Những ngày này, sắp tròn 40 năm cuộc chiến Biên giới phía Bắc, nhiều người vẫn tỏ ý kiến băn khoăn, nghi ngờ về đối sách của Việt Nam với Trung Quốc và sự đánh giá của Nhà nước đối với cuộc chiến này. Đồng thời, nhiều trang mạng tung ra các thông tin xuyên tạc, kích động hòng làm mất lòng tin của nhân dân.
Thông tin về cuộc chiến trên các báo chính thống cũng như trên diễn đàn mạng có rất nhiều. Ở đây, chỉ vắn tắt vài ý mà một số bạn còn băn khoăn.
Thông tin về cuộc chiến trên các báo chính thống cũng như trên diễn đàn mạng có rất nhiều. Ở đây, chỉ vắn tắt vài ý mà một số bạn còn băn khoăn.
1. Vì sao xảy ra chiến tranh?
+ Thứ nhất, chủ nghĩa Đại Hán, tư tưởng bành trướng, bá quyền, muốn làm "bố Thiên Hạ" đã ăn sâu trong đầu các thế hệ cầm quyền Trung Quốc tự cổ chí kim. Nhất là với Việt Nam, luôn là một "cái gai" trong mắt TQ, khi trong mấy ngàn năm lịch sử luôn gan góc, "hạ nhục" TQ qua hàng trăm cuộc chiến lớn nhỏ. TQ đã đô hộ VN gần 1000 năm mà không thể đồng hoá được người Việt (trong khi đó, tộc người Mãn Thanh với triều đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử TQ lại bị Hán hoá hết chỉ sau có mấy trăm năm).
+ Thứ hai, Trung Quốc lo sợ một Việt Nam thống nhất sẽ vươn lên thành cường quốc, ảnh hưởng tới vị thế của TQ trong khu vực và trên thế giới.
+ Thứ ba, Trung Quốc cay cú vì Việt Nam luôn thực hiện tự chủ, tự quyết, không chịu lệ thuộc và "nghe theo" TQ.
+ Thứ tư, mối quan hệ Mỹ - Xô - Trung. Trung Quốc đánh Việt Nam như một "món quà" rửa hận cho Mỹ, để xích lại với Mỹ, đồng thời "thẩm định" phản ứng của Liên Xô, làm suy yếu VN là đồng minh của Liên Xô (tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ, 17/2/1979 TQ nổ súng xâm lược).
+ Thứ năm, gây áp lực quân sự để giải vây cho Polpot, tay sai của TQ ở Campuchia. Thực tế, ngay sau khi VN thống nhất, TQ đã muốn đánh VN ngay nhưng chưa có cớ, nên mượn tay Polpot đánh thọc sườn VN ở Biên giới Tây Nam, buộc VN phai tự vệ và đưa quân sang giúp nhân dân CPC.
2. Việt Nam, Trung Quốc - Ai nợ ai?
Trước tiên phải khẳng định, Việt Nam có "nợ" Trung Quốc với sự giúp đỡ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Tuy nhiên, sự giúp đỡ đó của TQ về phía lãnh đạo của họ không hoàn toàn vô tư, mà là muốn "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" để TQ hưởng lợi. Việt Nam luôn ghi nhận và biết ơn nhân dân TQ đã thắt lưng buộc bụng song cũng tỉnh táo nhìn nhận rõ thâm ý của lãnh đạo TQ.
Mặt khác, món nợ ân tình giữa 2 nước đã bị chính TQ tự tay xoá sạch, với các hành động:
+ Thoả thuận ngầm với Pháp "trên lưng" ND Việt Nam trong việc ký kết hiện định Giơ- ne - vơ 1954 (chính vì lẽ đó nên việc đàm phán và ký kết hiệp định Pa - ri 1973, ta đã cương quyết không cho TQ tham gia và cũng dứt khoát không nghe "gợi ý" của TQ).
+ Yêu cầu Việt Nam phải trả "lộ phí" cho việc tiếp nhận hàng viện trợ của Liên Xô qua đường Trung Quốc, thậm chỉ còn ăn bớt, ăn cướp, phá hoại số hàng này.
+ Lợi dụng chiến tranh Việt Nam để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974 (trước đó đã chiếm một nửa từ năm 1956).
+ Xua quân Polpot đánh Việt Nam suốt các năm 1975 đến 1978.
