Kế mọn "liên hoàn" cũng đủ thiêu trăm vạn quân Tào huống hồ "sáp nhập" là kế lớn.
1. Quốc hội đang bàn về sáp nhập Sở, là một việc có ích, trước sau cũng phải làm, nên được hoan nghênh. Bộ máy của chúng ta quá cồng kềnh. Ăn hại thôi thì cũng được và đành chịu, nhưng còn phá hại nữa mới là điều đáng nói, và năng lực phá hại trung bình trên đầu công chức cũng tăng theo số lượng công chức. Vì vậy việc giảm thiểu bộ máy là cấp thiết.
Ở đây cũng xin nói thêm, trong các cơ quan nhà nước, khi giảm biên chế, thay vì nhắm vào cơ quan hành chính, người ta lại nhắm vào cơ quan sự nghiệp, thành thử việc chuyên môn không có người làm, lại tiếp tục tăng bộ máy hành chính, chất lượng việc liên quan chuyên môn càng suy giảm và năng lực phá hại lớn hơn. Mỗi khi có scandal xảy ra, công luận xã hội ầm ĩ, các sếp lên media chỉ đạo "siết chặt quản lý, rà soát, kiểm tra, kiên quyết...", tức là các chuyên viên cấp phòng, cấp Sở mừng rỡ, vì chuẩn bị có nhiều đợt kiểm tra và thu phong bì chết thôi.
2. Sáp nhập Sở là một việc làm trên ngọn, nếu chưa làm tới sáp nhập Bộ. Không lẽ Sở chịu chỉ đạo về chuyên môn của nhiều Bộ. Nó sẽ cũng giống các Phòng của ta, không có người làm việc, 1 trưởng Phòng, 3 Phó phòng, 1 chuyên viên. Các cấp khác đại loại cũng vậy. Sáp nhập Bộ dù rất cần, nhưng đứng về hiệu quả không bằng sáp nhập Tỉnh. Việc quan trọng đã làm rồi đó là việc sáp nhập Tổng Bí thư với Chủ Tịch, rất hay và sáng suốt. Sẽ hay và sáng suốt hơn, nếu sáp nhập này được thể chế hóa, nhập luôn cả Văn phòng TBT với VP CTN.
3. Ý tưởng sáp nhập Tỉnh có từ thời TBT Lê Duẩn, có động lực là phát triển kinh tế, nhưng về lý luận hơi viển vông dựa trên lý luận về "chủ nghĩa làm chủ tập thể". Tôi nghĩ là một ý hay nếu thay thể được ý thức hệ lạc hậu, chỉ tiếc anh Ba lúc đó không còn sung sức nên không cụ thể hóa được để dẫn tới hành động. Quan niệm không hành động sẽ bị cấp dưới xuyên tạc làm láo, đối thủ dè bỉu chống đối. Do đó việc sáp nhập Tỉnh dẫn tới việc đấu đá ngày càng tăng mà không có thành tựu tính ra thóc gạo tiền bạc để ngăn lại và thất bại. Tuy vậy trước sau gì cũng sẽ phải quay lại ý tưởng này, có thể dưới hình thức khác như Liên Khu, hoặc Vùng kinh tế trọng điểm, đã từng có. Tuy nhiên điểm khác biệt sẽ là các đơn vị mới sẽ có chức năng hành chính, đơn vị Tỉnh cũ sẽ chỉ có trên danh nghĩa, thỉnh thoảng họp giao ban cho vui, đợi các lãnh đạo về hưu thì giải tán.
