Sunday, January 31, 2016

Valószínűleg?

A tanító néni az összetett mondatokat tanítja. Mint lehetséges kötőszót, a
"valószínűleg" -et adja meg. A gyerekek példamondatokat mondanak.
Józsika: Édesanyám fogja a pénztárcáját és a kosarát, valószínűleg vásárolni megy.
Tanító néni: Helyes.
Zsoltika: Édesapám reggel magához veszi a táskáját, valószínűleg dolgozni indul.
Tanító néni: Nagyon helyes.
Pistike: A nővéremhez megérkezik a zongoratanár, lehúzza a nadrágját, a nővérem a bugyiját, valószínűleg beleszarnak a zongorába.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Những điều trông thấy - Hậu bầu bán: Quá hèn!

Nguyễn Quang A: Quấy nhiễu hành hạ người tài là tội ác trời không dung đất không tha đấy ông Trọng và ông Quang! Có giỏi các ông hãy công khai cạnh tranh với các bạn trẻ này về kiến thức, về chính sách phát triển đất nước. Quá hèn!

Đây là Tuấn.
Tuấn thuộc thế hệ 9X, là hiện thân của một lớp trẻ hiếm hoi có lý tưởng cao đẹp và dấn thân hành động tìm kiếm sự đổi thay cho đất nước.
Tuấn sinh trưởng tại Đà Nẵng, đậu thủ khoa Học Viện Hành Chính Quốc Gia vào năm 2008.
Tuấn có tư chất thông minh, tư duy sắc xảo, khả năng hùng biện, thái độ điềm đạm của một chính khách lão luyện dù tuổi đời còn rất trẻ.
Tuấn "suýt chút nữa" trở thành một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đang là sinh viên.
Khi chỉ còn 1 tuần nữa được kết nạp vào đảng, Tuấn đã làm "đơn tự thú" đề nghị Viện Kiểm Sát ra quyết định bắt Tuấn vì Tuấn đang lưu trữ tài liệu tuyên truyền chống nhà nước.
Tuấn hành động như vậy, vì thứ nhất là để phản đối và thách thức điều 88 BLHS đang vi phạm nhân quyền, và thứ hai, là tự đặt mình vào tình huống để mình không bao giờ có thể trở thành một thành viên của Đảng Cộng sản.
Tuấn dứt khoát với cộng sản, mở lối cho tuổi trẻ của mình bằng cách tiếp cận với dân chủ, nhân quyền và pháp trị.
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Xuất sắc chuyên ngành Hành Chính Công vào năm 2012, Tuấn xuất ngoại, bôn ba khắp thế giới, đi hơn 20 nước trong vòng 3 năm qua để học tập mở mang tầm mắt và vận động cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Tuấn là một nhà hoạt động trẻ có uy tín, được sự nể trọng của nhiều chính khách quốc tế và giới hoạt động trong nước.
Và đêm nay, khi vừa đặt chân về Việt Nam, Tuấn bị bắt giữ ngay tại sân bay quê nhà.
Hiện Tuấn đã bị công an di lý rời sân bay và đưa đi đâu không rõ.
Tuấn chưa vợ, chưa con, không hút thuốc, và có thể uống được 2 lon bia trong 1 tháng.
Hãy như Tuấn!



 A Nguyen Quang shared Phạm Lê Vương Các's post.

