Đức để thoát khỏi bị Đức tiêu diệt, quân Đức bắt hàng chục ngàn người Do thái ra bờ sông Danube bỏ lại hết tư trang giầy dép, lùa hết xuống thuyền chở sang trại tập trung ở Ba Lan và giết hết. Bên bờ sông vẫn còn dấu tích hôm tôi chụp ảnh có cờ của Do thái phủ lên giầy dép đấy:))))

      Delete
    4. Nguyễn Quốc Bình: Bach Nguyen Viet, Bạn nói/giải thích không hoàn toàn chính xác về số phận của dân Do Thái-Hung cũng như về Bãi giày trên bờ Duna.

      Cho đến tận mùa hè 1944, dân Do Thái-Hung vẫn chưa bị tàn sát dù đã bị phân biệt đối xử. Chỉ sau khi Đức chiếm Hungary năm 1944, Adolf Eichmann mới tới và đưa ~1/2 triệu người Do Thái-Hung tới các lò thiêu xác.

      Bãi giày bờ Duna lại là chuyện khác, là các cảnh binh 'Chữ thập mũi tên' (đảng phát-xít Hung) lùa dân Do Thái-Hung ra bờ Duna, bắt họ tụt giày giữa ngày đông giá rét, bắn hoặc đơn giản là đẩy họ xuống Duna đang đầy băng đang trôi. Khoảng 10 ngàn người Do Thái-Hung đã bị giết theo cách đó trong mùa Đông 1944 cho đến sát ngày Hồng quân LX chiếm được Budapest (trận bao vây đánh chiếm Budapest rất khốc liệt).

      Delete
    5. Bach Nguyen Viet: http://dulich.vnexpress.net/.../nhung-doi-giay-vo-chu-ben...

      Delete
    6. Nguyễn Quốc Bình: Bach Nguyen Viet, Đúng rồi, Bãi giày là do người Do Thái sau này tạo nên để kỷ niệm sự kiện các cảnh binh Chữ thập mũi tên (Nyilaskeresztes) giết người Do Thái-Hung chứ không phải bắt họ tụt giày rồi cho lên thuyền chở họ sang Ba Lan.

      Delete
    7. Bach Nguyen Viet: Bác Nguyễn Quốc Bình mình không cần phải tranh cãi chi tiết, mà đang nói đến mối quan hệ chung giữa số phận của dân Do thái và dân Hungary, đến bây giờ họ có vẫn còn mối hận thù nhau. Chỗ bờ sông đấy là địa điểm lịch sử và đau thương của dân Do thái, bị Hungary bài trừ kể cả bị giết và bị nộp cho Đức cuối cùng cũng bị giết.

      Delete
    8. Nguyen Hoang Linh: Vụ chính quyền Hung đối xử với dân Do Thái thời 1944:
      http://nhipcauthegioi.hu/.../KERTESZ-IMRE-VA-SU-KHAC-HOA...

      Delete
    9. Nguyễn Quốc Bình: Bach Nguyen Viet, Người Hung chả hận thù gì người Do Thái và ngược lại. Trong số các giải Nobel của người Hung, phần đông là của người Do Thái-Hung. Người Hung vẫn tự hào về những người Do Thái-Hung ấy, những Kertész Imre (Nobel văn chương 2002 với 'Không số phận'/'Sorstalanság', viết về Holocaust). Ngược lại, ngay cả khi bị lùa tới các trại tập trung hay phải bỏ nước Hung mà đi, người Do Thái-Hung vẫn đau đáu, da diết yêu đất Hung, như Tổ quốc đích thực của mình.

      Delete
    10. Nguyễn Quốc Bình: Bach Nguyen Viet, Tôi từng đã viết trên FB của mình về điều này, thông qua viết về 1 bài hát nhắc nhớ tới những ngày ấy:

      SZÁZÉVES PÁLYAUDVAR
      (Sân ga 100 tuổi)

      https://www.youtube.com/watch?v=ekUamyQAtWU

      Hơn 1/2 triệu người Do Thái-Hung (trong số 6 triệu người Do Thái đã bị sát hại trên khắp châu Âu tại những vùng bị quốc xã chiếm đóng trong WW2) đã bị lùa lên các toa tàu đưa đến các lò thiêu người. Tháng 1-1945 trước khi Budapest thất thủ, những cảnh bình của đảng phát xít Hung 'Chữ thập mũi tên' đã sát hại hàng ngàn đồng bào Do Thái của mình, bằng cách bắn hoặc đơn giản hơn, bắt họ tụt giày rồi đẩy họ xuống Duna đầy băng đang trôi*. Bọn phát xít Hung đã dửng dưng tàn sát chính những đồng bào nhiều đời của mình (mà trớ trêu thay, người chìa tay ra cứu được vài ngàn người Do Thái đồng bào của họ lại chỉ là một người nước ngoài, nhân viên ngoại giao của sứ quán Thụy Điển tại Budapest - Raoul Wallenberg**). Mà dẫu thế, người Do Thái-Hung vẫn rất yêu Hungary, thực sự coi đó là quê hương của mình, như có thể thấy khắc khoải khôn nguôi trong lời bài hát 'Százéves pályaudvar':