4. Xét Trung Quốc có 22 đơn vị cấp Tỉnh, Việt Nam có 64 đơn vị cấp Tỉnh, gần gấp 3 lần. Các Tỉnh của ta đều bé tí, không đủ lực để phát triển toàn diện, vừa lãng phí nhân sự, nhiều đơn vị cấp Tỉnh không có việc để làm. Một số đơn vị bận rộn lại không đủ chỉ tiêu nhân sự. Rất nhiều hoạt động của Tỉnh là vô bổ, bàn rồi để đấy, đợi Trung ương rót tiền, hoặc không có người triển khai. Cán bộ thì việc gì cũng thò mũi vào, nhưng rốt cuộc không làm gì, khi nào cũng bận họp mà không có chiến tích. Đứng về khoa học quản lý mà nói, một người chỉ nên quản lý 6-7 người mới có hiệu quả. Phân cấp cũng theo nguyên tắc ít đầu mối. Bộ máy ở TW phải quản 64 đầu mối, chắc chắn không hiệu quả. Chuyện chỉ đạo, chống tham nhũng, xây dựng thể chế đều phải chi tiết và cụ thể sát thực tế. Do không thực tế, nên Chính phủ thích nói chung chung, trừu tượng, vu khoát, lâu dần thành thói quen. Các Tỉnh thì hình thành các ốc đảo có xu hướng muốn cát cứ, làm chỉ đạo chung của TW ngày càng kém hiệu lực, giống thời đế quốc La Mã đạt cực đại về lãnh thổ, hay thời Sứ quân ở ta.
5 Theo tôi giải pháp sáp nhập để tinh giản bộ máy cần bắt đầu bằng sáp nhập Tỉnh, sau một chút là Bộ, cấp Sở nên sau cùng và có lẽ nên xem xét các yếu tố sau:
a. Chúng ta nên rút số đơn vị cấp Tỉnh còn cỡ 20 (theo quan điểm thực tế), nếu quyết liệt và có quyết tâm chính trị cao hơn, thực tâm hơn thì nên cỡ 14. Như vậy mỗi quân khu ứng với từ 2-3 đơn vị cấp Tỉnh. Thậm chí mỗi quân khu ngang một Tỉnh cũng không sao. Tuy vậy, phương án này chắc không thực tế và người có quyền lực cao nhất để đẩy sẽ không đủ thời gian để theo đến cùng và không đủ sức khỏe để chịu áp lực ngược .
b. Như vậy chúng ta sẽ giảm 2/3 số Tỉnh. Chúng ta sẽ tăng nhân sự cho các Sở Ngành của đơn vị mới lên 1.5 lần, để làm việc của 3 Tỉnh. Như vậy nhân sự thực tế làm việc cấp Tỉnh sẽ giảm 50%. Nhân sự không làm việc (Bí thư, Chủ tịch và các cấp Phó, GĐ và các cấp Phó) tất nhiên sẽ giảm tới 2/3.
c. Do Tỉnh lớn hơn, nên năng lực sẽ tăng, nguồn lực cũng sẽ tăng và cũng nên tăng quyền lực. Một số vấn đề hợp tác các Tỉnh sẽ không cần họp và xin ý kiến chỉ đạo của TW. Do đó lượng cán bộ ở TW quản lý các Tỉnh cũng giảm. Nhiều việc thuộc quyền của TW sẽ được delegate xuống cấp Tỉnh, với thể chế mới. Do đó số lượng chuyên viên ở TW cũng có thể giảm.
d. Do việc sáp nhập các Sở ở bước tiếp theo cũng sẽ tiết kiệm được nhân sự, thực tế nhân sự cấp Tỉnh cũng sẽ tiết kiệm tới 2/3. Bên cạnh lương, các công chức sẽ hưởng phụ cấp "dưỡng liêm" bằng 2 lần lương hiện tại mà ngân sách không phải bù.
e. Lượng nhân sự dư thừa sẽ cần đào tạo lại chuyển sang các ngành đang cần cho CMCN4.0. Vị nào không đào tạo lại được sẽ cho hưởng hưu non hoặc về làm Nông nghiệp thông minh. Như vậy GDP cũng tăng.
f. Các Hội đồng nhân dân các cấp sẽ được tiết kiệm triệt để nhất. Các đoàn đại biểu Quốc hội cũng vậy. Như vậy, Quốc hội cũng giảm, hoặc tăng số đại biểu chuyên trách sẽ gần dân và chuyên cần hơn. Tương tự là Bộ máy Tỉnh ủy sẽ giảm dẫn tới lượng Trung Ủy viên cũng sẽ giảm. Cần nhớ rằng mỗi ông Trung Ủy viên tối thiểu ngang 1 ông Bộ trưởng, như vậy ta có tối thiểu 177 Bộ trưởng, mỗi ông Trung Ủy dự khuyết phải ngang một Quốc Vụ Khanh, tức là thêm 20 ông Quốc Vụ Khanh. Vẫn là tình trạng thiếu người làm việc, thừa lãnh đạo thành quy luật.
