Friday, October 30, 2020

Tranh luận về SGK: Ý kiến của cây viết đương đại

 Về bản chất, SGK cũng như giáo dục, là tinh thần kế thừa & phát huy trên nền tảng những giá trị đã tồn tại.

Làm sai vì động cơ đểu, lại cãi chày cãi cối chỉ tổ để người ta chửi vì mục đích thực dụng/trục lợi, ko vì mục đích thiết thực/thực tiễn đòi hỏi, ko vì sự phát triển đến 1 nền văn minh chung của nhân loại. Đây là điều cần bị lên án vì tội hủy diệt vh, hủy diệt con người bằng luận điệu cải cách lừa mỵ/dối trá nhân danh nhà nước chuyên chế vô sản.

Sách Giáo Khoa,

     Thấy dân tình chửi bới ghê quá, cũng phải hé mắt coi chút. Tò mò về nội dung sách giáo khoa thì ít mà tò mò vì sao dân thích chửi thì nhiều. Một người chửi đã gần hết ý, người sau chỉ lặp lại gần như nguyên xi nội dung. Rồi đến phiên bản thứ vạn, triệu vẫn chỉ có thế mà không chán mới lạ. 

    Nghe chửi cũng thú, nhất là chửi người khác, nhưng ít ra phải có chút tiết tấu, lớp lang và sáng tạo, nội dung dẫu điệp khúc là thủ pháp quan trọng nhưng phải có thay đổi. Không gì chán bằng nghe các mụ ở Huế chửi, có thể sáng đến tối, không nghỉ một phút, sinh hoạt trao đổi chất bình thường, kéo liền ba bốn ngày chỉ có một vị “Tổ cha bay”. Tính sáng tạo bị lễ giáo văn hoá hạn chế không có gì vui.

     Thì ra nội dung không quan trọng mà theo tinh thần Olympics cho người tàn tật “Tham gia mới quan trọng”. Động cơ tham gia của người lành lặn chính là bản thân họ, muốn chứng tỏ lòng nhiệt thành hoặc sự am tường. Do đó cũng dễ hiểu vấn đề càng ít thì càng đông người tham gia và càng đồng điệu. Quả thực tôi muốn lắng nghe một chút điểm tốt của sách giáo khoa mới và lý do “tại sao có lỗi” mà không thấy. Thất vọng toàn tập và ngượng vì trong đầu mình toàn câu hỏi ngu chỉ riêng mình ngơ.

      Theo tinh thần của đám đông thì những sách cũ như “phố phở phố có nhà to”, “bố Tý làm công nhân”, “cần ăn rau con ạ”,... là tuyệt đỉnh sáng tạo, không nên và không thể thay đổi. Trái lại tôi thấy những sách cũ đó ngô nghê, lạc hậu không thể tả. Cần tách cảm xúc hoài niệm dĩ vãng ra khỏi các nhận thức về giá trị. Không phải bây giờ, bằng kiến thức, tầm nhìn ngày nay, tôi mới thấy sách giáo khoa cũ dở. Mà cách đây gần 60 năm tôi đã thấy nó nhạt nhẽo, nghèo nàn và vô hồn. Việc đến ngày nay vẫn còn thuộc không phải vì nó hay, mà là do phương pháp đào tạo thời đó nửa đồ nho, nửa trại lính, thầy dập thước xuống bàn, cả lũ ê a như vẹt, được gọi là dạy và học. 

       Hành trang tri thức như thế chả trách việc gì cũng làm lại từ đầu và cãi nhau như mổ bò. Vì thế sách giáo khoa cũ, vứt đi, tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ. Cho dù có phải chửi hay nghe chửi một chút tương lai vẫn phải có sách giáo khoa mới và tốt. 

      Mặc dù không quan tâm và cũng biết thừa nó phải thế không cách này thì cách khác, tôi cũng phải ngánh xem thử “nó nàm thao”.  Công bằng mà nói sách mới có sáng tạo, đúng hướng, đẹp, hay, phong phú và động não.  Đó là tiến bộ vượt bậc phải thừa nhận. Tuy nhiên, nhược điểm cũng rõ, không việc gì phải chối quanh co. Cũng lạ là bao nhiêu ban bệ hội đồng, toàn nói quanh co đâu đâu. Tôi không công nhận việc dùng từ địa phương, hoặc bình dân như “chén, đớp, ngốn” là có gì sai. Trái lại càng đa dạng càng tốt. Không nên coi trẻ em là bọn thiểu năng phải hạn chế tiếp xúc với cái nọ cái kia sẽ sinh hậu quá ni tê. 