      Elbúcsúzom, elbúcsúzom
      Ez a föld már nem az én otthonom
      Elbúcsúzom, elbúcsúzom
      De a szívemet örökre itthagyom
      De a szívemet örökre itthagyom

      ***

      SZÁZÉVES PÁLYAUDVAR

      1.
      Vannak idők, mikor menni kell,
      Mikor feltűnik a ház falán a jel.
      Nem volt már egészen fiatal,
      És úgy érezte, majdnem belehal.
      Mikor a sínek mellett állt egy hajnalon,
      Azon a százéves pályaudvaron.

      Ref.
      Elbúcsúzom, elbúcsúzom,
      Ez a föld már nem az én otthonom.
      Elbúcsúzom, elbúcsúzom,
      De a szívemet örökre itt hagyom,
      De a szívemet örökre itt hagyom.

      2.
      Az utcákon a gyűlölet vonult,
      S a láthatáron felizzott a múlt,
      Érezte, hogy most már menni kell,
      Mert mindig ugyanúgy kezdődik el.
      S csak ott állt egy hajnalon,
      Azon a százéves pályaudvaron.

      3.
      Nagy volt a zaj a pályaudvaron,
      S mintha már ott állt volna rég,
      Egy régi film, egy furcsa film,
      S oly ismerősnek tűnt a kép.

      Tạm dịch lời:

      SÂN GA 100 TUỔI

      1.
      Có những lúc cần phải ra đi
      Khi dấu ấy xuất hiện trên tường nhà***
      Cũng chẳng còn rất trẻ nữa
      Và giờ đây người ấy đã cảm thấy như sắp chết
      Khi đứng cạnh đường ray trong một buổi hoàng hôn
      Trên sân cái ga 100 tuổi ấy

      ĐK
      Ta từ biệt thôi, giã từ thôi
      Bởi đất này không còn là quê hương ta nữa
      Từ biệt thôi, ta giã từ thôi
      Nhưng nơi đây mãi để lại trái tim mình
      Nhưng mãi mãi nơi đây để lại trái tim tôi

      2.
      Lòng hận thù đã diễu hành trên đường phố
      Và trên đường chân trời quá khứ đã ửng lên
      Và người ấy biết rõ, rằng giờ thì phải ra đi
      Bởi vì CÁI ĐÓ LUÔN BẮT ĐẦU CÙNG MỘT CÁCH
      Và cạnh đường ray ông ta đứng buổi hoàng hôn
      Trên cái ga xe lửa 100 tuổi ấy.

      3.
      Trên sân ga đầy tiếng ồn ào
      Và như từng đứng đây rất lâu trước đó
      Và như một cuốn phim, một phim đã cũ
      Hình ảnh dường như rất quen.

      ***

      Có thể nghe Koncz hát ở đây:

      https://www.youtube.com/watch?v=fxfhYcMOSiI

      -------
      *) Ngày nay (từ 2005) trên bờ Duna chếch phía trước Nhà quốc hội Hungary có 1 bãi giày để tưởng niệm những người Do Thái-Hung xấu số. Ảnh có thể thấy ở đây:

      https://en.wikipedia.org/wiki/Shoes_on_the_Danube_Bank...

      **) 2012, nhân sinh nhật của Raoul Wallenberg, sứ quán Israel và sứ quán Hungary tại Hà Nội đã cùng hợp tác tổ chức một buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông tại ĐH Văn hóa Hà Nội, có gian trưng bày ảnh và có chiếu phim tư liệu.

      ***) 'Khi dấu ấy xuất hiện trên tường nhà', là dấu ngôi sao David (ngôi sao 6 cánh bọn Đức đánh dấu nhà người Do Thái).

      Delete
    11. Thanh Tran-Trong: Nguyễn Quốc Bình, bản dịch hay quá, anh. :-)

      Delete
    12. Bach Nguyen Viet: Ô Bác Nguyễn Quốc bình có phải là người Do thái hay người Hung đâu mà biết được họ không thù nhau nhể:))))

      Delete
    13. Nguyễn Quốc Bình: Bach Nguyen Viet, Nếu tôi nói rằng tôi vừa là người Hung lẫn người Do Thái thì liệu có cơ sở nào để không tin được chăng?