g. Với ít đầu mối, có thể mạnh dạn giao quyền tự quyết cho cấp Tỉnh mới, mà không sợ nạn sứ quân, vì hoàn toàn có thể kiểm soát được về phương hướng chung. Huy động nguồn lực sẽ dễ dàng hơn.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Hải Nguyễn Thúc: Chỉ riêng việc đòi giảm 2/3 lượng quan đầu tỉnh của cụ là đã đủ xếp đề xuất vào ngăn kéo của Quốc Hội rồi 🙂
ReplyDeleteAiviet Nguyen: "Đạo là của Trời, ai có tai thì nghe", cụ ạ.
DeleteMạc Kính Koong: Chỉ cần tách đầu tư ra khỏi tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp là ối đơn vị hết việc để làm và có thể giải tán sớm.
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Đơn vị sự nghiệp, không phải là hành chính, mà là các đơn vị của nhà nước thực hiện các dịch vụ công cộng mà khu vực tư nhân chưa đủ động lực để làm. Dùng đơn vị sự nghiệp để cạnh tranh dự án đầu tư ngân sách với khu vực tư nhân là một biến tướng láo. Cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là quan niệm đó là công cụ để nuôi khu vực hành chính (bù lương), vì vậy tất yếu khu vực hành chính phải "nuôi" lại các cơ quan sự nghiệp bằng dự án đầu tư. Nói trắng ra đó là công cụ tham nhũng tập thể, chứ không phải là sự nghiệp đúng nghĩa.
DeleteMạc Kính Koong: Aiviet Nguyen, cái cách tồn tại hành chính vs sự nghiệp từ khởi thuỷ đã tạo ra vấn đề. Nhất là trong mớ bunhf nhùng hiện nay bác ạ. Phải tìm ra hướng thay thế, chẳng hạn doanh nghiệp công ích có thể thay cho đầu tư công như hiện tại.
DeleteAiviet Nguyen: Mạc Kính Koong, Doanh nghiệp công ích là doanh nghiệp tư nhân hay quốc doanh?
DeleteMạc Kính Koong: Aiviet Nguyen, nếu tư nhân được thì tốt quá. Như kiểu các đơn vị NPO đang triển khai.
DeleteAiviet Nguyen: Mạc Kính Koong, Vấn đề nếu doanh nghiệp công ích là quốc doanh thì thất bại đã rõ và đã lạc hậu với xu hướng cổ phần. Doanh nghiệp tư nhân thì có ai cấm làm công ích đâu, nhưng có nhiều lĩnh vực sẽ không ai làm và không thể "chỉ đạo" họ làm được. Nguyên tắc của doanh nghiệp tư nhân là tập trung vào các lợi nhuận ngắn hạn, nhất là ở mức phát triển như của VN thì lại càng ngắn hạn. Như vậy sẽ có nhiều dịch vụ công cộng sẽ bị bỏ bê, hoặc sẽ tăng giá vô tội vạ cho những tiện ích thiết yếu. Túm lại, cơ quan sự nghiệp vẫn phải có và nếu cần vẫn nên tăng biên chế (theo hiệu quả công việc). Lấy ví dụ giả sử xóa sạch các trường và bệnh viện công, tư nhân hóa bằng hết và thả nổi học phí và bệnh phí sẽ dẫn đến hệ quả thế nào?
DeleteAiviet Nguyen: Tôi không hiểu tình trạng thiếu bệnh viện, giường bệnh, trường, lớp học như hiện nay mà vẫn khó khăn xin chỉ tiêu biên chế, số lượng nghĩa là thế nào. Họ nghĩ thế là giúp cho giảm biên chế hành chính công chăng.
DeleteMạc Kính Koong: Aiviet Nguyen à, cái này là tại có phân biệt loại hình sự nghiệp cổ điển và sự nghiệp có thu ạ!
DeleteAiviet Nguyen: Mạc Kính Koong, Chẳng phải. Có thu là bình thường. Cổ điển cũng bình thường. Thế giới họ làm đầy. Chẳng qua dốt hoặc làm láo hoặc cả hai.
