Thursday, October 1, 2020

Tìm hiểu về Phật giáo

 Phan Anh Sơn: Bài viết sau của bạn Trần Hồng Hạnh giới thiệu về Phật giáo rất ngắn gọn, súc tích và rõ ràng. Rất có ích cho những ai bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo. 

Phật pháp

Phật là một nhà triết gia vĩ đại, ông ấy tự đặt ra bao nhiêu khái niệm liên kết các mối quan hệ giữa các khái niệm đó và  đưa ra các giải pháp dẫn đến các kết quả cuối cùng. Tôi đọc Phật pháp cứ liên tưởng đến công trình nghiên cứu của một nhà khoa học thời hiện đại vì nó liên kết với nhau rất chặt chẽ và logic

Tôi xin phân tích công trình nghiên cứu của Phật Gautama " Con đường thoát khổ" một cách rút gọn như sau:

1/ Đặt vấn đề: Tứ diệu đế

Tình trạng hiện tại là khổ (khổ đế)

Nguyên nhân chính của vấn đề khổ (tập đế): tham, sân, si,

Giải pháp chung (Diệt đế) Diệt tham sân si

Con đường cụ thể (Đạo đế) Bát chánh đạo

2/ bát chánh đạo; con đường thoát khổ

1. Chánh kiến: Nhận thức đúng về thân, tâm

2. Chánh tư duy : Nhận thức đúng về pháp

3. Chánh ngữ: lời nói không tạo nghiệp xấu

4. Chánh nghiệp là làm vô số thiện nghiệp, hành động chân chánh.

5. Chánh mạng: tôn trọng mọi sinh mệnh, tôn trọng sự sống

6. Chánh tinh tấn Quyết tâm duy trì nỗ lực sinh nhất niệm

7. Chánh niệm: khởi lên nhận biết trực quan từ vô thức

8. Chánh định: Tập trung vào trạng thái thiền sâu nơi nhất niệm gặp chánh niệm sinh nhất tâm khởi tuệ

Trong đó từ 3 đến 5 là giới được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày để lọc bớt tham sân si dạng thường hằng. Từ 6 đến 8 được thực hiện trong thiền định để diệt tham sân si ở dạng vi tế và sinh ra tuệ ở 1-2 sau khi sinh tuệ là loại bỏ được tận gốc của Si tiếp tục loại bỏ nôt tham và sân ở dạng thường thằng

Để đi từ 8 đến 1-2 thì phương pháp là Tứ niệm xứ, quán thân tâm để có chánh kiến, quán pháp để có chánh tư duy

Một điều thú vị là hai  điểm 1-2 của bát chánh đạo, chánh kiến và chánh tư duy là  khởi đầu nhưng nó cũng đồng thời là kết thúc của con đường. Ở khởi đầu  nó là tuệ trong pháp, là việc làm theo pháp, là trí tuệ của ý thức và ở  kết thúc nó là trí huệ của vô thức đã phá hết chấp niệm, chấp pháp

3/ Kết quả thành tựu:

Ở chánh định đạt sơ quả là chánh niệm tỉnh thức đi tiếp loại 5 triền cái diêt dần tham sân si dạng vi tế đi vào tứ thiền. 5 triền cái thì 2 cái đầu là tham, sân, 3 cái tiếp là si. Đi vào đến tứ thiền thì nói chung sẽ giải quyết được tham sân si ở dạng vi tế, nghiệp bắt đầu được tẩy dần. Khi tẩy hết si đồng thời tiêu trừ được 3 kiết sử đầu tiên đạt quả thánh thứ nhất, sau đó tuệ khởi dần qua tứ niệm xứ sẽ tẩy tiếp 2 kiết sử tiếp theo hoàn thành 5 hạ kiết sử để đạt nhị quả và tam quả Thánh. Về cơ bản là hết tham sân si và sạch nghiệp. Từ tam Thánh là thoát khỏi luân hồi. 5 thượng kiết sử tôi đọc chưa hiểu gì nên xin phép không nói huyên thuyên, nhưng đại khái phải xong 10 kiết sử mới đắc quả A La Hán

Phật cấm các đệ tử dùng thân thông trước khi đạt quả A La Hán vì sợ chưa hết Tham sân si sẽ hại mình và hại chúng sinh

Đó là các triết lý chính của con đường phật giáo nguyên thủy, ngoài ra Phật còn rất nhiều khái niệm phụ khác, các hệ quả, nguyên nhân, bổ đề bổ sung nhìn vào hoa cả mắt. Nhưng nếu để tổng kết một cách dễ hiểu con đường Phật pháp thì bây nhiêu là đủ để định hướng tu tập

https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/

No comments:

Post a Comment