      Delete
    14. Nguyễn Quốc Bình: Bach Nguyen Viet, Tôi nói được vậy vì tin rằng có nhiều người Hung không có tình cảm với nước Hung, hiểu biết về nước Hung như tôi. Cũng y như vậy, với người Do Thái thôi.

      Delete
    15. Thanh Tran-Trong: Bác Nguyễn Quốc Bình sống ở Hungary lâu năm và nghiên cứu rất sâu về người Do Thái, Bach Nguyen Viet à.

      Delete
    16. Nguyễn Quốc Bình: Thanh Tran-Trong, Biết ít thôi mà Thanh Tran-Trong, đủ dùng cho công việc của mình. Song chắc chắn 'biết' hơn 1 bộ phận dân của các nước ấy.

      Delete
    17. Bach Nguyen Viet: Mỗi người một cảm nhận Thanh Tran-Trong ạ, có người thích Do Thái có người thích Nga, Mỹ, lại có cả những người Đức vẫn sùng bái Hít Le, nên như thế mới là dân chủ mới đa chiều ông ạ:)))

      Delete
    18. Luong Pham: Mình nghĩ hỏi người Do Thái Hung có hận thù người Hung không cũng tương tự hỏi người Do thái Đức có hận thù người Đức không hay theo một mức độ nào đó là hỏi người Việt gốc Hoa vượt biên có hận thù người Việt không :) Theo mình thì câu trả lời đều là k. Họ có thể hận thù một chế độ, hoặc một nhóm người cụ thể, chứ không hận thù một dân tộc mà họ có rất nhiều thứ chung.

      Delete
  6. NH Thai: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Dù bất cứ nơi nào, giàu có hay nghèo đói, ta vẫn có thể học hỏi nhiều điều

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Quốc Bình: 1. Ngôn ngữ: Tiếng Hung thuộc 1 hệ tiếng ít gặp ở châu Âu (Hệ Hung-Phần - Fin-Ugor, chỉ có Hung và Phần Lan thuộc hệ ngôn ngữ này ở châu Âu). Chắc ngôn ngữ này thuộc họ ngôn ngữ Ural cổ xưa, pha tạp rất nhiều cả về vốn từ vựng lẫn ngữ pháp. Là do quá trình di dân hàng trăm năm và hòa trộn với nhiều dân tộc khác. Dân Hung, dựa vào khảo cổ học ngôn ngữ, đến nay người ta lần được tới khu vực xa xưa nhất là vùng thượng nguồn sông Ob (sông Ô-bi) ở Trung Á (xa hơn nữa thì gần như mất dấu). Vốn có 7 bộ tộc sống du cư, chăn thả gia súc, dẫn đầu bởi bộ tộc mạnh nhất là Megyer, bắt đầu di cư về phía Tây, là cỏ đồng này hết thì lại lùa gia súc sang đồng khác. Cứ thế rồi đổ bộ vào đất Hung ngày nay vào khoảng thế kỷ thứ 9, thứ 10. Trong quá trình di cư, do biến đổi ngôn ngữ, Megyer chuyển thành Mögyör (đọc là muê-dzuê, âm dz như âm 'd' mềm trong tiếng Nga) rồi Magyar như hiện nay (người Hung gọi họ là magyar chứ không phải là hungarian/ungar, là từ vốn chỉ người Hun, là dân tộc đã sống ở đất này từ trước khi người magyar tới chiếm đất - khi đó châu Âu đã có lịch sử thành văn, gọi người/đất Hung là Hun/Ungar rồi). Trong hành trình di cư ấy, tiếng Hung mượn cả âm lẫn từ vựng của nhiều sắc dân: Slavo, Thổ Nhĩ Kỳ... (hiện trong tiếng Hung rất nhiều từ có gốc từ các ngôn ngữ ấy, thí dụ: họ Kovács, nghĩa là thợ rèn, có nguồn gốc từ 'ковать', các từ chỉ thứ ngày trong tuần cũng có các phụ âm đầu như trong tiếng Slavo: 'szerda' (thứ Tư) vs. 'среда'; 'csütörtök' (thứ Năm) vs. 'четверг'; 'péntek' vs. 'пятница' trong tiếng Nga, hay 'piątek' trong tiếng Ba Lan; 'szombat' (thứ Bảy) vs. 'суббота'/'sobota'...; nhiều từ Thổ cũng có mặt trong tiếng Hung như 'alma' (táo)...). Một điều chắc chắn là người Hung cổ xưa (Megyer) có họ hàng với người Mông Cổ/Kim... khi đó đã sống phân bố khắp từ Đông Bắc Á tới Trung Á, bởi trong từ vựng cơ bản của tiếng Hung có nhiều từ giống tiếng Mông Cổ ('asztal' - cái bàn, 'tenger' - biển, trong tiếng Mông Cổ là 'bầu trời' cùng có màu xanh, bátor - dũng cảm, tiếng Mông Cổ là 'dũng sĩ', kék - màu da trời...).

