----------
Nhân tiết mưa ngâu, mùa thu cách mạng và phong trào chửi bùng phát, nhìn gió heo may, nhớ các cô hồn, cảm nỗi đau nhân thế, bất giác cầm bút...
Tính cách mạng của chửi
“Hắn vừa đi vừa chửi.” Thầy giáo dạy văn của tôi, một thương binh giải ngũ, gầy gò nhỏ bé, nhưng ý chí cứng như thép, phảng phất Pavel Kortsaghin, nói rằng việc Chí Phèo chửi biểu thị điều kiện cách mạng đã chín muồi. Như vậy có nghĩa chửi là nhà tiên tri cách mạng. Chí ít nó cũng có hơi thở của cách mạng và hồn phách của tính giai cấp.
Không được nhầm lẫn chửi với phê phán, một tàn tích của bọn tư sản như Descartes, Voltaire, Russeau. Phê phán quá nhiều lý sự, lằng nhằng mất thì giờ của bọn ăn không ngồi rồi, vạch vôi tìm lá, nói chuyện viển vông, vòng vo vu khoát, không đi vào vấn đề. Về mặt tu từ học, phê phán cũng rất thiếu sáng tạo, chỉ một lối tam đoạn luận chán ngắt. Chửi sử dụng các thể ngoa dụ, so sánh, hình ảnh phong phú, âm thanh, mùi vị khá mạnh mẽ, xóc óc và sặc sụa. Trong khi phê phán không có một tý nhiệt huyết nào, chửi cho thấy hừng hực khí thế như nước triều dâng, như sắp thành dòng thác cuốn phăng bọn dám cả gan giơ càng bọ ngựa chống trời. Văn chương chửi cũng biểu lộ khí thế hào sảng, mời đủ món ăn lạ, nem công chả phượng tay gấu gân hổ quá thường. Chửi lại mang tính duy vật lịch sử, đến mấy thế hệ cụ kị tổ tiên cụ tiên của người ta cũng không quên mời về dự tiệc.
Cũng không được nhầm chửi với lối văn grotesque của bọn văn sĩ bế tắc phương Tây hậu hiện đại, nhằm gây những ấn tượng cho những ý niệm thối tha của chúng. Chửi dùng các khái niệm phồn thực bắt đầu từ văn hoá dân gian, có tư tưởng nguyên khôi, chỉ có chửi mới có thể động tới tim óc của công nông và cốt cán.
Tuy hung hăng nhưng chửi có nguồn gốc rất nhân bản là nỗi sợ hãi từ các nguyên nhân khác nhau kể cả sợ thấy là mình sai, không chắc ở điều mình đang theo đuổi. Khoa học đã chứng minh khi con chó sủa, sự sợ hãi và tính hung hãn đều tăng vọt cộng hưởng với nhau phá vỡ quan hệ nhân quả đến mức không thể xác định hung hãn và sợ hãi cái nào là nguồn cội chính. Và cả hai cái đó thường xuất hiện trong trạng thái vô ý thức, hoặc do dùng chất kích thích để lu mờ ý thức hoặc vốn hoàn toàn không có tý ý thức nào.
Không được nhầm lẫn chửi với phê phán, một tàn tích của bọn tư sản như Descartes, Voltaire, Russeau. Phê phán quá nhiều lý sự, lằng nhằng mất thì giờ của bọn ăn không ngồi rồi, vạch vôi tìm lá, nói chuyện viển vông, vòng vo vu khoát, không đi vào vấn đề. Về mặt tu từ học, phê phán cũng rất thiếu sáng tạo, chỉ một lối tam đoạn luận chán ngắt. Chửi sử dụng các thể ngoa dụ, so sánh, hình ảnh phong phú, âm thanh, mùi vị khá mạnh mẽ, xóc óc và sặc sụa. Trong khi phê phán không có một tý nhiệt huyết nào, chửi cho thấy hừng hực khí thế như nước triều dâng, như sắp thành dòng thác cuốn phăng bọn dám cả gan giơ càng bọ ngựa chống trời. Văn chương chửi cũng biểu lộ khí thế hào sảng, mời đủ món ăn lạ, nem công chả phượng tay gấu gân hổ quá thường. Chửi lại mang tính duy vật lịch sử, đến mấy thế hệ cụ kị tổ tiên cụ tiên của người ta cũng không quên mời về dự tiệc.
Cũng không được nhầm chửi với lối văn grotesque của bọn văn sĩ bế tắc phương Tây hậu hiện đại, nhằm gây những ấn tượng cho những ý niệm thối tha của chúng. Chửi dùng các khái niệm phồn thực bắt đầu từ văn hoá dân gian, có tư tưởng nguyên khôi, chỉ có chửi mới có thể động tới tim óc của công nông và cốt cán.
Tuy hung hăng nhưng chửi có nguồn gốc rất nhân bản là nỗi sợ hãi từ các nguyên nhân khác nhau kể cả sợ thấy là mình sai, không chắc ở điều mình đang theo đuổi. Khoa học đã chứng minh khi con chó sủa, sự sợ hãi và tính hung hãn đều tăng vọt cộng hưởng với nhau phá vỡ quan hệ nhân quả đến mức không thể xác định hung hãn và sợ hãi cái nào là nguồn cội chính. Và cả hai cái đó thường xuất hiện trong trạng thái vô ý thức, hoặc do dùng chất kích thích để lu mờ ý thức hoặc vốn hoàn toàn không có tý ý thức nào.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
No comments:
Post a Comment