Không sáng tác nhiều
như những nhạc sĩ khác, nhưng
những bài hát của Phan Nhân hầu như là những ca khúc vượt thời gian, để lại trong lòng thính giả nhiều tình cảm
sâu sắc, trong đó có thể kể đến một số tác phẩm như: Hà Nội niềm tin và hy vọng,
Em ở nơi đâu,
Thành phố của tôi, Trên quê hương Minh Hải, Tình bạn già, Cây đàn guitar của Victor Hara...
"Tập kết ra Bắc, Phan Nhân ở trong tốp hát với Trần Chung, Thế Song, Văn Dung... Ca khúc đầu tiên của Phan Nhân mà tôi biết là bài Con dao làm nương, cây súng giữ bản (1965). Một ca khúc mang âm hưởng dân ca Việt bắc: "Cài con dao rừng ta đi làm nương - Khoác bên mình súng đây là bạn đường _ Trên cành cây cao chim rừng đua hát như hòa theo - Suối reo ca bình minh". Cũng ngày ấy, trẻ con chả đứa nào là không thuộc Chú ếch con: "Này chú là chú ếch con - có hai là hai mắt tròn...". Đứa nào lớn hơn thì còn biết đến cả Em là con gái má Út Tịch: "Khi mà ba má em vẫn còn đi đánh giặc - thì em còn thay má mà trông em". Có lẽ chuyến tu nghiệp âm nhạc ở Hungaryd9a4 chính thức đưa Phan Nhân lên tầm cỡ một tác giả âm nhạc có năng lực, nhưng cũng phải nhờ cú hích Hà Nội 12 ngày đêm với "Điện Biên Phủ trên không", Phan Nhân mới thực sự đật đến đỉnh cao với Hà Nội niềm tin và hy vọng. Lúc ấy, chúng tôi ở Trường Sơn, anh như đang dõi theo bước chân chúng tôi "Sáng soi bóng đêm Trường Sơn - lắng trong nước sông Cửu Long - dệt nên tiếng ca - át tiếng bom rền". Một ca khúc chống Mỹ, nhưng lại được Trường Nghệ thuật Mecca ở thành phố Houston, Texas chọn làm tác phẩm dạy sáng tác ca khúc. Ngạc nhiên mà không ngạc nhiên vì người Mỹ trọng sự độc đáo trong sáng tạo. Song đấy là cái hay. Cái vừa hay vừa lạ ở Phan Nhân chính là Cây đàn guitar của Victor Jara mà Hạnh Hà đã hát rất hay: "Cây đàn guitar của Victor Jara - là súng gươm tiêu diệt thù... có trái tim Chi Lê trong hộp cây đàn Victor Jara..." và miên man theo đèo dốc Trường Sơn, người ta thấy lãng tử Phan Nhân đi tìm cô thanh niên xung phong "chỉ nghe tiếng hát - mà đem lòng yêu thương". Một cái nhìn rất quan họ Bắc Ninh cứ luồn vài giai điệu với những chùm nốt luyến lay động và xót xa: "Hỡi người con gái dãi dầu mưa nắng Trường sơn".
Đất nước thống nhất, Phan Nhân hào sảng tấu lên Tình ca đất nước qua giọng vàng Trần Khánh: "Rằng đã về ta cỏ cây sông núi ruộng đồng - Cửu Long, sông Hồng thỏa bao chờ mong...". Đây là ca khúc ngợi ca đất nước ngắn gọn nhất, súc tích nhất được viết ở thể 1 đoạn kép, kiểu như Chiều Matxcova. Nét nhạc cao trào da diết lạ: "Sài Gòn mến yêu của ta - đêm dài đã qua - tình quê hương thêm thiết tha - ngọt ngào hương hoa - đẹp ngàn lần non sông ta - ngân vang tiếng ca". Khi chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xảy ra, Phan Nhân lại đưa ra 1 tự sự mang tính chất hành khúc Chớ buồn nghe em: "Chớ buồn em yêu dấu - khi non nước chưa yên lành anh đi chiến đấu - tình em như nắng hồng - vượt đương xa qua gian khó thành niềm vui..." Phan Nhân đặc biệt yêu quý Hoàng Việt. Vào dịp tưởng niệm Hoàng Việt sau 20 năm ngày mất, anh đã dựa trên giai điệu Lá Xanh để viết ra 1 khúc tưởng niệm mang tên Lá vẫn còn xanh. Ca khúc tràn ngập tình cảm: "Lá vẫn còn xanh như tên anh còn đó - Trong tim bạn bè trong tiếng hát tuổi xanh - đời vẫn reo vui, đời vẫn xanh tươi..."