    ReplyDelete
    Replies
    1. NH Thai: Cái này có vẻ không giống LS các nước Trung Âu khác. Nên ng Hung có rất nhiều người "đầu đen"

      Delete
    2. Truc Nguyen: Thời quân Nguyên Mông tung vó ngựa trên mấy châu lục, họ đã đến đất Hung ngày nay và dừng chân lại, hợp huyết với người bản xứ và tạo ra dân tộc Hung ngày nay.

      Delete
    3. Nguyễn Quốc Bình: Truc Nguyen Sai. Người Hung ngày nay đã đến đây theo 2 đợt lớn. Đợt đầu từ thế kỷ 4, 5 SCN, hình thành nên dân tộc Hun, đất Hungary trong văn sách châu Âu thời đó. Đợt sau, chính nhất, là các bộ tộc du cư, do bộ tộc Magyar dẫn đầu, tới đất Hung (hạ trại tại vùng đồng cỏ Pannonia vào năm 896). Người Hung ngày nay vẫn gọi họ là Magyar, nước Hung là Magyarország. Quân Nguyên Mông tới châu Âu muộn hơn thế đến >3 thế kỷ.

      Delete
    4. Truc Nguyen: Cám ơn bác đã chỉ giáo.

      Delete
  8. Nguyễn Quốc Bình: 2. Kiến trúc: Kiến trúc của người Hung ảnh hưởng pha tạp nhiều kiến trúc cổ của các dân tộc khác nên khá đa dạng. Nhiều nhất vẫn là các kiến trúc roman. Tuy nhiên, tại các đô thị cổ có thể bắt gặp nhiều loại kiến trúc khác. Tiêu biểu là nếu ta tới Szentendre (thành phố cổ, như thể Hội An của VN vậy dù so sánh thế là rất khập khiễng - Szentendre và Hội An là 2 thành phố kết nghĩa), ~20km về phía Bắc Budapest, trên bờ Duna. Tại đây có nhiều nhà thờ theo nhiều kiến trúc khác nhau, từ người Croatia, Serbi, Đức,...

    ReplyDelete
  9. Ta Quang Dong: nghe nói dân Hung là dòng giống Mông Cổ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Hoang Linh: Làm gì có chuyện ấy :).

      Delete
    2. Nguyen Leanh: Chắc là đúng như vậy,

      Delete
    3. Ta Quang Dong: Nguyen Hoang Linh, em nhớ là hồi 2010-2011 gì đó đi Hung anh phiên dich tiếng Hung, là người Hung học tiếng Việt ở Hà Nội, nói như vậy. Thú thật em cũng ko nhớ chính xác là anh ấy khẳng định như thế hay chỉ là 1 thuyết

      Delete
  10. Nguyen Hoang Linh: Thanh Tran-Trong Tư liệu tiếng Việt về Hungary trên NCTG có rất nhiều, chỉ cần chịu khó đọc là cũng đủ về cơ bản :).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thanh Tran-Trong: Anh tổng hợp thành sách đc không?

      Delete
    2. Nguyen Hoang Linh: Đương nhiên, miễn là có nơi xuất bản :).

      Delete
    3. Thanh Tran-Trong: Thảo Triều kìa

      Delete
    4. Thanh Tran-Trong: Nguyen Hoang Linh, chỉ cần anh tổng hợp, biên soạn, phần còn lại chắc chắn có người lo, anh yên tâm. Xb cả sách in và ebook, riêng ebook có thể thêm nhiều hình minh hoạ, audio và video.

      Cần nói nhiều hơn về Hungary để dân ta ko thờ ơ với việc du học Hungary anh nhỉ.

