“Có người nói với tui rằng Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 là một sai lầm, tui nói thẳng: đó là tội ác của những kẻ có ý thức man rợ!
Vì sao ư? Đọc trong đoạn hồi ức của thi sĩ Hữu Loan, tui không thể không rùng mình khi ông tả cảnh người ta xét xử đấu tố bằng cách chôn người bị kết tội xuống đất, chừa duy nhất hai cái đầu nhô lên rồi cho trâu kéo cày qua, cày lại. Tởm lợm hơn, hai người địa chủ mà ông kể chính là những người cưu mang, quyên góp nuôi đơn vị của ông khi ông còn trong quân ngũ, là cha mẹ của người vợ sau này của ông (ông chỉ là nhân chứng thời cuộc và đã xuất ngũ trước đó, khi người ta cấm ông làm thơ thương nhớ người vợ đầu đã mất). Hay trường hợp Nguyễn Thị Năm, một địa chủ yêu nước, từng góp tiền cho Việt Minh trước CMT8 20000 đồng Đông Dương (tương đương 700 lạng vàng), bà miệt mài theo kháng chiến, cho 2 con trai đi bộ đội, góp thêm 100 lạng vàng trong đợt huy động "Tuần Lễ Vàng", nuôi giấu hàng trăm cán bộ cán bộ Việt Minh, có những vị sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị..Thế mà ngày bà bị đấu tố, các cán bộ đó ở đâu ? Là người thường, chịu ơn người khác phải báo, huống hồ toàn là những bậc "đại trí, đại dũng" ? Vậy, tính nhân nghĩa của CM có còn không?!
Đó là bàn về khía cạnh tình người, còn về mặt pháp luật, cách hành xử những địa chủ (chưa xét đến vô tội, bị bắt oan) cũng là không ổn khi "Ủy ban Cải cách ruộng đất tại địa phương tự cho phép các đội Cải cách ruộng đất được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên sau lan tràn đi nhiều nơi, được dân chúng các địa phương coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân" (trích hồi ký Giọt nước mắt và biển cả -Hoàng Văn Hoan). Rõ ràng, nó thể hiện bản tính mọi rợ và vô pháp, vi phạm trắng trợn quyền được sống và được bảo vệ mạng sống trong Tuyên Ngôn độc lập mà CT Hồ Chí Minh đã đọc, đã hứa trước toàn dân, vi phạm Hiến Pháp 1946 "không ai bị xem là tội phạm khi họ chưa bị Tòa án chứng minh là có tội". Đó là điều bội Tín !
Đó là bàn về khía cạnh tình người, còn về mặt pháp luật, cách hành xử những địa chủ (chưa xét đến vô tội, bị bắt oan) cũng là không ổn khi "Ủy ban Cải cách ruộng đất tại địa phương tự cho phép các đội Cải cách ruộng đất được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên sau lan tràn đi nhiều nơi, được dân chúng các địa phương coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân" (trích hồi ký Giọt nước mắt và biển cả -Hoàng Văn Hoan). Rõ ràng, nó thể hiện bản tính mọi rợ và vô pháp, vi phạm trắng trợn quyền được sống và được bảo vệ mạng sống trong Tuyên Ngôn độc lập mà CT Hồ Chí Minh đã đọc, đã hứa trước toàn dân, vi phạm Hiến Pháp 1946 "không ai bị xem là tội phạm khi họ chưa bị Tòa án chứng minh là có tội". Đó là điều bội Tín !
Đến đây sẽ có người cho rằng đó chẳng qua vì giải pháp tình thế trong thời cuộc, kiểu giống Tào Tháo "mượn" đầu quan coi lương để ổn định lòng quân khi quân lương chưa đến. Xin thưa, đừng ngụy biện. Thứ nhất, xét về tình thế của Tào thì lúc đó lương hướng đã hết, cấp bách đến nỗi quân lính tính đào ngũ trong khi địch quân trước mặt. Thứ nhì là Tào Tháo vẫn nói rõ với quan coi lương mục đích của mình. Thứ ba ông ta lo cho gia đình vị quan đó đầy đủ như đã hứa, thứ tư là các sử quan vẫn được chép rõ ràng về hành vi này. Cả bốn điều trên, Quân Giải Phóng đều không có ! Bởi, tình hình khi cải cách diễn ra, không hề có một sức ép nào, họ có đủ thời gian để suy xét cho tường tận xem ai ngay ai gian. Nếu vì lòng nhân thì họ - Người Giải Phóng có thể bỏ tiền ra mua hoặc thuyết phục các địa chủ nhượng đất lại để họ phân phát cho nông dân, hoặc đánh thuế cao vào phần đất "dôi ra" theo tiêu chuẩn tối đa của địa chủ để lấy tiền phục vụ dân nghèo, thiết nghĩ những địa chủ giàu lòng nhân như bà Cát Hanh Long hoặc kẻ khác vì thời thế cũng sẽ chấp nhận, chứ không nhất thiết là phải giết người, nhất là với những người trong tay họ hoàn toàn không có khả năng kháng cự. Cướp của người giàu chia cho người nghèo chỉ là hành động của phường lục lâm thảo khấu thời phong kiến hoặc giả là của kẻ không có năng lực phân xử, bất Trí !
Thiết nghĩ kẻ làm sai phải biết sửa sai, đừng ngụy biện chống chế, kẻo lại phạm vào đại kỵ của người xưa từng dạy :
Hại người từng giúp mình là bất nhân.Nhận lỗi chung chung, không đi thẳng vào vấn đề, trường hợp cụ thể, cách khắc phục hậu quả là bất dũng. Giả dối, lừa gạt người khác (nhất là người thật thà, thiếu hiểu biết) là việc làm của kẻ ti tiện, không hiểu lễ giáo cư xử ở đời. Phàm những ai sống chung với kẻ : bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín, bất dũng thì quả thật là...bất hạnh !
Hại người từng giúp mình là bất nhân.Nhận lỗi chung chung, không đi thẳng vào vấn đề, trường hợp cụ thể, cách khắc phục hậu quả là bất dũng. Giả dối, lừa gạt người khác (nhất là người thật thà, thiếu hiểu biết) là việc làm của kẻ ti tiện, không hiểu lễ giáo cư xử ở đời. Phàm những ai sống chung với kẻ : bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín, bất dũng thì quả thật là...bất hạnh !
No comments:
Post a Comment