Ra đi ở tuổi 86, Phan Nhân để lại dương thế nhiều lưu luyến. Cùng với Trần Văn Khê và Phan Huỳnh Điểu, ba tài năng âm nhạc của chúng ta ra đi vào giữa hạ này chắc đang tươi cười cùng những Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... ở chốn tuyền đài.
(lược trích từ bài Giữa hạ, tiễn ba tài năng âm nhạc đăng trên KTNN No.897 của Nguyễn Thụy Kha)
Nhạc
sĩ Phan Nhân tâm sự:
"Tôi vẫn luôn cố gắng hết
mình trong công việc, đó
là điều chứng tỏ mình vẫn
còn có ích cho cuộc đời. Chứ là nhạc
sĩ mà không còn sáng tác được
thì buồn lắm. Một nhà thơ
người Nga đã từng nói "đừng chết trước
lúc lìa đời", tôi
không muốn mình sẽ rơi vào hoàn cảnh ấy". Chính vì vậy mà mỗi tác phẩm
của ông khi ra đời là cả một
quá trình tìm tòi, chọn
lựa, chắt lọc kỹ
càng, bởi ông không muốn phụ lòng khán giả,
và muốn cống hiến cho đời
những tác phẩm có giá trị.
Ra đi ở tuổi 86, Phan Nhân để lại dương thế nhiều lưu luyến. Cùng với Trần Văn Khê và Phan Huỳnh Điểu, ba tài năng âm nhạc của chúng ta ra đi vào giữa hạ này chắc đang tươi cười cùng những Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... ở chốn tuyền đài.
(lược trích từ bài Giữa hạ, tiễn ba tài năng âm nhạc đăng trên KTNN No.897 của Nguyễn Thụy Kha)
Phan Nhân rất
mê những làn điệu Dân ca đồng bằng Bắc
bộ, Chèo cho tới quan họ Bắc Ninh... vì thế
trong những sáng tác của ông, ta thấy có sự ảnh
hưởng ít nhiều của những
làn điệu này như bài hát "Em ở
nơi đâu" viết
về tình cảm cao quý, chân thật của những
anh bộ đội lái xe đối với những
cô thanh niên xung phong đi mở
đường. Trong chiến tranh ban đêm không được mở đèn xe nên các anh không biết mặt được
người con gái đã giúp
mình mà "... Chỉ
nghe có tiếng hát mà đem
lòng yêu thương..."
Yêu miền
Bắc, yêu Hà Nội và tự trong lòng, ông đã coi đây như là quê hương
thứ hai của mình. Ðể thể hiện
tình yêu ấy, ông ấp ủ một
ước mơ sẽ viết
một bài hát về Hà Nội mà chưa
biết viết như thế
nào để thể hiện được
sâu sắc nhất tình cảm của mình. Cho đến
năm 1970, khi Phan Nhân được
cử đi tu nghiệp âm nhạc ở Hungari về
cũng là lúc mà mong muốn của ông được thực hiện.
Tình hình lúc ấy
rất cấp bách, nhiều khi phải đi sơ tán để tránh
thiệt hại, nhưng ông được ở lại nhận
nhiệm vụ đảm bảo
cho những chương trình âm nhạc
trên làn sóng của đài
phát thanh được hoạt động bình thường.
Ông trầm ngâm: "Có
lẽ đây là một điều may mắn
đối với tôi. Bởi khi được chứng kiến
cảnh Hà Nội chống trả
với bom đạn Mỹ, tôi thấy
yêu Hà Nội hơn với một
tình yêu da diết mà cho
đến bây giờ tôi vẫn không sao diễn
tả được...?