      Delete
    5. Thảo Triều: Em cảm ơn anh ạ

      Delete
  11. Nguyễn Quốc Bình: 3 và 4. Con người Hung cực kỳ nhân hậu, chỉ cần nói vậy là đủ. Các giải Nobel của Hung, phần đông là của người Do Thái-Hung, tức người Hung gốc Do Thái. Dẫu vậy, nước Hung có quyền tự hào, bởi những người Do Thái ấy đã lớn lên, học tập tại Hung, sữa Hung, dân tộc Hung đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên 'những người ngoài hành tinh' ấy (từ để chỉ nhóm khoa học gia người Do Thái-Hung trong dự án vũ khí nguyên tử và hạt nhân của Mỹ).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Luong Pham: Theodor Herzl, một bậc tiền bối của phong trào Do thái phục quốc là người Do thái Hungary

      Delete
    2. Nguyễn Quốc Bình: Luong Pham, Theodor Herzl (1860-1904, tên Hung là Herzi Tivadar) là người Do Thái-Hung, nhà báo, nhà hoạt động chính trị và nhà văn ở ĐQ Áo-Hung, sinh tại Budapest, cha đẻ của Zionism, khuyến khích và tổ chức dân Do Thái trở về để xây dựng một Nhà nước Do Thái tại Zion (Zion là tên khác của Israel, theo Kinh Torah, được xem là Miền Đất Hứa mà Thiên Chúa, thông qua Moses, đã hứa cho dân Do Thái). Herzl và các lãnh đạo của Zionism đã tìm kiếm sự hậu thuẫn của nhiều nước (Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Anh), song chỉ có Anh quan tâm đến vấn đề lập quốc của người Do Thái.

      Cuốn sách mỏng ‘Judenstaat’ của Herzl (1896) đã tạo nên một dòng di cư Do Thái khác về Palestine, nhất là sau WW1. Judenstaat (tiếng Đức, nghĩa là ‘Nhà nước Do Thái’) được xem là một trong những văn bản quan trọng nhất của Zionism thủa ban đầu, trong đó T. Herzl mường tượng đến việc tạo lập một nhà nước Do Thái độc lập trong thế kỷ 20, lập luận rằng cách tốt nhất để thoát khỏi chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu là xây dựng một nhà nước Do Thái độc lập. Sống trong một cộng đồng Do Thái đã đồng hóa sâu sắc với dân bản địa, không nói được tiếng Hebrew hay Yiddish (thứ tiếng Do Thái ở Trung Âu, chịu nhiều ảnh hưởng vốn từ vựng Đức), Herzl thậm chí đã bỏ rơi những nguyên tắc Do Thái cơ bản nên ngoài việc đề xuất ‘trở về đất Thánh’, ông còn dự kiến Nhà nước Do Thái ấy có thể thành lập được tại cả Argentina (!). Dầu sao, cuốn sách cũng đã được sử dụng để khuyến khích người Do Thái quay về mua đất tại Palestine trong thời kỳ đầu của Zionism.

      Delete
    3. Nguyễn Quốc Bình: Luong Pham, Ảnh quảng trường Theodor Herzl tại Vienna, tôi chụp đầu 2010.

      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10151266088718811&set=a.10151266079373811.462459.568323810&type=3&theater

      Delete
  12. Nguyễn Quốc Bình: 5. Cái ba chấm của Thanh Tran-Trong ấy, tôi xin dành để viết về vẻ đẹp của con gái Hung. Sẽ khó nói hết được, vì vậy, nên chăng viết về cái khác để nói về cái mình định nói.

    Là thiếu nữ Nga, cũng xinh tuyệt trần, mùa đông má đỏ như táo chín, nhìn chỉ muốn cắn ngay 1 nhát ạ :D . Nhưng đó là lúc 13-18 tuổi thôi. Chứ ngoài 30 thì 'phồ' lắm. Mới có (những) tiếu lâm như vầy:

    1. Gái già Nga mỗi khi vào xe, chồng phải dạng chân chèo, vận hết 12 thành công lực - nôm na là vận hết gân mặt lẫn gân đít - để ủn đít đẩy vô. Vào rồi, dập cửa xe lại thịt vẫn còn lòi ở kẽ. Chả khác đóng thịt hộp mấy.

    2. Sáng ra, ăn sáng xong, thằng chồng Nga hấp tấp xách các-táp 'đi lồm'. Ngang qua mụ vợ đang đứng rửa bát gần cửa bếp, chổng mông ra chắn lối, mới tiện tay phát 1 phát vào mông vợ.

    Trưa về, mông ấy vẫn còn đang rung. Dao động ấy còn lâu mới 'tắt dần' nhóa.

    Gái Hung, nhất quyết không thế, eo ót tuyệt vời.

    Phải chi ngày mềnh sang Hung học lại chưa lấy vợ!

    Amikor mentem haza, a szívemet orokre Budapesten hagytam (Khi ra về, tôi đã vĩnh viễn để trái tim mình lại Budapest).

