Từ
cuối 2013, Trung Quốc đã bắt đầu có những điều chỉnh trong chính sách
Biển Đông, nhưng hầu như không ai nhận thấy. Thay vì đối đầu trực tiếp
với các nước có đòi hỏi chủ quyền, Trung Quốc tập trung cho công tác bồi
đắp và tôn tạo những đảo đá nước này đang kiểm soát với quy mô và tốc
độ tương xứng với sức mạnh kỹ thuật của mình.
Chỉ
tới đầu năm 2015, thế giới mới bắt đầu để ý tới những diễn biến này sau
khi một số viện nghiên cứu uy tín của Mỹ công bố những bức ảnh vệ tinh
độ phân giải cao về quy mô xây đảo của Trung Quốc, gồm cả các cơ sở quân
sự, đường băng…, qua đó có thể giúp Trung Quốc vươn sức mạnh quân sự
tới những vùng biển tranh chấp. Điều này đã trực tiếp đe doạ an ninh các
nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Mỹ cũng không thể
ngồi yên. Tháng 5/2015, Mỹ quyết khẳng định quyền tự do hàng hải và
hàng không thông qua việc cử máy bay tới các khu vực đảo do Trung Quốc
kiểm soát. Tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi tất
cả các nước đòi hỏi chủ quyền “ngừng ngay lập tức và lâu dài” các hoạt
động tôn tạo đảo đá, thực chất nhằm vào Trung Quốc.
Chỉ
hơn nửa tháng sau, tại một cuộc họp báo đặc biệt, Bắc Kinh thông báo sẽ
sớm chấm dứt các hoạt động xây mới đảo đá. Nhưng điều này không có
nghĩa Bắc Kinh lại điều chỉnh chính sách Biển Đông, mà đơn giản chỉ là
việc xây đảo đã đạt mục đích với diện tích bồi đắp và xây mới lên tới
2.000 mẫu Anh; còn các cơ sở khác, gồm cả đường băng, cảng biển và đèn
biển đang được tiếp tục xây dựng để phục vụ cho các mục đích quân sự và
dân sự. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nhằm phát đi những tín
hiệu hoà dịu cho khu vực và bên ngoài. Có thể Trung Quốc thấy được hoạt
động xây đảo đã làm ảnh hưởng tới những mục tiêu đối ngoại rộng lớn
hơn, cụ thể là Con đường tơ lụa trên biển.
Kể
từ khi được khởi xướng cuối 2013, Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường
(OBOR) đã trở thành Chiến lược lớn của Trung Quốc, với mục tiêu kết hợp
nhu cầu cải cách kinh tế trong nước với tham vọng mở rộng ảnh hưởng
ngoại giao, kinh tế trên một khu vực rộng lớn với dân số 4,4 tỷ người,
gồm 64 quốc gia và tổng GDP 21 ngìn tỷ USD, gấp đôi GDP của Trung Quốc
và tương đương 29% tổng GDP toàn cầu.
Nhưng
chính sách Biển Đông hiện thời của Trung Quốc ngày càng mâu thuẫn với
sáng kiến OBOR, vì nó làm tổn hại quan hệ giữa Trung Quốc với các nước
ASEAN trong khi OBOR sẽ không thể thành công nếu thiếu sự cộng tác của
khu vực. Sau vụ việc chiếm bãi cạn Scaborough của Philippines năm 2012
và hạ đặt giàn khoan tại vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014,
quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam đang xuống mức thấp
nhất trong nhiều năm. Giờ đây các hoạt động xây đảo của Trung Quốc càng
làm ASEAN lo ngại hơn. Tuy cả 10 nước ASEAN đều là thành viên của AIIB
và mong muốn tận dụng các cơ hội kinh tế do sáng kiến của Trung Quốc
mang lại, nhưng căng thẳng trên Biển Đông cùng với sức mạnh quân sự ngày
càng tăng của Trung Quốc sẽ đẩy ASEAN nhìn nhận sáng kiến OBOR theo
khía cạnh địa chính trị, thay vì lợi ích kinh tế. Có thể Bắc Kinh đã
nhận ra căng thẳng kéo dài ở Biển Đông đang làm tổn hại lợi ích đối
ngoại của chính mình, nhất là những tham vọng rộng lớn của OBOR, và sẽ
phải khắc phục tình trạng này.
Bắc
Kinh cũng ngày càng nhận thức rõ nhu cầu phải duy trì khu vực tương đối
ổn định, không tạo cớ để các nước bên ngoài gây khó khăn cho quan hệ
giữa Trung Quốc với ASEAN, đặc biệt ngăn ngừa khả năng hình thành liên
minh “chống Trung Quốc” gồm ASEAN, Mỹ và có thể cả Nhật bản, Úc và Ấn Độ
trên cơ sở lập trường chung phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển
Đông. Đây sẽ thực sự là thảm hoạ cho Con đường tơ lụa trên biển, khi
sáng kiến này phải đi qua Biển Đông và rất cần sự ủng hộ của các nước
ASEAN chủ chốt như Indonesia, Malaysia và Singapore. Đây cũng sẽ là tổn
thất lớn cho các lợi ích an ninh của Trung Quốc ở Châu Á.
Vì
những lý do trên, sẽ là ngớ ngẩn về chiến lược nếu những hoạt động bồi
đắp và tôn tạo đảo đá không phục vụ các lợi ích đối ngoại mà của Trung
Quốc mà chỉ càng làm các nước ASEAN rơi vào vòng tay của Mỹ. Ưu tiên
hàng đầu trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc lúc này phải là ngăn
ngừa sự hình thành của một liên minh “chống Trung Quốc”, đồng thời duy
trì bằng mọi cách sự ủng hộ rộng rãi đối với Chiến lược lớn Một Vành
đai, Một Con đường (OBOR).
Cũng
không nên quên rằng Cuộc họp báo ngày 16/6 diễn ra ngay trước Phiên Đối
thoại Kinh tế và Chiến lược ASEAN-Mỹ lần thứ 7, và chỉ còn hơn 3 tháng
nữa Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ. Động thái này có thể nhằm tạo không khí
thuận lợi hơn cho quan hệ Mỹ-Trung. Dù thế nào, Trung Quốc vẫn muốn và
coi trọng duy trì quan hệ ổn định với Mỹ. Đây cũng là điều Mỹ mong muốn.
Dù
chính sách Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi nhiều về thực chất,
nhưng có vẻ nước này đang muốn gửi một tín hiệu hoà giải hơn ra bên
ngoài thông qua tuyên bố sẽ ngừng các hoạt động bồi đắp, xây mới đảo và
giảm căng thẳng. Điều mà Trung Quốc không công bố công khai - nhưng hy
vọng bên ngoài hiểu - là nước này muốn nhận được nhiều hợp tác hơn để
triển khai Chiến lược lớn OBOR. Nói cách khác, vấn đề Biển Đông có vẻ
như đã tạm ngừng là “lợi ích cốt lõi” trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc.
Theo “Foreign Policy”
Mỹ Anh (gt)
(Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông)
No comments:
Post a Comment