Và có lẽ
chính vì tình yêu ấy mà
ông đã viết nên bài ca
"Hà Nội niềm tin và hy vọng", một ca khúc đã làm rung động con tim của biết bao thế
hệ. Trong trận "Ðiện Biên Phủ trên không", 12 ngày
đêm Hà Nội chống trả với
bom đạn Mỹ, hầu hết
mọi người trong Ðài đều xuống hầm
trú ẩn, nhưng riêng
Phan Nhân thì lại chạy lên sân thượng với mong muốn
được nhìn cho rõ khung cảnh Hà Nội lúc bấy giờ. Dưới
làn bom đạn có thể bất cứ
một viên đạn lạc nào trúng ông, nhưng Phan Nhân dường như quên đi sự
nguy hiểm đó, ông đứng lặng người
đi, nghĩ về Hà Nội chiều nay vẫn
bình yên, mặt nước hồ Gươm
vẫn còn lung linh, yên ả mà giờ đây đã đỏ
trời đạn bom. B52 điên cuồng đánh phá Hà Nội thực sự
là cơn hấp hối giãy giụa
của kẻ chiến bại,
ông đã tự nghĩ như vậy và có một
niềm tin, hy vọng vào ngày chiến thắng.
Cái cảm
xúc ấy đã được ông đưa vào bài hát của
mình. Khi bài hát "Hà Nội
niềm tin và hy vọng" được công bố, ngay lập tức đón nhận
được sự hưởng ứng
của thính giả. Mọi người
khi nghe bài hát này ai cũng xúc động
bởi nó quá sống động, quá chân thực,
họ như thấy được
toàn bộ hình ảnh một Hà Nội
anh dũng, hào hùng chống
trả quyết liệt với
giặc Mỹ, với một
niềm tin tất thắng, từ
niềm tin mãnh liệt đó quân và dân Hà Nội đã thực sự "Dệt
nên tiếng ca át tiếng bom rền". Bài này đã đạt được giải
A trong những bài hát
sáng tác về Hà Nội.
Có thể
nói, niềm hạnh phúc lớn nhất đối
với nhạc sĩ Phan Nhân là có được một người
bạn đời - NSUT Phi Ðiểu, một giọng
nữ Nam bộ ta thường được
nghe thấy trong mục "Ðọc truyện đêm khuya" của Ðài tiếng
nói Việt Nam, và Ðài tiếng nói nhân dân TPHCM, một giọng đọc
đã từng làm say mê biết bao người hâm mộ. Bà là người phụ nữ
biết hy sinh, biết tạo điều
kiện thuận lợi cho Phan Nhân sáng tác, bởi bà hiểu biết và cảm
thông đối với sự nghiệp
sáng tác của ông. Hơn nữa đối
với nhạc sĩ Phan Nhân, NSUT Phi Ðiểu còn là một người đồng
chí, một đồng tác giả không cần đứng tên trong những
tác phẩm của mình.
GS. Trần Quang Hải
Bài "Con dao làm nương, cây súng giữ bản" sáng tác vào thời gian không quân Mỹ đánh phá miền Bắc. Quân dân khi đó vừa chiến đấu vừa sản xuất, công nhân có khẩu hiệu "tay búa tay súng", nông dân: "tay cày tay súng", bà con miền núi thì "tay dao tay súng"... Riêng bài "Hà Nội niềm tin và hy vọng" ra đời trong những ngày diễn ra trận chiến ác liệt "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. Trong mùa đông tháng Chạp năm ấy, từ trên sân thượng (lầu 4) của Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội, Phan Nhân tận mắt chứng kiến quân dân Thủ đô đánh trả những cuộc tấn công của máy bay B52. Bầu trời Hà Nội rực lửa, vang rền tiếng súng, tiếng bom, những mảnh vụn B52 cháy rực, rơi lả tả... tạo cho ông cảm xúc mạnh mẽ để viết nên ca khúc. Khi đặt bút sáng tác, Phan Nhân đã nghĩ đến Trần Khánh, ca sĩ mà ông sẽ gửi gắm đứa con tinh thần sắp ra đời. Ngay sau khi được Trần Khánh giới thiệu trên làn sóng của Đài Tiếng nói VN, bài hát đã nhanh chóng lan truyền khắp cả nước và vang vọng mãi đến hôm nay (Nhạc sĩ Trương Quang Lục - "Phan Nhân đến với niềm tin và hy vọng". Phụ Nữ Thứ Tư - 01.07.2015)
ReplyDelete