+ Xâm lược Việt Nam tháng 2 - 3/1979, xung đột kéo dài đến tận 1989.
+ Chiếm đóng trái phép một số đảo, đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, điển hình là sự kiện đẫm máu Gacma ngày 14/3/1988.
+ Hàng ngày, hàng giờ dùng các thủ đoạn đê hèn bằng các chính sách vĩ mô và thủ đoạn vi mô để phá hoại nền kinh tế Việt Nam.
+ Thoả thuận ngầm với Pháp "trên lưng" ND Việt Nam trong việc ký kết hiện định Giơ- ne - vơ 1954 (chính vì lẽ đó nên việc đàm phán và ký kết hiệp định Pa - ri 1973, ta đã cương quyết không cho TQ tham gia và cũng dứt khoát không nghe "gợi ý" của TQ).
+ Yêu cầu Việt Nam phải trả "lộ phí" cho việc tiếp nhận hàng viện trợ của Liên Xô qua đường Trung Quốc, thậm chỉ còn ăn bớt, ăn cướp, phá hoại số hàng này.
+ Lợi dụng chiến tranh Việt Nam để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974 (trước đó đã chiếm một nửa từ năm 1956).
+ Xua quân Polpot đánh Việt Nam suốt các năm 1975 đến 1978.
+ Xâm lược Việt Nam tháng 2 - 3/1979, xung đột kéo dài đến tận 1989.
+ Chiếm đóng trái phép một số đảo, đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, điển hình là sự kiện đẫm máu Gacma ngày 14/3/1988.
+ Hàng ngày, hàng giờ dùng các thủ đoạn đê hèn bằng các chính sách vĩ mô và thủ đoạn vi mô để phá hoại nền kinh tế Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam không còn nợ gì với Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc nợ Việt Nam một lời xin lỗi công khai về những tội ác đã gây ra cho dân tộc Việt Nam từ thời xưa đến nay (song với truyền thống nhân nghĩa, Việt Nam vẫn ghi ơn của nhân dân và những người lính công binh Trung Quốc).
3. Cuộc chiến 1979, ai thắng?
Về quân sự, Việt Nam giành chiến thắng. Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học" nhưng chính Việt Nam đã dạy cho TQ một bài học nhớ đời, khi mới chỉ quân địa phương và dân quân tự vệ tham chiến mà đã đánh cho TQ lê lết, ôm đầu máu chạy tháo thân, bỏ lại hàng vạn xác chết và gần 300 xe tăng (binh sỹ TQ chết trận được chuyển về nước rất ít, vì sợ mất ..quốc thể, hầu hết bị chúng gom lại các thung lũng và thiêu bằng xăng dầu). Nếu ngày đó, quân chủ lực ta chính thức vào cuộc thì cả đạo quân 60 vạn tên sẽ bị xoá sổ.
Tất cả các mục tiêu chiến tranh TQ đặt ra đều không thực hiện được.
Tuy nhiên, qua cuộc chiến TQ lại thu được lợi lớn, đó là "mua" được bài học, dù với giá cực đắt nhưng từ đó TQ đã ngay lập tức hiện đại hoá quân đội, đồng thời đề ra chiến lược mới phù hợp trong đối sách với Mỹ và Liên Xô. Mặt khác, cuộc chiến và xung đột sau đó, TQ đã làm Việt Nam bị suy kiệt về kinh tế một cách nặng nề, làm chậm sự phát triển của VN hàng chục năm, để lại hậu quả lâu dài.
4. Việt Nam có ngăn cản tuyên truyền, kỷ niệm không?
Hoàn toàn không. Mà theo sự thống nhất giữa lãnh đạo 2 nước sau khi bình thường hoá là cả 2 bên sẽ "không tuyên truyền chống nhau". Bởi vậy, trên các phương tiện thông tin chính thống của cả 2 nước đều rất ít đưa về cuộc chiến này (thực tế là TQ thực hiện thỏa thuận này..tốt hơn VN, hầu hết người dân TQ không hề biết về cuộc chiến này).
Quốc gia nào cũng vậy, nhất là các cường quốc luôn muốn giữ thể diện, Việt Nam lại bé nhỏ nên luôn phải lấy "nhu thắng cương", cương là diệt vong, đó là kinh nghiệm ngàn đời. Với Mỹ, Pháp - ta đều mở đường cho họ "rút lui trong danh dự" bằng các Hiệp định hoà binh và bình thường hoá quan hệ. Tại sao với TQ ta không thể đối xử như thế?