    ReplyDelete
  13. Truong Phan Viet Thang: Vì mải dạy về lòng yêu nước và lồng ghép trăm thứ bà dằn chính trị khác vào chương trình. Sách giáo khoa tiếng Anh mà 1/3 từ trong bài đọc là những từ tiếng Việt: Hung's Kinhg, Tay, Nung, Kh'me, Kh'mu..!

    ReplyDelete
  14. Nguyen Hoang Ha: Một phần đế chế Phổ có liên quan đến Hung anh ạ. Thế chiến I, Đức Áo Hung cũng tung hoành ác liệt.

    ReplyDelete
  15. Thang Nguyen Dai: dạo này B muốn ở Hung dễ lắm hơn 7 tỷ là xong>>http://kinhdoanh.vnexpress.net/.../dau-tu-300-000-euro...

    ReplyDelete
  16. Luong Pham: Có giai thoại là trong một số buổi họp của dự án Manhattan (làm bom nguyên tử), các thành viên thống nhất chuyển qua trao đổi bằng tiếng Hung cho tiện

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hai Pham: Làm bom nguyên tử toàn từ Mỹ, Anh, Italy. Hồi đó làm gì có Hung. Đến khi làm bom khinh khí thì Teller và Ulam toàn Do Thái Đông Âu (Hung, Ba Lan). Những vị gốc Hung thành đạt ở Mỹ thực ra đa phần gốc Do Thái: Teller, von Neumann, Soros, Darvas ...

      Delete
    2. Luong Pham: Trong dự án Manhattan làm bom nguyên tử (A-bomb) có mấy thành viên prominent người Do Thái Hung là Leó Szilárd, Eugene Wigner và John von Neumann. Ngoài ra còn có John Kemény, Peter Lax. Riêng Edward Teller thì được coi là cha đẻ của bom khinh khí (H-bomb) nhưng ông này cũng tham gia cả dự án làm A-bomb nữa. Bác cứ Google là ra hết mà

      Delete
    3. Hai Pham: Sorry, cậu nhắc Teller lần nữa mình mới nhớ ra. Hồi Manhattan project Teller chỉ là quân của Oppenheimer. Sau chiến tranh Teller xử bạc với boss của mình, effectively loại Oppenheimer ra khỏi các chương trình hạt nhân sau đó. Đây là một vụ bị giwois khoa học sau này lên án, mặc dù Teller lead chương trình bom khinh khí nhưng thực ra công lao chính của Ulam (tính toán theo sơ đồ Teller sẽ không ra kết quả đúng).

      Delete
    4. Hai Pham: Những nhân vật key trong Manhattan Project đúng là đa phần Do Thái. Oppenheimer - Do Thái / Đức, quan trọng nhất là người tính đúng khối lượng tới hạn Uranium - Rudolf Peierls cũng là Do Thái / Anh, nhưng là học trò của Heisenberg (trong khi Heisenberg tính sai khối lượng tới hạn của U235 nên Hitler abandon chương trình bom A)... Thảo nào chủ status bạn Thanh Tran-Trong yêu nước Hung (đẹp) và khâm phục Do Thái (giỏi)

      Delete
  17. Hai Thanh Nguyen: Câu hỏi trong ngoặc đơn cuối bài rất quan trọng với ta - hiện nay.

    ReplyDelete
  18. Thao Mai: "...về tất cả các quốc gia, các nền văn hóa chúng ta viết, dạy rất sơ sài...": Các quốc gia, các nền văn hóa khác cũng chỉ biết về nước ta và văn hóa ta rất sơ sài anh ơi. Em thấy tìm hiểu văn hóa là một việc làm có qua có lại, khi mình mở lòng muốn tìm hiểu ai đó, có thể qua đó người kia cũng sẽ mở lòng để tìm hiểu lại mình. :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thanh Tran-Trong: Cần có nhiều gia đình mix hơn nữa :)

      Delete
  19. Nguyen Chuong: Thanh Tran-Trong, đến ngay như lịch sử và văn hoá của nước Nga dù có hàng trăm nghìn người thành thạo tiếng và đã từng học và sống nhiều năm bên đó mà cũng biết rất sơ sài phiến diện. Có lẽ lịch sử và văn hoá TQ vẫn có được nhiều tư liệu tiếng Việt nhất

    ReplyDelete
  20. Tala Ta: Người Hung có gen giống ng châu Á là uống sữa bò tươi dễ bị tiêu chảy, nên có một số học giả cho rằng ng Hung có nguồn gốc từ Châu Á. Kőrösi Csoma Sándor đã sang tibet-tây tạng để tịm nguồn gốc của ng Hung,nhưng ô lại chminh đc tibet ko phải là cội nguồn của ng Hung.ô là ng đầu tiên làm từ điển tibet-english

    ReplyDelete
  21. Thai Do: Vào những năm 1970 ở Hungary thì có 3 thứ (mà sau này đi đến nhiều nơi thấy họ vẫn hơn),đấy là: con gái, bóng đá và nhạc nhẹ. Sau này có lẽ bóng đá thì yếu dần và mất hút so với đội tuyển vàng(1954) còn 2 thứ khác chắc vẫn giữ được "đẳng cấp" thế giới.