Chuyển trọng tâm để dịch chuyển vào trung tâm

Trong cờ vua, việc chiếm trung tâm là mục tiêu của khai cuộc và trung cuộc. Mặc dù không thể giải thích tường minh, nhưng đa số kết quả cho thấy rằng bên khống chế được trung tâm thường giành được ưu thế trong tàn cuộc. Có thể giải thích bằng suy luận có lý, trung tâm là nơi người ta có thể khống chế được địa bàn rộng lớn nhất và có thể lật cánh, thay đổi lộ trình hoạt động một cách linh hoạt với tối thiểu nỗ lực.
Trong bóng đá cũng có chiến thuật cố gắng kiểm soát trung lộ với quan điểm tương tự, tuy cũng có ngoại lệ, đòi hỏi phòng thủ dày đặc, tiền đạo cắm có khả năng dứt điểm độc lập và những đường chuyền vượt tuyến chính xác.
Tuy nhiên, các ví dụ trên đều là ví dụ đơn giản, khi trung tâm là cố định và cụ thể.
Trong tranh giành quyền lực hoặc chiến tranh, khái niệm trung tâm có thể vận động khách quan hoặc bị thay đổi do sức ép tâm lý. Vì vậy việc dịch chuyển vào trung tâm là những đòn cân não nghệ thuật và ngoạn mục.
Chẳng hạn trong tình huống bên X và bên Y tạo thành hai phía đối lập với trọng số gần tương đương, tạo thế giằng co. Hầu như luôn luôn sẽ có bên Z, muốn kiếm chác cơ hội bằng cách đưa ra quan điểm ở giữa. Trong trường hợp X và Y không phân thắng bại, bao giờ cũng đi đến sự thắng lợi của phương án yếu là thỏa hiệp. Lý do đơn giản, X và Y bao giờ cũng chấp nhận Z như là một giải pháp an toàn nhằm hạn chế đối phương thắng thế.
Tuy nhiên, bên Y có thể tiến hành chiến lược sau đây: Thay vì tập trung vào hệ thống quan điểm V(Y) đối lập hoàn toàn với V(X) và khiến cho V(Z) nằm ở trung tâm. Hãy chuyển trọng tâm thể hiện khẩu hiệu giành quyền lực sử dụng hệ thống quan điểm V sang một hàm mục tiêu khác W sao cho W(X) và W(Z) đối lập và W(Y) nằm ở trung tâm. Chẳng hạn có thể nhử mồi để bên Z nghĩ rằng mình có ưu thế, và sẽ có cơ hội thay thế Y. Nói một cách khác Z tình nguyện trở thành tiên phong, xung kích đánh đổ X. Vì vậy sẽ hình thành, một hàm mục tiêu W có hai giá trị biên W(X) và W(Z), bên Y có thể tạo ra một giá trị W(Y) ấm ớ nằm ở trung tâm. Với sự hình thành W, khả năng xảy ra như sau: Nếu X giữ nguyên quan điểm, Z sẽ kết hợp với Y tạo ra ưu thế đẻ loại X, với một ảo giác là Z sẽ có khả năng thắng thế với khả năng cao. Nghệ thuật của Y là tạo được ảo giác sẵn sàng buông thế cờ cho Z trong tâm lý của cả Z và X và W trở thành nguy cơ hiển hiện đối với X.
Trong tàn cục, Y sẽ dịch vào chiếm trung tâm, thu được thắng lợi sờ mó được. X cũng còn được các giá trị lợi ích thỏa hiệp nào đó. Z xem như bị xóa sổ và không được bất cứ lợi ích nào. Nói một cách khác, bên yếu chơi trò đi dây giữa hai thế lực, có khả năng sạch túi, khi hai thế lực cạnh tranh thỏa hiệp được với nhau. Điều quan trọng nhất là bên yếu Z đừng chạy theo hàm mục tiêu mới do bên Y đề ra.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Những điều trông thấy - Chuyện làng cổ Đường Lâm: “Hình bất thượng đại phu”

Sáng nay, trong cái rét mướt cận Tết, đang thẩn thơ trên đường vào làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), bỗng giật mình vì đập vào mắt ba câu biểu ngữ nền vải đỏ rực giăng ngang trên mái ngôi nhà hoang lạnh bên đường: “10 năm nhân dân Đường Lâm sống trong kìm kẹp và oan ức vì danh hiệu di tích làng cổ Đường Lâm”, “Nhân dân Đường Lâm chúng tôi yêu cầu ban quản lý làng cổ - UBND thị xã Sơn Tây phải công khai quy chế chính thức cho toàn dân”, “Chính quyền thị xã Sơn Tây và xã Đường Lâm phá nhà dân trái quy định của pháp luật phá nhà của người tàn tật”.


