Monday, February 6, 2017

Thở như thế nào

Kỳ tích của BS. Nguyễn Khắc Viện


Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) là một nhà nghiên cứu y học và văn hóa quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Trong quá trình học tập và làm việc tại Pháp, ông chẩn đoán bị lao nặng vào năm 1942 và phải nằm điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó sự phát triển về y khoa còn hạn chế, bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa khỏi.

Trong vòng 6 năm điều trị bệnh (từ 1943 – 1948), ông phải trải qua nhiều ca phẫu thuật điều trị lao phổi gồm có 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái.
Lúc này, dung tích thở trong phổi của ông chỉ còn 1 lít, đây là dung tích thở của một người rất yếu. Theo chẩn đoán của các bác sĩ người Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa.
Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện không chấp nhận nằm chờ chết. Ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tìm ra phương pháp hít thở đúng cách để tự chữa bệnh cho mình. Kết quả ông đã sống thêm được 50 năm nữa, hưởng thọ 85 tuổi. Không những duy trì được sức khỏe tốt cho mình mà ông còn tích cực làm việc, nghiên cứu…
Điều đã làm nên kỳ tích của BS Nguyễn Khắc Viện chính là việc kiên trì tập luyện hít thở đúng cách. Phương pháp thở được ông đúc rút trong bài vè 12 câu như sau:
“Thót bụng thở ra, Phình bụng thở vào, Hai vai bất động, Chân tay thả lỏng, Êm chậm sâu đều, Tập trung theo dõi, Luồng ra luồng vào, Bình thường qua mũi, Khi gấp qua mồm, Đứng ngồi hay nằm, Ở đâu cũng được, Lúc nào cũng được”.

Thở không đúng cách


Ngày nay, lối sống ít vận động cùng với công việc thường xuyên căng thẳng… khiến đa phần người ta quen với hơi thở nhanh và nông, thành ra cơ thể phải chịu nhiều thiệt hại: độc tố không xả được tận, dưỡng khí thiếu hụt trường kỳ mà phát bệnh.

Nếu duy trì trong thời gian dài dẫn đến cơ thể thiếu oxy gây choáng đầu và bệnh chứng thiếu dưỡng khí, cứ thế kéo dài sẽ gây “bệnh thiếu dưỡng khí mãn tính”.
Những triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu dưỡng khí mãn tính:
  • Sáng ngủ dậy vẫn ngáp liên tục và cảm giác mệt mỏi,
  • Tinh thần cả ngày mất tập trung, sức không theo tâm,
  • Sức phản ứng, chú ý, ghi nhớ đều kém, hay quên,
  • Thường đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,
  • Cơ bắp dễ đau mỏi, tê cứng,
  • Thường mất ngủ, hay suy nghĩ phiền muộn, than thở tiêu cực.
Người hiện đại thường có hiện tượng “thở nhanh” (hyperventilation), thở như vậy lâu ngày sẽ gây thiếu dưỡng khí, cơ thể bị mất nhiều năng lượng trong quá trình thở, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các cơ năng khác.
Cách thở đúng là nên thở chậm và dài, giúp phổi trao đổi khí tốt nhất. Thở ra hít vào đều và sâu làm cho thân tâm hợp nhất, giống như những gì bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã chỉ ra trong bài vè ở trên.

Chăm sóc sức khỏe bắt đầu bằng hít thở đúng cách

Hít thở đúng cách thì thân thể khỏe mạnh, khoan khoái. Cố gắng thay đổi thói quen ngồi lì một chỗ ở văn phòng làm việc, cứ khoảng một tiếng hãy đứng lên làm vài động tác co giãn, tạo thành thói quen vận động cơ thể theo quy luật điều độ. Cách làm này giúp nâng cao sức khỏe tim, phổi, giải tỏa áp lực, nâng cao hiệu quả làm việc.
Lời khuyên về tư thế ngồi tốt nhất: “Ngồi thẳng, thả lỏng” – giữ trung tâm thân thể ổn định, mở rộng người nhưng đừng kéo căng xương bả vai và phải thẳng cột sống, ưỡn ngực, hít thở sâu… bạn sẽ thấy mình khỏe khoắn hơn, có sức sống hơn”
Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị, người lớn mỗi tuần ít nhất nên vận động 150 phút. Dùng cách hít thở bụng sâu và dài để nâng cao năng lực trao đổi khí và phát huy tác dụng của thần kinh phó giao cảm, cải thiện tình trạng cơ thể thiếu dưỡng khí, giúp đầu óc tỉnh táo minh mẫn, nâng cao hiệu quả làm việc, và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Trí Thức Việt Nam

No comments:

Post a Comment