Đơn giản như việc mình nhà tranh, ở cạnh thằng hàng xóm nhà cao tầng, ngày nào mình cung chửi nó thì từ trên cao nó chỉ cần "làm rơi" mồi lửa xuống là mình mất nhà.
Việc tuyên truyền, đưa thông tin chiến tranh 1979 trong các hội nghị, họp mặt, các hoạt động quần chúng, và trên các diễn đàn mạng, các trang cá nhân thì chúng ta vẫn tiến hành bình thường, không hề bị kiểm soát và không bị chi phối bởi sự thống nhất nêu trên giữa lãnh đạo hai nước.
Tuy nhiên, do các yếu tố nhạy cảm vì các mối quan hệ địa chính trị nên việc tuyên truyền, tổ chức kỷ niệm không thể để xảy ra việc kích động hằn thù dân tộc, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác. Đặc biệt là không thể để xuyên tạc, chống phá khi trong thực tế rất nhiều tổ chức phản động, những kẻ "yêu nước rởm đời" lợi dụng máu xương đồng bào, chiến sỹ ta để kiếm cái ăn và chống chính quyền.
Tới đây, sách giáo khoa lịch sử cũng sẽ có đầy đủ thông tin hơn về cuộc chiến này.
Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ hèn. Tất cả là vì đại nghĩa, vì đại cục, gác lại quá khứ chứ không lãng quên.
Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ hèn. Tất cả là vì đại nghĩa, vì đại cục, gác lại quá khứ chứ không lãng quên.
5. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Tại sao người Việt luôn ghét Trung Quốc?
Tại sao người Việt luôn ghét Trung Quốc?
Nói rõ, ghét và cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc chứ không ghét người dân Trung Quốc.
Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt là do lịch sử hàng ngàn năm để lại, khi luôn bị anh hàng xóm to xác mà xấu tính đè nén, rồi đô hộ cả ngàn năm.
Sự "xấu chơi" của TQ bắt nguồn từ bản chất văn hoá của người Hán, việc đó là đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, ta không kỳ thị và can thiệp. Nhưng khi văn hoá đó thấm vào máu của giới cầm quyền và đem đi nô dịch ta thì lại là việc khác, ta phải vùng lên chống trả (chính bởi vậy mà qua nhiều thế hệ, người Việt cũng bị ngấm vào "gien" cái tâm lý phản kháng).
Dân tộc Việt là một dân tộc trượng nghĩa, "đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", không nuôi giữ oán thù, các kẻ thù cũ đều được chào đón làm bạn, Pháp - Nhật - Mỹ nay đều là những đối tác ở tầm cao nhất.
Riêng với Trung Quốc, do đã quá hiểu dã tâm chàng boxing này nên cái sự ghét đã trở thành "truyền kiếp" trong tâm thức người Việt. Nếu TQ thực lòng muốn hoà hiếu, thì chính TQ phải thay đổi hoàn toàn, không tiếp thêm dầu vào lửa, làm trầm trọng hơn sự ghét bỏ bằng những hành động tiểu nhân đối với Việt Nam, và dù có như vậy, thì cũng phải thời gian dài nữa, qua nhiều thế hệ nữa thì người Việt mới có thể hết ghét Trung Quốc.
Nhưng dù thế nào, từ xưa đến nay người Việt luôn biết gạn lọc, tiếp thu những cái hay của văn hoá Trung Quốc, biến đổi nó thành thuần Việt, vậy nên dù có nhiều nét tương đồng nhưng không bị đồng hoá, không bị phụ thuộc.
Đó cũng chính là đối sách ở tầm quốc gia của Việt Nam ta với Trung Quốc, đôi bên cùng có lợi, bắt tay song luôn cảnh giác, mềm dẻo nhưng cương quyết, không bao giờ thỏa hiệp, không nhượng bộ, nhất là các vấn đề liên quan đến độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ.
Cuộc chiến 1979 không chỉ là bài học riêng cho TQ, mà Việt Nam cũng rút ra nhiều kinh nghiệm trong đối sách với anh hàng xóm này.
FB-Hoa Nguyen
No comments:
Post a Comment