    ReplyDelete
  22. Nghia Doan: Anh Thanh Tran-Trong gỡ dùm cái tag tên mình nhé. Trừ ý của bác Nguyễn Quốc Bình và Hùng Phạm nhiều loại thông tin tạp nham và các lòng tự hào vô căn cứ. Đọc nữa thế nào cũng dẫn đến cãi nhau.

    ReplyDelete
  23. Mai Quynh Anh: Sử quê em em còn chưa biết hết vì được dạy một kiểu, sự thật 1 kiểu, nên em chưa nghiên cứu Miến:))

    ReplyDelete
  24. Nguyen Leanh: đọc tút đã thấy hay, đọc còm còn thấy hay hơn. Thank

    ReplyDelete
  25. Hưng Minh Nguyễn: Muốn đến Eghe để thoả mắt thấy tai nghe về huyền thoại mà chưa đến được

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Quốc Bình: Để biết những điều ấy, trên đất Hung thì rất dễ. Chỉ cần tới bến bus đường dài ở gần Sport Csarnok (sân thi đấu có mái che của Budapest), giá vé khoảng 6-7$ là có thể tới Eger trong khoảng 1.5-2 giờ xe chạy. Tại đó, ngoài thành cổ, bảo tàng... ta có thể nghiêng mình trước mộ của Gárdonyi Géza, tác giả 'Egri Csillagok' (Những ngôi sao Ê-ghe).

      Tuy nhiên để có thể đi cho hết chiều dài những sự kiện liên quan tới trận chiến Eger, không chỉ cần đi nhiều nơi trên đất Hung, vùng thượng địa Đông Bắc Hung, thưởng thức vang máu bò (Egri Bikavér) tuyệt vời và uống forralt bor (vang hâm nóng)... mà nên đi cả tới Istambul xa xôi, thăm Yedikule (Pháo đài Bảy tháp), một thời là nhà ngục giam cầm đến chết những nhân vật trong Những ngôi sao Ê-ghe: Công vương Torok Bálint, một trong những quan nhiếp chính phò ấu chúa Hung, chủ chiến chống lại vua Thổ; Bornemissza Gergely, người anh hùng trẻ tuổi của thành Ê-ghe, từng là phó tướng của đại úy trấn thủ thành Ê-ghe, Dobó István, đã chỉ huy 2000 quân dân Hung gồm cả phụ nữ, chống lại thắng lợi cuộc vây hãm thành suốt 55 ngày đêm của 8 vạn quân dị giáo Thổ bách chiến bách thắng trước đó với hàng chục đại bác công thành loại khủng zô-bu-zan (khẩu lớn nhất loại này của ĐQ Ottoman từng đã có đường kính lòng nòng súng lên tới 1.6m).

      Mời bác ngắm 1 số ảnh của Eger. Tiếc là tôi không có ảnh nào chụp Yedikule, dù có 1 lô ảnh tự mình chụp tại Istambul lẫn cả Ankara.

      https://www.facebook.com/nguyen.q.binh.3/media_set...

      Delete
    2. Hưng Minh Nguyễn: Tuyệt vời anh ạ. Rất cảm ơn anh về những thông tin sâu sắc mà anh cung cấp.

      Delete
  26. Hong Phong Vu: Trong hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20, Hungary đều theo kẻ bại trận, mà theo đến cùng. Kết quả mất đến 2/3 đất đai và một nửa dân số. Vậy có thể coi là họ thông minh, tài giỏi được không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Quốc Bình: He he, nếu vậy nên đặt thêm dăm câu hỏi kiểu ấy nữa: Có thể coi dân tộc Đức là thông minh, tài giỏi được không? Dân Pháp còn bị cái bọn Đức ấy đánh cho què lê kéo càng nữa. Rồi thì người Mỹ tới VN... Và thế, người VN chắc thông minh nhất, nhì TG nhỉ?

      Bác nhầm lẫn sai lầm 1 một nhóm người lãnh đạo với phẩm chất của 1 dân tộc.

