Friday, October 14, 2016

"The answer, my friend, is blowing in the wind"

Trong một status gần đây của dịch giả Trinh Lữ, một người bạn vong niên đáng kính và tài hoa của tôi, có đưa ra một cách giải nghĩa rất hay và sâu sắc. Lập tức có nhiều người vội vã cho rằng cách dịch "Để bay trong gió" của các tác giả khác là dịch sai, dịch ẩu. Cứ như thể họ có thể dạy tiếng Anh cho các tác giả đó. Thực ra vấn đề ở đây là cách hiểu. Thơ ca và ca từ không thể lấy ngữ pháp ra phân tích nên có nhiều cách hiểu. Ý nghĩa của điệp khúc này vẫn được nhiều người tranh luận. Ý của Bob Dylan thế nào chỉ Bob mới biết. Nhưng điều đó không quan trọng. Chính cái hay của ca từ là ở chỗ một khi nó bay ra khỏi tác giả thì nghĩa của nó cũng "blowing in the wind".


Thời trẻ tôi cũng thích bài này, không phải vì ca từ hay, mà là vì phong cách của Bob, phản kháng lại các thế lực. Cũng mê bộ quần áo bò, vừa chơi guitar vừa hát vừa thổi harmonica. Tuyệt đối không nghĩ là lời của bài này có gì đáng giải Nobel. Lần đầu tiên tôi nghe Bob cũng là hát bài này ở Concert of Bangladesh do George Harrison chủ xướng. Phải nói trong Đại nhạc hội này, Bob không nổi bật. Ca từ của "Blowing in the wind" không thể hay bằng "My sweet Lord" hay "Here comes the sun".
Tôi nghĩ ai đó cho rằng "blowing in the wind" là tác phẩm được giải Nobel về văn chương là sai lầm.
Tuy thế suốt thời trai trẻ tôi cũng nghêu ngao bài này và mỗi lẫn đều có những xúc cảm và ý tưởng khác nhau. Tuỳ theo tâm lý và ý nghĩ của mình. Do đó nếu dịch tôi sẽ chọn một cách dịch không xác định về nghĩa như "Để bay theo gió" hay "Có sẵn trong gió". Tốt nhất là như Bob "Câu trả lời bay trong gió" để người hát cùng sáng tác ra những ý nghĩa và cảm xúc khác nhau.
Nếu tra từ điển thì "blowing in the wind" không phải là một idiom. Cái khéo của Bob là ở chỗ đó. Ca từ và thơ hay ở chỗ không có những lối suy nghĩ mòn theo sách vở hay bất cứ kinh điển nào. Chính vì thế mà chúng mới "blowing in the wind".


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

3 comments:

  1. Vì thế mà Bob Dylan trở thành hiện tượng bất ngờ (nằm ngoài dự đoán) của giải Nobel Văn chương 2016. Ông là người khởi xướng/đi đầu của những phong trào xã hội và từng từ chối điều các nhà báo cho rằng: ông là "người phát ngôn cho thế hệ của mình".

    ReplyDelete
  2. Nguyen Thi Dao: Cũng đại loại như để gió cuốn đi

    ReplyDelete