Bức tường Nga
Hitler biết rằng: nước Đức chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến. "Hắn tiếp tục tăng cường tái vũ trang và vì cương quyết muốn sát nhập Ba Lan vào Đức càng nhanh càng tốt nên đã chấp nhận thương thuyết với Stalin.
Mùa hè năm đó (1939), điều tưởng như khó xảy ra đã trở thành sự thật."*
Hitler và Stalin, hai kẻ thù không đội trời chung, đã ký hiệp ước Xô-Đức thỏa thuận với cam kết ko tấn công lẫn nhau.
Tuy nhiên, hiệp ước trên giấy giữa 2 bên đã nhanh chóng bị xé rách vì sự hằn thù. Chiến tranh nổ ra dữ dội. Hitler ngỡ rằng chỉ trong 2 tuần là nước Nga sẽ thuộc về hắn, nhưng Hồng quân Xô viết đã cầm cự được qua mùa hè rồi lại chiếm lại được đất vào mùa Đông năm 1941-1942.
Hitler lần lượt loại bỏ các tướng lĩnh của hắn: Förster, Sponeck, Hoepner, rồi Strauss... Hitler cố tìm lối thoát cho cuộc chiến, kể cả việc bí mật chìa tay với Anh nhưng diễn biến trên chiến trường ko theo ý muốn của hắn.
Tháng 11 năm 1942, quân Mỹ đổ bộ vào Bắc Phi và quân Anh tăng cường ném bom nước Đức vào ban đêm.
Hitler thu mình trong Hang Sói, Quốc trưởng Đức gần như ko rời khỏi chỗ trú ẩn là 1 hệ thống boong ke được ngụy trang trong 1 khu rừng tăm tối ở Đông Phổ.
Trận chiến của Đức ở Stalingrad đã thất bại. Việc tướng von Paulus đầu hàng làm Hitler nổi giận cả tuần liền. Cục diện của cuộc chiến thay đổi, quân Nga liên tiếp giành chiến thắng trên mặt trận, họ đã tiến sát đến cửa ngõ Berlin. Quân Đồng minh cũng đang tiến đến từ phía Tây.
Lúc này, "Hitler chỉ sống dưới mặt đất"**
Hitler ra lệnh cho Speer phá hủy các cây cầu, các con đường xa lộ và các tổ hợp công nghiệp... Khi biết tin về Hội nghị Yalta, nơi Churchill, Roosevelt và Stalin quyết định số phận của nước Đức, Hitler là hình ảnh của 1 nước Đức bại trận: "Lòng khòng, lẩy bẩy vì bệnh Parkinson, tay mềm oặt, vẻ ngơ ngác, da mặt bềnh bệch, Quốc trưởng nói một cách khó nhọc để mặc dãi nhỏ rệu hai bên mép."***
*: trang 516
**: trang 584
***: trang 586
Có thể coi lịch sử của Đức Quốc Xã như cơn Đại Hồng Thủy có sức tàn phá ghê gớm, nhưng người Nga là bức tường vững chắc của ý chí đã chặn đứng thảm họa này. Vì thế mà nhân loại đã nghiêng mình trước những người lính Xô viết khi họ ko chỉ bảo vệ Tổ quốc mình, cũng như những người Khmer sau này đối với những người lính VN sau khi tiêu diệt chế độ Pol Pot.
ReplyDeleteNhưng diễn biến chính trị và xu hướng của thế giới lại ko để những điều tốt đẹp trở nên tốt hơn. Cũng như "Make love not war", an anti-war slogan, cũng chỉ còn lại ở những biểu tượng của nó mà thôi...