      Delete
    2. Nguyễn Quốc Bình: Và cứ theo cách tư duy ấy, hẳn toàn bộ phần châu Âu từng quỳ gối trước vó ngựa quân Nguyên thảy đều kém thông minh hơn dân Mông Cổ!

      Delete
    3. Hùng Phạm: Đôi khi bàn luận kiểu này ko đi đến đâu cả cụ Bình dzị nhỉ, có những thứ phải cảm nhận, phải ăn vào máu, phải trải nghiệm, đọc dăm ba câu ất ơ mà phán cả một dân tộc thì phiến diện quá.

      Delete
    4. Hong Phong Vu: Dân thế nào sẽ có một chính phủ như thế. Chính dân Hungary cũng phải thừa nhận rằng họ đã ngu si khi không biết rời bỏ Đức lúc có thể. Romania đã làm được điều đó và khi kết thúc chiến tranh họ là người thắng trận. Còn Hungaty là kẻ bại trận, mất đất, mất dân và còn phải bồi thường chiến tranh.

      Delete
    5. Tôi chỉ biết mấy thứ bọn phát xít hồi xưa (mà cái chất vẫn còn đến giờ) làm toàn hàng top. Từ Mercedes, BMW... đến Toyota, Honda... Dùng là phải nể chẳng thể chê nên không dám coi họ là bọn chiến bại chẳng ra quái gì.

      Delete
  27. Mạc Kính Koong: Quá khứ lấy lừng, nay có vẻ chính phủ thiếu tiền tu bổ các công trình

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Quốc Bình: Quá khứ của người Hung cũng chẳng 'lẫy lừng' lắm đâu ạ. Mặc dù đã từng thắng oanh liệt quân của ĐQ Ottoman tại Belgrad (tận đến bây giờ các nhà thờ ở châu Âu vẫn gióng chuông lúc 12 giờ trưa để kỷ niệm ăn mừng chiến thắng ấy của người Hung có đạo trước quân dị giáo Thổ đấy) và 2000 quân dân Hung từng chiến thắng oanh liệt trước 8 vạn quân Thổ với hàng chục khẩu zobuzan tại thành Eger, song cũng đã bị ĐQ Ottoman xâm chiếm và cai trị cả trăm năm, quân đội đông hơn của Hung từng thất trận ở Mohács trước quân Thổ, vua Hung cầm quân phải tháo chạy vào rừng và bị chó sói ăn thịt (theo truyền thuyết).

      Delete
    2. Mạc Kính Koong: Nguyễn Quốc Bình Nói lẫy lừng là các công trình để lại ấy chứ!

      Delete
    3. Nguyễn Quốc Bình: Mạc Kính Koong, Nếu thế, lại nên kể đến những công trình mới. Có thể nói là không ít. Ngày trở lại sau 14 năm từng đã thấy những cái đủ để làm mình ngợp.

      Delete
    4. Mạc Kính Koong: Nguyễn Quốc Bình, Đi khắp châu Âu, chỉ thấy nhiều lở loét nhất là Budapet, dù công trình gốc rất đẹp

      Delete
    5. Nguyễn Quốc Bình: Mạc Kính Koong, Cái 'lở loét' nhất, làm đau lòng người ở xa nhất đó là biến mất nụ cười hồ hởi, hạnh phúc trên khuôn mặt mỗi người Thủ đô - từ thanh niên tới các cụ già.

      Ngày trở lại, ta nghẹn ngào rơi nước mắt thấy cả chục ngàn người vô gia cư ở ngay Budapest, thấy hàng ngày nhiều lần người Hung lượn qua trước cửa ký túc xá nhặt đầu mẩu thuốc là về hút... Những điều 20 năm trước có đốt đuốc đi tìm cũng không sao thấy nổi.

      Delete
    6. Thanh Tran-Trong: Ngược lại với Hungary, Poland đang thay đổi từng ngày. Đường phố đẹp hơn, sạch hơn, nhà cửa xây mới, đẹp và hiện đại. :)

      Delete
  28. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Viet ve ban than dat nuoc minh con chang trung trat gi , thi lam sao viet duoc ve nhung quoc gia khac ho cac bac ???

    ReplyDelete
  29. Đặc điểm của Hungary mà tôi thích là cái xã hội pha trộn những gì là tự do (tạm cho là thế, của CNTB) và những gì ưu việt lúc đó (của CNXH), những gì mà họ nhất định phải giữ/chấp nhận sau sự kiện xảy ra năm 1956, đã làm Hungary có sự thoải mái/khác biệt với các nước XHCN khác ở Đông Âu (trừ Nam Tư bị coi là xét lại).

    ReplyDelete