Các vị vua và những cuộc nổi dậy
Vị vua đầu tiên của người Hung: Szent István[1], đã mở rộng Công giáo bằng mọi giá trên khắp đất nước.
Matyás[2], vị vua được dân chúng yêu thích nhất, đã hút mỡ của nông dân, từng đánh loại thuế kỳ quặc là thuế ống khói và thuế cổng, để mỗi nhà đều đem lại thu nhập. Số tiền ấy được ngài chi dùng để mua sách và chi cho quân đội, trong khi thần dân của ngài mù chữ và căm ghét chiến tranh.
Các quốc gia lân cận rất thích người Hung: người Thổ trong 150 năm, người Áo trong 50 năm, người Nga trong 40 năm, họ đã ôm nước Hung trong vòng tay siết chặt đến nghẹt thở.
Mỗi 100 năm, người Hung lại nổi dậy hoàn toàn vô nghĩa. Phe thống trị từng thời đều đè bẹp các cuộc nổi dậy, sau đó bao giờ họ cũng tìm được kẻ khom lưng làm tay sai để họ củng cố quyền lực.
Trong suốt chiều dài lịch sử đã diễn ra như vậy. Ko ưa sự thống trị của triều đình Áo ư? Thế là năm 1703, lãnh chúa Rákóczi[3] khởi nghĩa, 8 năm chống chọi với quân đội đông gấp bội của triều đình Áo, với tinh thần sôi sục của dân Hung. Đến khi sự giúp đỡ mà họ hy vọng từ phương Tây ko bao giờ tới, cuối cùng ông hạ vũ khí, và kết thúc cuộc đời lưu đày ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ko thích nền Quân chủ Habsburg ư? Năm 1848, Kossuth[4] làm cách mạng, và chiến đâu với quân đội Áo được sự trợ giúp của quân đội Nga hoàng, với tinh thần sôi sục của dân Hung. Đến khi sự giúp đỡ chờ đợi từ phương Tây ko bao giờ tới, ông hạ vũ khí, và kết thúc cuộc đời lưu đày ở Ý, sau đó là ở Mỹ.
Ko thích sự cai quản của chính thể Xô-viết ư? Năm 1956, Nagy Imre nổi dậy, và chiến đấu 10 ngày với tinh thần sôi sục của dân Hung. Khi sự giúp đỡ chờ đợi từ phương Tây ko bao giờ tới, ông hạ vũ khí, bị bắt đưa đi và bị giết.
Ko thích nền Quân chủ Habsburg ư? Năm 1848, Kossuth[4] làm cách mạng, và chiến đâu với quân đội Áo được sự trợ giúp của quân đội Nga hoàng, với tinh thần sôi sục của dân Hung. Đến khi sự giúp đỡ chờ đợi từ phương Tây ko bao giờ tới, ông hạ vũ khí, và kết thúc cuộc đời lưu đày ở Ý, sau đó là ở Mỹ.
Ko thích sự cai quản của chính thể Xô-viết ư? Năm 1956, Nagy Imre nổi dậy, và chiến đấu 10 ngày với tinh thần sôi sục của dân Hung. Khi sự giúp đỡ chờ đợi từ phương Tây ko bao giờ tới, ông hạ vũ khí, bị bắt đưa đi và bị giết.
Ko ai nói với những thủ lĩnh Hung rằng: các con bài đã được sắp sẵn, các cường quốc đang cắt móng tay, đang tán gẫu với Madame Pompadour[5], đang chơi bài Poker, hay đang ngủ gà gật sau bữa ăn thịnh soạn. Rằng trong khi quân Hung đang quần nhau với Thổ, thì ở Viên, cà phê Thổ và Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Mozart đang trở thành mốt. Rằng trong khi dân Hung đang rên xiết dưới sự kìm kẹp của người Nga, thì ở Tây Âu nhiều thanh niên mắt rực sáng nhìn thấy sự xuất hiện của thiên đường CSCN.
Ko ai nói với những người Hung đó rằng: đừng có gây sự và đối đầu với kẻ mạnh hơn. Bởi tiếng chó sủa ko vọng tới trời cao, như một câu ngạn ngữ Hung đã nói... Và con rệp thì ho để làm gì, nếu nó ko có phổi?
Đó lại là một câu ngạn ngữ Hung khác.
Đó lại là một câu ngạn ngữ Hung khác.
Nếu có lúc tự chủ sau khi thay đổi hệ thống đầy rẫy thất vọng, những xâu xé chính trị, những xích mích dân tộc thì những người từng là bè bạn giờ sẵn sàng phỉ nhổ nhau.
Rákóczi Ferenc
Fénykép az 1956-os szabadságharcról
----------
[1]: Szent István (975-1038) vị vua sáng lập vương quốc Hungary.
[2]: Matyás (1443-1490) trị vì từ 1458-1490, là vị vua gần gũi dân và công bằng nhất của vương triều Hungary.
[3] Rákoczi Ferenc (1676-1735): lãnh chúa vùng Transylvania (Erdély), quý tộc, người đứng đầu cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân Hung chống lại triều đình Áo đầu thế kỷ 18 (1703-1711).
[4] Kossuth Lajos (1802-1894): chính khách Hungary, từng là BT Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Hungary, lãnh tụ cuộc đấu tranh vì tự do của Hungary năm 1848-1849.
[5] Nữ Công tước Madame Pompadour (1721-1764): một cô gái trung lưu, sau trở thành đệ nhất vương phi của Louis XV.
[1]: Szent István (975-1038) vị vua sáng lập vương quốc Hungary.
[2]: Matyás (1443-1490) trị vì từ 1458-1490, là vị vua gần gũi dân và công bằng nhất của vương triều Hungary.
[3] Rákoczi Ferenc (1676-1735): lãnh chúa vùng Transylvania (Erdély), quý tộc, người đứng đầu cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân Hung chống lại triều đình Áo đầu thế kỷ 18 (1703-1711).
[4] Kossuth Lajos (1802-1894): chính khách Hungary, từng là BT Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Hungary, lãnh tụ cuộc đấu tranh vì tự do của Hungary năm 1848-1849.
[5] Nữ Công tước Madame Pompadour (1721-1764): một cô gái trung lưu, sau trở thành đệ nhất vương phi của Louis XV.
(còn nữa)
viết theo Lackfi János: Nỗi Sầu Thiên Cổ & Nóng đầu (Giáp Văn Chung dịch)
No comments:
Post a Comment