Sự nổi lên của Trung Quốc có vẻ
như một “nhân tố chính” dẫn tới sự thay đổi môi trường địa-chính trị
nhanh chóng tại châu Á. Tham vọng của Trung Quốc trở thành một thế lực
lớn đang làm lung lay trật tự thế giới hiện nay, tạo nên thách thức và
cơ hội cho sự hợp tác giữa các “diễn viên chính” ở châu Á. Mặc dù không
biết liệu Trung Quốc có ý định thay đổi trật tự thế giới như chúng ta
cảm thấy hay chỉ xoay cái trật tự đó cho phù hợp với lợi ích của họ,
song bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều dẫn tới các hệ quả. Một trong những
hệ quả ấy là sự tiến triển quan hệ Mỹ-Việt.
Hà Nội và Washington phải mất
20 năm sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ mới thiết lập được quan hệ ngoại
giao. Hai nước từng coi nhau là kẻ thù và Mỹ đã áp đặt “Luật buôn bán
với nước thù địch” với Việt Nam trong thời gian chiến tranh và mở rộng
ra quy mô toàn quốc sau khi Việt Nam tái thống nhất đất nước.
Sau cuộc Chiến tranh Lạnh, hai
nước bắt đầu tiến hành những động thái nhỏ hướng tới thiết lập quan hệ
ngoại giao. Năm 1994, Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton đã quyết định
chấm dứt lệnh cấm vận buôn bán đối với Việt Nam. Một năm sau, ông
Clinton tuyên bố “bình thường hóa quan hệ”. Thậm chí, sau khi bình
thường hóa quan hệ năm 1995, quan hệ Mỹ-Việt vẫn bị “quấy rầy” bởi những
ký ức về chiến tranh, sự khác biệt về tư tưởng chính trị, vấn đề nhân
quyền, vấn đề bom mìn còn sót lại và hậu quả dai dẳng của chất độc màu
da cam. Mặc dù đã cố gắng thúc đẩy quan hệ kinh tế, song Mỹ và Việt Nam
vẫn còn xa mới thiết lập được mối quan hệ hữu nghị hoặc liên minh mạnh
mẽ. Washington tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong
khi Hà Nội về mặt tư tưởng thân Trung Quốc hơn thân Mỹ.
Đến năm 2010, sự nổi lên của
Trung Quốc đã trở nên rõ ràng. Trung Quốc bắt đầu đưa ra các tuyên bố
khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Trung Quốc trở nên mạnh hơn và hiếu
chiến hơn trong những năm qua. Giống như tất cả các thế lực đang nổi lên
trong lịch sử, Trung Quốc bắt đầu hành trình hướng tới tham vọng thống
trị biển cả.
Biển Đông là tuyến thương mại
quan trọng với những lợi thế chiến lược quan trọng. Sau vụ đối đầu với
Philippines tại bãi cạn Scarborough năm 2012, nguy cơ hiểu nhầm dẫn tới
xung đột vũ trang đã tăng lên manhh mẽ. Mặc dù Biển Đông là nơi có tranh
chấp giữa sáu quốc gia, hầu hết sự đối đầu căng thẳng trong 5 năm qua
là giữa Trung Quốc-Việt Nam và Trung Quốc - Philippines. Một diễn biến
quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng (ở Biển Đông) đó là tuyên
bố của Washington về chiến lược “xoay trục sang châu Á” hay còn gọi là
chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”. Trong khi Bắc Kinh coi
chiến lược tái cân bằng của Mỹ như một chính sách nhằm kiềm chế Trung
Quốc, Washington khẳng định châu Á-Thái Bình Dương luôn là khu vực quan
trọng trong các chính sách của Mỹ và chiến lược “xoay trục” là nhằm tăng
cường các liên minh của Mỹ và xây dựng các mối quan hệ mới.
Trong bối cảnh này, Việt Nam và
Mỹ đã tìm thấy môi trường chung, giúp họ vượt qua quá khứ chiến tranh
và thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ hơn. Sự cần thiết phải đối trọng với
một Trung Quốc hiếu chiến đã tạo nên sự lựa chọn của Việt Nam hướng tới
Mỹ. Nếu Việt Nam còn phân vân về một khả năng như vậy thì Washington sẽ
triển khai các bước nhằm cụ thể hóa hướng đi này.
Tháng 10/2014, Mỹ đã bãi bỏ một
phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, theo đó cho phép
Việt Nam mua các hệ thống giám sát và bảo vệ an ninh hàng hải từ Mỹ.
Điều này đã được khẳng định rõ khi Washington cam kết giúp Việt Nam tăng
cường năng lực hàng hải. Cả hai bên đã bày tỏ quan tâm tới việc phát
triển quan hệ an ninh, được thể hiện qua chuyến thăm của Bộ trưởng Công
an Việt Nam Trần Đại Quang tới Washington hồi tháng 3/2015 và chuyến
thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mới đây.
Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa quan trọng. Cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ mà Washington và Hà Nội có thể làm việc cùng nhau để bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình tại châu Á.
Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa quan trọng. Cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ mà Washington và Hà Nội có thể làm việc cùng nhau để bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình tại châu Á.
Tuyên bố chung kết thúc chuyến
thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ tầm quan trọng của an
ninh hàng hải trong quan hệ hai nước. Việt Nam cam kết bảo vệ nhân
quyền, đồng thời hoan ngênh “chính sách của Mỹ tăng cường hợp tác với
khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Hai nước nhấn mạnh đến sự cần thiết
giải quyết bất đồng trên Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về luật
biển (UNCLOS) và bày tỏ quan ngại liên quan đến những diễn biến trên
Biển Đông đang phá hoại và đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của khu
vực.
Quan hệ ngày càng được cải
thiện giữa Mỹ và Việt Nam có vẻ là một phát triển thú vị trong môi
trường địa-chính trị hiện nay. Phối hợp đảm bảo an ninh hàng hải và tăng
cường quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt có thể là sự hợp tác cùng thắng. Điều
này sẽ giúp Việt Nam tập hợp được sự ủng hộ trong việc bảo vệ biển đảo
trong khi Mỹ có điều kiện để thực hiện chính sách “xoay trục” của mình.
Ngoài ra, sự phát triển trong quan hệ Mỹ-Việt cũng mở ra những cơ hội
lớn khác cho sự hợp tác của những “diễn viên chính” trong khu vực, như
Ấn Độ.
New Delhi mới đây đã thể hiện
quyết tâm chính trị đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ an ninh khu
vực. Trong khi tìm cách can dự với các “diễn viên chính” khác tại khu
vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ấn Độ hãy hợp tác với Việt Nam và Mỹ,
đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Điều này sẽ giúp New Delhi thiết lập
được “mối quan hệ tay ba đáng tin cậy để bảo vệ an ninh”. Sự hiện diện
của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương là nguyên nhân gây lo ngại cho New Delhi
và điều này đang nhanh chóng trở thành một thực tế.
Darshana Baruah, chuyên viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nhà quan sát (ORF), Ấn Độ. Bài viết được đăng trên ORF.
Trần Quang (gt) Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
No comments:
Post a Comment