      Bây giờ ta sẽ chuyển qua vấn đề chính “tại sao có lỗi”. Tôi đảm bảo nếu cho mấy ông đang cao giọng phê phán, không thiếu bằng cấp nhé, bảo các ông ấy viết sách giáo khoa, khôn thì chối, mà nhận thì tôi đảm bảo sẽ cũng đầy lỗi. Chúng ta sống trên một nền tảng “ẩu xỉ tả” lỗi khắp mọi nơi, can cớ gì sách giáo khoa ngoại lệ. Năm 2010, tôi cho công bố “Báo cáo chính tả tiếng Việt” mới là lỗi chính tả trên truyền thông, văn bản hành chính, trường đại học, sách văn học,... lỗi đã như nước vỡ đê. Phong cách làm việc nghiêm cẩn, kính trọng rừng câu chữ, cân nặng nhẹ từng từ đã biến khỏi thói quen của nguòi dùng chữ. Viết bậy, nói bậy, nghĩ bậy đến làm bậy là chu trình tất yếu và có căn cội xã hội. Các giáo sư đáng kính soạn sách dù có ngồi tháp ngà cũng không thoát căn bệnh xã hội.

       Nói như vậy thì rất tiêu cực. Chưa chừng có người lại ném đá nói tôi bênh ông nọ ông kia cũng nên. Bênh thì theo kẻ thịnh, đợi bổ nhiệm nhân sự mới, chứ ai phù suy làm gì. Hãy bàn tới việc phải làm thế nào để thoát, không lẽ phải chịu sách giáo khoa có sạn. Chân lý rất đơn giản: nếu độc quyền làm sách thì ai làm cũng vậy. Có lẽ không nên bỏ tiền ngân sách rồi giao cho ai đó làm sách. Nên thả nổi sách giáo khoa cho xã hội, thầy, trò, phụ huynh có quyền chọn sách mình cần. 

     Cái này nói mãi mà không tiến lên dứt khoát, cứ nửa vời. Có khi sự cố lại hay, làm động cơ thay đổi dứt khoát. Chí ít chửi cũng dùi mài tinh thần một số người, kiên trì chửi và kiên trì nghe chửi. Sau đó mới tới màn thong thả bình tĩnh bàn xem chúng ta sẽ đi đâu. Binh pháp dạy có chính có kỳ là như thế.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

7 comments:

  1. Chưa đi sâu vào cốt lõi, nhưng với tiêu chuẩn chung chung áp cho mọi sản phẩm mang nhãn mác cuốc ranh, với thế mạnh kinh khủng khiếp là MẠNH AI NẤY LÀM, ko phải trong 1 xh tôn thờ tự do đích thực, thì chất lượng kiểu nửa vời, làm ko đến nơi đến chốn... có thể nói SGK cải cách ko thể tránh khỏi những sai phạm cần sửa đổi/biên soạn lại sau khi nhận cả 1 dãy Himalaya đá các loại!

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Thị Lê Xoa
    Ước chi cụ bộ trưởng xắn quần vào các trường vùng lũ xem các cháu ra sao

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Thị Lê Xoa, với chỗ đá mà bộ Giáo dục & Đào tạo nhận được, em chỉ mong (hy vọng là ko hão huyền) rằng: VN sẽ xây nên những kỳ quan mới như những kim tự tháp hùng vĩ/chót vót trên đỉnh cao của văn minh nhân loại.
      Chẳng biết được, đó có phải là triển vọng sẽ đến từ ngày hôm nay ko?

      Delete
  3. Hoàng Quôc Thành
    Thả nổi thì ăn làm sao được tiền các loại . CNXH là làm cái con khỉ gì cũng phải có kế hoạch , có định hướng , có lãnh đạo tập thể . Cải cách cái gì cũng phải đúng định hướng , phải họp , phải bàn cho ra nhẽ , nên họp hành cả ngày , thánh mà họp kiểu đó còn bơ phờ nói chi người . Vậy nên cứ để các bố cải cách , ta tự định hướng cho con cháu thôi , kiểu như sống chung với lũ ý mà . Tranh cãi mệt người chả được con mẹ gì . Vài ý lạm bàn , ném đá thoải mái vì đi ngủ cũng đội mũ bảo hiểm nha .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quy Phuong Nguyen
      Hoàng Quôc Thành, Tôi quen một ông anh cũng có chức sắc ở Ban tuyên giáo TƯ. Ông này nói rất thành thực (và tôi tin) là thu nhập chính của ông ấy là tiền phong bì đi họp

      Delete
    2. Hoàng Quôc Thành
      Quy Phuong Nguyen, dạ phải đấy . Chỗ quê em họp tổ dân phố , họp phụ nữ , phụ lão v.v ...người có 1/2 kg đường và bịch mỳ chính 1 lạng . Còn các quan về địa phương họp ko có phong bì mà xong à . Tuỳ theo chức sắc mà dày mỏng có hết . Chả có XH nào giống ta cả (ko biết Cu Ba , Triều Tiên có thế ko ?). Chán mớ đời !

      Delete
    3. Quy Phuong Nguyen
      Hoàng Quôc Thành, Đây là tệ nạn do cố tình tạo ra với mục đích bào mòn nhân cách con người. Và cái kiểu lấy danh sách người nghèo cho đứng thành hàng trên sân khấu để quan trên ban phát các túi quà lấy hình ảnh phát trên sóng chứng minh cho sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Mà Đ&CP lấy đéo đâu ra tiền, cũng móc từ tiền thuế của dân ra thôi.

      Delete