Ngồi uống chén nước chè trong quán trước đình Mông Phụ, hỏi chuyện bà cụ chủ quán. Bà chép miệng: “Nhà ấy bị cưỡng chế vì xây nhà cao tầng, sai quy chế của xã”. “Sai thì bị cưỡng chế, oan ức gì mà phản ứng, thưa cụ?”. “Oan thì không. Nhưng ức thì có. Thì nhà ông Chủ tịch, cách nhà bị cưỡng chế có mấy bước chân, xây đến ba tầng, to vật vã, mà nào ai dám động đến?”.
Chẳng biết bà cụ nói đúng sai thế nào, nhưng không cưỡng lòng được, vội vàng hỏi thăm nhà ông chủ tịch, chụp môt cái ảnh để bà con thưởng lãm.
Nói thêm: Nhà ông ấy bốn bề tường gạch vây cao, đứng ngoài không thể chụp được, buộc phải trèo lên cột điện, một tay bám lấy cột, một tay giương máy ảnh. Nhà ngự trong một ngôi vườn rộng, có ao cá trước nhà, đúng lối “tụ thủy”. Chiều dài vườn dễ đến trăm mét. Đã thế, trước mặt nhà là một vườn cam, có cùng chiều dài và cũng của ông chủ tịch. Mừng cho ông chủ tịch may mà không sống vào thời Cải cách ruộng đất.
Xưa nói: “Lễ bất hạ thứ dân. Hình bất thượng đại phu”. Dân thì chẳng cần xử theo lễ; chỉ cây roi mây cũng đủ. Còn pháp luật thì chừa đại phu ra. Nay chỉ một chức chủ tịch bé con con mà đã được xếp hạng “đại phu” rồi.


DZUNG HOANG's Note (posted from A Nguyen Quang's wall/fb) 

Saturday, January 30, 2016

Hậu bầu bán: CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỢC TRƯNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN CỦA NGƯỜI DÂN?

Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký ngày 04-1-2016 và có hiệu lực ngày 15-2-2016 quy định CSGT có quyền trưng dụng trong điểm 6 của "Điều 5: Quyền hạn" như sau:
"6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật".
Luật trưng mua và trưng dụng tài sản (2008) quy định:
"Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia."
Thẩm quyền trưng dụng được Luật này quy định:
"Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản."
Như vậy, ông Bộ trưởng Trần Đại Quang có quyền quyết định trưng dụng, song ông không được quyền phân cấp cho bất kể thứ trưởng nào chứ đừng nói đến cho cảnh sát giao thông. Người ký Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA đã VI PHẠM LUẬT, đề nghị ông GSTS Trần Đại Quang hủy ngay thông tư nêu trên nếu ông không muốn bị xử lý vì sự vi phạm luật rành rành của ông.

from FB, A Nguyen Quang's wall

Nhìn lại kết quả Đại hội 12

Nguyễn Quang A: Đây là buổi hangout của BBC tối qua mà mình có nhắc tới. Vào đó thấy mình bị các DLV ném đá khá nhiều, bà con vào xem (và cứ ném đá thoải mái).
Các bạn xem vid ở đây