DeleteMạc Kính Koong: Aiviet Nguyen, chết nỗi, vì trong cái mớ bùng nhùng hiện hữu, nhưng thứ tốt đẹp vốn là mong muốn khi đề xuất nguyên thuỷ đều bị lơ là. Trong khi những điều méo mó lại được tận dụng tối đa để... chén, nên em nghĩ là không khả thi nếu người đứng đầu không thích ứng. Lấy ví dụ, như khi anh Đ làm sếp của vpcp, tạo ra một môi trường làm việc khá nền nếp ở đó, giờ đâu đóng đấy. Anh ấy lên cấp dù cao hơn, nhưng là phó không thực quyền tự nhiên chỉ thấy nói, chả thấy bọn nghe động binh nên kém hiệu quả ngay.
DeleteAiviet Nguyen: Mạc Kính Koong, Đó là cái chi tiết. Nếu sa vào chi tiết thì sẽ không làm gì được. Ví dụ vấn đề đơn vị sự nghiệp chỉ cần quy định rõ ràng, nguồn thu là gì, nguồn ngân sách là gì, hiệu quả thế nào là đủ.
DeleteMạc Kính Koong: Aiviet Nguyen, hoặc nếu bất lực trước thực trạng thì nên thành lập mỗi hội đồng quản trị quốc gia rồi thuê điều hành quốc tế.
DeleteAiviet Nguyen: Mạc Kính Koong, Nói đùa nhưng toàn bộ hội đồng thì có lẽ không cần và cũng chưa chắc hay. Nhưng thuê người nước ngoài làm quản trị là chuyện bình thường. VIASM có giám đốc nước ngoài rồi thôi.
DeleteMạc Kính Koong: Aiviet Nguyen, nhưng cấp độ quốc gia (thuê cabinet) thì khác ạ! Không bình thường tí nào.
DeleteAiviet Nguyen: Mạc Kính Koong, Thuê thành viên Cabinet OK. Tất nhiên nếu làm việc đó có vẻ tiên phong quá. Ở Châu Âu mời (thuê) người lãnh đạo lâu rồi. Vua Ba Lan kiêm vua Hungari,... thống chế Pháp làm vua ở Ý. Mà không phải là đô hộ gì đâu nhé. Hoàng gia không bầu được vua nên mời vua nước ngoài.
DeleteKhanh Phanvan: Thành lập 3 bang: Bắc, Trung và Nam. Họ tự lo biên chế, tổ chức, kinh phí...
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Nếu vậy các bang đó có quá nhiều đầu mối :-)
DeleteTiểu bang Bắc Kỳ: tổ chức theo mô hình TQ. Trung Kỳ: theo mô hình Nga và Nam Kỳ theo mô hình Mỹ. Cứ thế mà lo biên chế, kinh phí... xoay theo chiều gió, đưa cả nước tiến lên CNXH. Đó là mục tiêu sống còn.
DeleteNhưng hạ hồi thế nào phải chờ quyết định quan trọng nhất của hội nghị trung ương và các hội nghị chuyên đề về tổ chức sắp tới.
Làm gì cũng phải tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hàng đầu: Tăng cường, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động :)
Trước mắt là mối đe dọa từ TQ trên đất liền: đe dọa về vấn đề kinh tế, đe dọa về vấn đề môi trường, đe dọa về vấn đề an ninh mạng …v.v. và v.v.
Nhưng mà phải ko nói 1 đường làm 1 nẻo nữa !
Nguyễn Thành Nam: Nguyễn Cao Bình, theo Nga làm gì? Trung kỳ nên tự trị:)
DeleteNguyễn Thành Nam, ủng hộ thế giới đa cực mà.
DeleteAiviet Nguyen: Nguyễn Thành Nam, Trung Kỳ là vùng đệm thử đa phương xem sao.
DeleteVì có Cam Ranh nên mới tạm xét về theo Nga để liên minh phát triển hải quân VN.
DeleteAiviet Nguyen: Nguyễn Cao Bình, Thế lại càng nên đa phương Cam Ranh để Nga, Cảnh Dương để Pháp, Chu Lai để Nhật,... :-)
DeleteAiviet Nguyen: Nói đùa cho vui, nhưng ý tưởng Liên Bang nên đề dành cho ý tưởng của cụ Hồ.
