Phần kết (tiếp theo)
"Ngày 6 tháng 8 năm 1945. Người Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima.
Ngày 9 tháng 8 năm 1945. Quả bom thứ hai được thả xuống Nagasaki, thành phố bị hủy diệt hoàn toàn trong biển lửa.
Những tuần sau đó, các trận đánh chấm dứt."*
Ngày 9 tháng 8 năm 1945. Quả bom thứ hai được thả xuống Nagasaki, thành phố bị hủy diệt hoàn toàn trong biển lửa.
Những tuần sau đó, các trận đánh chấm dứt."*
"Các tờ báo phát hành số lượng lớn trên toàn thế giới đăng tải những bức ảnh bóc trần sự thật ở các trại tập trung: Auschwitz, Dachau, Buchenwald. Công luận sôi sục. Người ta thống kê có tới sáu triệu người Do Thái đã bị giết trong các trại tập trung.
Sự phẫn nộ trước cuộc đại đồ sát lớn đến mức mọi chính sách bài Do Thái trở thành điều không thể chấp nhận được. Người ta muốn giúp đỡ những người sống sót. Liên Hợp Quốc, tổ chức mới được thành lập để duy trì hòa bình trên thế giới, lắng nghe những lời yêu cầu của các nhà hoạt động Sionist và đề nghị chia sẻ vùng đất Palestine.
Ngày 14 tháng Năm năm 1945, Israel, nhà nước Do Thái mới ra đời."**
Sự phẫn nộ trước cuộc đại đồ sát lớn đến mức mọi chính sách bài Do Thái trở thành điều không thể chấp nhận được. Người ta muốn giúp đỡ những người sống sót. Liên Hợp Quốc, tổ chức mới được thành lập để duy trì hòa bình trên thế giới, lắng nghe những lời yêu cầu của các nhà hoạt động Sionist và đề nghị chia sẻ vùng đất Palestine.
Ngày 14 tháng Năm năm 1945, Israel, nhà nước Do Thái mới ra đời."**
"Chiến tranh lạnh. Bất chấp những thiệt hại dân sự và quân sự trong cuộc chiến, Liên bang Xô viết trở thành một cường quốc trên thế giới và đòi Mỹ để họ quản lý toàn bộ khối Đông Âu. Trung Quốc trở thàn một nước cộng sản và nhiều nước Trung Âu đã biến thành vệ tinh Bôn-sê-vich.
Từ đó, Mỹ chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới và ủng hộ các chế độ độc tài.
Nước Đức bị xẻ làm hai, phía Tây theo mô hình dân chủ tư bản, phía Đông theo mô hình dân chủ cộng sản. Thủ đô cũ, Berlin, bị cắt đôi với những hàng rào dây thép và khu vực quân sự. Từ thời Hitler, ý thức Đức chỉ còn là một vết thương lẫn lộn giữa sự xa61i hổ và tâm thần bất ổn."***
Từ đó, Mỹ chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới và ủng hộ các chế độ độc tài.
Nước Đức bị xẻ làm hai, phía Tây theo mô hình dân chủ tư bản, phía Đông theo mô hình dân chủ cộng sản. Thủ đô cũ, Berlin, bị cắt đôi với những hàng rào dây thép và khu vực quân sự. Từ thời Hitler, ý thức Đức chỉ còn là một vết thương lẫn lộn giữa sự xa61i hổ và tâm thần bất ổn."***
"Trong nửa sau thế kỷ hai mươi, năm mươi phần trăm các giải Nobel khoa học thuộc về nước Mỹ, các trường đại học của Mỹ là nơi trú ẩn cho các nhà bác học, nhà nghiên cứu và giáo sư đã trốn thoát khỏi sự truy bức của chế độ Hitler."****
(còn nữa)
------------
*: trang 604, Nửa kia của Hitler
**: trang 607, cùng tác phẩm
***: trang 610, cùng tác phẩm
****: trang 613, cùng tác phẩm
------------
*: trang 604, Nửa kia của Hitler
**: trang 607, cùng tác phẩm
***: trang 610, cùng tác phẩm
****: trang 613, cùng tác phẩm
Ở ta thì chẳng do chiến tranh, bây giờ cũng có nhiều trí thức, nhân tài bỏ ra nước ngoài, vì ko chịu nổi...
ReplyDeleteCàng ngày càng thấy LHQ cũng bất lực khi muốn bảo vệ hòa bình thế giới như mục đích thành lập. Tổ chức này dù sao cũng ko thể thực hiện được toàn bộ nghĩa vụ của mình vì chịu sự chi phối của các cường quốc và các thế lực ẩn sau sức mạnh quyền lực/tài chính mà ko chính phủ nào có thể ngăn chặn/tiêu diệt nổi (cũng có thể kiểm chứng qua hoạt động và tác dụng của các tổ chức trực thuộc LHQ hiện nay). Đó là điều mà chúng ta đã chứng kiến: những gì đã xảy ra ở Trung Đông, VN... sau đó là những xung đột ở Afghanistan, Iraq, Bosnia... và gần đây ở Ucraina, Syria. Chưa kể tới những cuộc khủng hoảng và những gì đang trở nên ngày càng nghiêm trọng tại các vùng bất ổn/tranh chấp và nguy cơ chiến tranh ở khu vực Đông Bắc Á, sự căng thẳng giữa Iran với Mỹ và các nước đồng minh... và cuối cùng: cảnh báo lớn nhất cho toàn thế giới từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bá quyền BK-"Chết Dưới Tay Trung Quốc".
ReplyDeleteCuộc du hành đến nước Đức và cảm nghĩ của tôi qua cuốn sách của E-Schmitt là để thấy sự thay đổi ntn qua những biến cố đã xảy ra.
ReplyDeleteĐông Đức vẫn như 1 vết thương chưa lành của nước Đức, còn Tây Đức thì đã khác nhiều so với thời của Hitler. Cảm nhận của tôi là ở đây rất dễ chịu, rất ôn hòa... Nếu ko có người Thổ và những người tị nạn mà nước Đức phải tiếp nhận gần đây đang trở thành vấn nạn phải giải quyết trong 1 thời gian dài của người Đức - những người đang cho thế giới thấy những gì là tốt đẹp nhất thuộc về bản chất của con người, thì những gì tôi đã chứng kiến sẽ còn tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, ko có 1 xh nào, dù là Đức có thể thỏa mãn tất cả. Lớp trẻ ở Đức đang kỳ vọng vào thế hệ lãnh đạo của họ sẽ làm được nhiều hơn so với thế hệ của Angela Dorothea Merkel hiện nay...
ReplyDelete