Tiếng Việt nhất định phải cải cách, do ngày càng khó đáp ứng nhu cầu
phát triển. Ngày càng phát triển một số dị dạng, nếu không sửa sớm sẽ
trở thành cố hữu. Nhưng phải cải cách theo hướng nào? Trước hết phải có
một hệ thống nguyên tắc nền tảng, để xây dựng trên đó những quy luật
đặc thù của tiếng Việt. Ngôn ngữ hình thành theo thói quen, dẫu không
nên để bản năng lồng lên như một con ngựa chứng, cũng không nên phát
hiện ra bánh xe.Theo tiếng Trung Quốc có thuận lợi về từ nguyên,
do 80-90% từ tiếng Việt có liên hệ tới gốc Hán. Theo tiếng Anh-Pháp, có
thuận lợi về khoa học công nghệ, giao lưu thương mại kinh tế. Về ngữ
pháp, rõ ràng không thể quay ngược bánh xe, theo Trung Quốc, bởi vì từ
thời Tố Tâm, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, đến nay, kho tàng
tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ đã đồ sộ hơn hàng triệu lần so với
toàn bộ di sản của cha ông để lại. Tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ, dù muốn
hay không, đã hình thành một văn phong, văn phạm và ngữ pháp mới, hướng
về phương Tây. Tất nhiên có một số ý kiến cho rằng đó là "dĩ âu vi
trung", cần phải có một ngữ pháp tiếng Việt hoàn toàn mới mẻ. Mọi tư
tưởng mới cần được hoan nghênh, nếu không cắt bớt thời gian nói chuyện
vu khoát, đi vào hành động. Hai là không trá ngụy hay lầm đường vào "dĩ
Hoa vi Trung" như đã mắc lỡm cả ngàn năm. Cuối cùng thì các nhà ngữ văn,
ngôn ngữ vẫn đưa ra toàn học thuyết tịnh không có tâm huyết và kiến
thức đưa ra một chủ kiến thực hành nào. Không lẽ vẫn đề lại khó như thế.
Hãy xem Ngô Tùng Phong nói gì?
"Ngôn ngữ của một cộng đồng dân tộc, đương nhiên là dụng cụ của nền văn
hóa của cộng đồng. Nhưng ngôn ngữ chỉ trở thành một dụng cụ sung mãn
của nền văn hóa khi nào ngôn ngữ gồm được hai đức tính: dễ học để trở
thành một dụng cụ phổ biến, thông dụng và đại chúng; và chính xác để trở
thành một dụng cụ suy luận tinh vi và sắc bén."
Trong yêu cầu
"chính xác để trở thành một dụng cụ suy luận tinh vi và sắc bén" (rõ
ràng là điểm yếu của tiếng Việt) Ngô Tùng Phong cho rằng tiếng Việt có
ưu thế so với Hoa Ngữ. Chính vì thế ông lạc quan ở tiền đồ phát triển
của dân tộc. Văn minh Trung Hoa rực rỡ, nhưng đừng khiếp sợ nó đến nỗi
tê liệt suy nghĩ và ý chí vươn lên.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyễn Tuấn: Hay có kẻ muốn làm tiếp công việc đồng hóa tộc Việt với tộc Hoa, mà cả ngàn năm người Tàu không làm được?
ReplyDelete