DeleteNguyễn Thành Nam: Aiviet Nguyen, em nghĩ liên bang là phù hợp nhất thực tế, trưng cầu ý dân dễ dc ủng hộ
DeleteAiviet Nguyen: Nguyễn Thành Nam, Ý tưởng đó cụ Hồ giữ bản quyền rồi. Vả lại bây giờ chia ba Kỳ người ta dễ nói là quay lại thời thực dân, chia rẽ dân tộc. Thực tế, thời xưa có Xứ Ủy cũng chia theo 3 Kỳ. Có giai đoạn bị khủng bố trắng, các đảng viên lập ra 2 xứ ủy Nam Kỳ, không chấp nhận nhau, Trung Ương cũng chịu.
DeleteTien Nguyen: Thuyết chia ba bang Bắc theo TQ, Trung theo Nga, Nam theo Mỹ không khả thi :( Nếu không xây trường thành chia ba bang, dân nó chạy vào Nam cả !
DeletePeter Nguyen: Cộng với cải cách từ dưới lên nữa thì hay biết mấy...
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Một lúc đòi hỏi nhiều thứ quá, khó triển khai. Người ta nói appetite sẽ xuất hiện khi ăn. Một kế hoạch tốt là khi thực hiện sẽ đẻ ra các việc khác, chứ không phải kế hoạch có tất cả các thứ.
DeletePeter Nguyen: Em nghĩ nhìn lại lịch sử thì khó có thể xảy ra những cải cách như thế. Là vì cháy rồi mới đi dập lửa
DeleteAiviet Nguyen: Peter Nguyen, Cái gì trái quy luật thì khó. Cái gì thuận quy luật thì làm được thôi dù có khó khăn do ý chí chủ quan của một số người. Thời phong kiến làm gì có 64 Tỉnh Thành.
DeletePeter Nguyen: Aiviet Nguyen, vâng, tiên sinh
DeleteGia Ninh Trần: SÁP NHẬP hay SÁT NHẬP 詧入 ?
ReplyDelete2
Aiviet Nguyen: Em thấy trước kia hay dùng sát nhập, gần đây sáp nhập có vẻ phổ biến hơn. Chưa nghĩ xem cái nào đúng. Để tra xem
DeleteAiviet Nguyen: 插 đọc là sáp, tráp, tháp không có âm sát. Vậy "sáp" đúng.
DeleteGia Ninh Trần: Aiviet Nguyen, Chữ hán này 詧 mơi là chư gôc,( co nghiax là xích gần, sát gần lại) trong tư 詧入 d.ùng trong Hán văn. Không có cặp từ 插 入 trong Hán văn (hay tôi chưa tìmn thấy)
DeleteAiviet Nguyen: Gia Ninh Trần, Em tra từ điển Vũ Quốc Hùng thì 插 入 có nghĩa sáp nhập, sáp là đâm, chọc vào. Từ điển này cũng ghi sát nhập vô nghĩa. Em tra baike thì thấy 插 入 có nghĩa (hơi khác tiếng Việt một chút hình như là ghép gene), còn 詧入 không có nghĩa trong Hán Văn.
DeleteGia Ninh Trần: Aiviet Nguyen vào từ điển Thiều Chữu, mục từ “nhập” sẽ có thí dụ về “sát nhập” đó.
DeleteAiviet Nguyen: Rất thú vị. Té ra vấn đề phức tạp. Đây là hai từ Việt chẳng liên quan gì đến nghĩa trong chữ Hán. Do người Việt sáng tạo ra do dốt chữ Hán thôi. https://www.facebook.com/notes/an-chi/th%C3%A1p-hay-s%C3%A1p-s%C3%A1p-nh%E1%BA%ADp-hay-s%C3%A1t-nh%E1%BA%ADp-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-m%E1%BB%9Bi-s%E1%BB%91-564-7-10-2016/1166392650066569/
DeleteAiviet Nguyen: Gia Ninh Trần, Từ điển Thiều Chửu bây giờ lạc hậu rồi. Riêng chữ sát nhập ông bịa ra chữ Hán.
DeleteNguyen Xuan Hoai: Sát nhập, giảm ghế là đi ngược lại giải pháp thần thánh, tiên quyết để Đảng, Nhà nước giải quyết mọi vấn đề đó là "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng"!
ReplyDeleteAiviet Nguyen: "Sáp nhập" thì muốn tăng hay giảm đều nhanh và phụ thuộc vào ý chí của lãnh đạo.
DeleteNguyen Xuan Hoai: Về logic thì như thế nhưng nội hàm chuyện "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng" đã bao gồm việc tạo ghế và phình bộ máy; do đó trước khi sát nhập em nghĩ cứ nhất thể hóa một phát đã, thế đã tiết kiệm được khối ngân sách rồi ..
DeleteAiviet Nguyen: Nguyen Xuan Hoai, Chuyện Đảng là của đảng viên các chú bàn thôi.
DeleteNguyen Xuan Hoai: Em chưa và sẽ không bao giờ ra nhập Đảng nào anh ah :)
DeleteTien Nguyen: Hay là trở lại mô hình "đàng trong" , "đàng ngoài"!
ReplyDeleteThực tế bây giờ là theo mô hình Lê/Trịnh.
Xưa vua Lê có "mệnh trời", nay vua Lê có "mệnh lệnh của lịch sử".
Xưa học cụ Khổng , nay học cụ Mác.
Vua , Chúa ủng oẳng suốt! Mệt!
Lê Mạnh Tông dũ áo để Trịnh Dũng Vương cai trị.
Lê Trọng Tông lấy lại quyền chính, Trịnh Phúc Vương một lòng phò Lê (?). [ cẩn thận , canh kỹ không thì Trịnh Dũng Vương lại trốn ra Phú Quốc như Nguyễn Ánh thì phiền !]
Đàng ngoài quen kiểu đó rồi. Cứ tiếp tục.
Đàng trong thì thả nó ra , muốn làm gì thì làm, muốn chia mấy tỉnh tùy nó.
Đứa nào làm Chúa Nguyễn, kệ chúng nó lo với nhau, kiểu gì cũng được.
Miễn là triều cống cho đầy đủ.
Lợi cả hai đàng!
Đàng trong bị trói buộc quá nó chả làm ra của cải nhiều, bị bóc lột quá nó oán, sinh loạn.
Cứ thả nó ra , tự khắc nó có của ăn của để, cống nạp đầy đủ.
Cả Vua lẫn Chúa đều thong dong, cùng nhau đi đánh Golf :)
Thế chả "thái bình" sao?
Aiviet Nguyen: Bàn chia 3, chia 2 rồi tiến tới chia 1 là vừa, nghĩa là TW làm cả như hiện nay.
DeleteTan Le: Em nghĩ với sự phổ biến của CNTT như bây giờ, có thể số hóa, tự động hóa, giao dịch từ xa, hợp đồng điện tử, ... nhiều thủ tục hành chính sẽ đơn giản đi và bộ máy mặc nhiên tinh gọn.
ReplyDeleteNam Nguyen: VN 3 tỉnh hay 3 khu là vừa (Bắc-Trung-Nam), them 2 đặc khu HN và HCM nữa… Nga to thế có 17 tỉnh.
ReplyDeleteThái Hà: Kế hoạch này được thực hiện thì sẽ giảm bao nhiều phần trăm, và cụ thể bao nhiêu người trong bộ máy hành chính ạ? Không biết bộ máy Nhà nước mình lớn ở cỡ nào?
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Quan trọng nhất là mức độ phá hại là N^2. Giảm 50% thì phá hại còn 25% và ăn hại còn 50% :-)
DeleteTruyen Tran: Aiviet Nguyen, ~ # transactions a?
DeleteAiviet Nguyen: Truyen Tran, N = heads
DeleteTruyen Tran: Aiviet Nguyen, vang, y em la muc do pha hai ay
DeleteAiviet Nguyen: Truyen Tran, Giá trị quy ra tiền hoặc thóc.
DeletePhan Hong Hanh: Bây giờ không chia theo đơn vị cấp tỉnh nữa,mà chia theo các vùng ( bang )có trung tâm là các đô thị lớn ảnh hưởng,thu hút.Sau đó chú trọng phát triển công nghiệp,dịch vụ ở đô thị.Số lượng vùng như vậy chắc giảm so với đơn vị tỉnh.Thực ra chia theo đơn vị tỉnh là theo quan hệ sản xuất nông nghiệp ngày xưa,nay nên xoá bỏ dần.
ReplyDeleteThanh Hung Nguyen: Con kiến leo cành đa đấy
ReplyDelete