THOÁI VỐN NHANH, BÁN NHANH CÁC DOANH NGHIỆP VÀ TẬP ĐOÀN KTNN ĐỂ TRẢ NỢ

Nguyễn Quang A:  Dẫu đau nhưng đấy là cách đỡ xấu nhất.
Các bạn xem thêm ở đây

Friday, January 29, 2016

Chính sách Hướng Đông của Nga và tác động đối với Đông Nam Á và Biển Đông

Một năm trước khi Chính quyền Obama công bố chiến lược tái cân bằng sang châu Á, thì Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Nga sẽ “hướng Đông”. Điều gì thúc đẩy chính sách Hướng Đông của Putin và liệu kết quả có như mong đợi? Lập trường của Nga và tác động như thế nào đến tình hình Biển Đông?
Tóm tắt:
• Được công bố vào năm 2010, chính sách “Hướng Đông” của Nga nhằm mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây và lợi dụng các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á. Chính sách này sẽ được thúc đẩy hơn nữa do giá dầu sụt giảm và những biện pháp trừng phạt của phương Tây mà đã đẩy nền kinh tế Nga vào khủng hoảng.
• Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin nắm quyền vào năm 2000, chính sách châu Á của Nga là lấy Trung Quốc làm trung tâm. Nhưng nỗi lo sợ của Moskva về việc bị hạ thấp vị thế trở thành đối tác phụ thuộc cấp thấp và kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã buộc Điện Kremlin phải tìm kiếm những cơ hội mới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
• Tuy nhiên, về mặt kinh tế, Nga là một bên tham gia thứ yếu ở Đông Nam Á, và ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghệ năng lượng và giao dịch vũ khí, dường như không có cơ hội cho việc mở rộng thương mại Nga-ASEAN.
• Do ngân sách quốc phòng lớn hơn và việc mua sắm trang thiết bị mới, nên giờ đây sự hiện diện quân sự của Nga ở châu Á nhiều hơn so với bất kỳ thời điểm nào kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Tuy nhiên, khía cạnh nổi trội nhất trong sự can dự quốc phòng của Nga với Đông Nam Á vẫn là các giao dịch mua bán vũ khí với các nhà nước khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
• Sự can dự của Nga với ASEAN thì hời hợt. Moskva không phải là một bên tham gia chủ động trong các diễn đàn an ninh do ASEAN dẫn đầu như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) do ảnh hưởng hạn chế của nước này và các lợi ích thực chất hơn của họ ở những diễn đàn khác giữa các nhà nước.
• Moskva đã có một cách tiếp cận dè dặt đối với tranh chấp ở Biển Đông vì họ không phải là một bên hữu quan chủ yếu và bởi vì nước này không muốn gây khó chịu với hai đối tác quan trọng nhất của mình ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam, vốn là các bên tuyên bố chủ quyền kình địch nhau.
Tại sao Nga lại “hướng Đông”?
Năm 2010, một năm trước khi Chính quyền Obama công bố chiến lược xoay trục/tái cân bằng sang châu Á, thì Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Nga sẽ “hướng Đông”: từ đó trở đi, Moskva cam kết tăng cường sự can dự của họ về kinh tế, chính trị và an ninh với các nước ở châu Á.
Điều gì đã thúc đẩy chính sách “Hướng Đông” của Putin? Một lý do là mong muốn của Nga giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây (và đặc biệt là châu Âu) sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro. Một lý do khác là sức thu hút của các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Kể từ năm 2010, chính sách của Putin đã được tăng thêm động lực do những vấn đề kinh tế nghiêm trọng của Nga được tạo ra bởi giá dầu toàn cầu lao dốc (một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ lớn nhất của nước này) và việc áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác sau khi Moskva sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014 và sự ủng hộ của Điện Kremlin đối với những phần tử nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine. Theo Thủ tướng Dmitry Medvedev, các biện pháp trừng phạt đã “gây tổn hại đáng kể” cho nền kinh tế Nga. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán rằng nền kinh tế Nga sẽ thu hẹp 3,4% trong năm 2015 và giỏi lắm thì tăng trưởng trong tương lai cũng sẽ chỉ ở mức chậm chạp.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Nga chú ý tới việc tăng cường các mối quan hệ với châu Á khi các mối quan hệ với phương Tây trở nên xấu đi – và như một số nhà quan sát đã lưu ý, một khi các mối quan hệ được cải thiện, giới tinh hoa lấy phương Tây làm trung tâm của Nga sẽ tiếp tục lại mối quan hệ bình thường với châu Âu và Mỹ và quay lưng lại với châu Á. Địa lý và nhân khẩu học củng cố tư duy này. Bất chấp thực tế rằng 3/4 lãnh thổ của Nga nằm ở phía Đông dãy Ural, chưa đến 30% dân số sinh sống ở đó. Đối với đa số người Nga, vùng nội địa rộng lớn của nước này ở phần châu Á là xa lạ và xa xôi. Lần “hướng Đông” hiện nay của Nga có lẽ tỏ ra lâu bền và thực chất hơn so với những lần trước đây, đặc biệt là khi trọng tâm kinh tế toàn cầu dịch chuyển một cách không thể ngăn cản được từ châu Âu-Đại Tây Dương sang châu Á-Thái Bình Dương, và động lực an ninh của khu vực trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, Nga sẽ cần phải cố gắng hết sức để chứng tỏ với các đối tác châu Á của mình rằng họ không chỉ là một bên tham gia mang tính giao dịch có lợi ích hàng đầu là mua bán năng lượng và vũ khí.
Kể từ sau khi nắm quyền vào năm 2000, chính sách châu Á của Putin là lấy Trung Quốc làm trung tâm, và giờ đây các mối quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh đạt mức độ cao mang tính lịch sử. Tuy nhiên, Điện Kremlin có các vấn đề nghiêm trọng về lòng tin với Bắc Kinh: họ lo lắng về nạn ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ khi bán các hệ thống vũ khí công nghệ cao cho Trung Quốc; họ có những mối quan ngại còn rơi rớt lại về việc liệu Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền theo xu hướng phục hồi lãnh thổ đã mất ở vùng Viễn Đông giàu tài nguyên nhưng không có người ở của Nga hay không. Moskva cảm thấy đau khổ rằng họ đã đánh mất ảnh hưởng của mình ở Trung Á vào tay Bắc Kinh – một khu vực mà họ coi là “khu vực nước ngoài cận kề” của mình và có những lợi ích đặc biệt ở đó – và rằng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa của Chủ tịch Tập Cận Bình cạnh tranh với Liên minh Kinh tế Âu-Á (EAEU) của Putin, một khối thương mại gồm các nước Cộng hòa Xôviết trước đây. Ẩn dưới tất cả những mối quan ngại này là nỗi lo sợ của Nga rằng khi sức mạnh của Trung Quốc lớn lên, nước này sẽ bị hạ thấp vị thế trở thành đối tác cấp thấp bị phụ thuộc. Tuy nhiên ngay khi Moskva lo sợ về sự phụ thuộc, nước này cùng lúc trở nên lo lắng rằng tăng trưởng kinh tế giảm tốc của Trung Quốc đã làm suy yếu nhu cầu về hàng hóa của Nga – khối lượng thương mại Trung-Nga tụt dốc 30% trong nửa đầu năm 2015 – và rằng một số dự án ghi dấu ấn của Putin với Bắc Kinh giờ đây đang gặp nguy, bao gồm hai dự án có quy mô lớn được ký năm 2014 cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho Trung Quốc. Kết quả là, Điện Kremlin đã chú ý tới việc đa dạng hóa chính sách châu Á của mình chuyển hướng khỏi Trung Quốc.
Mặc dù vậy, các lựa chọn của Moskva ở châu Á lại hạn chế. Mối quan hệ của Nga với Nhật Bản đã trở nên căng thẳng về vấn đề Ukraine (Tokyo đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt của G7 nhằm vào Nga) và quyết định của Moskva tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này ở quần đảo Nam Kuril/vùng lãnh thổ phương Bắc. Nga muốn bán nhiều vũ khí hơn cho Ấn Độ, nhưng trong những năm gần đây New Delhi đã nới lỏng các mối quan hệ quốc phòng với Moskva, ủng hộ nhập khẩu vũ khí từ Mỹ. Kết quả là, Điện Kremlin ngày càng tập trung sự chú ý vào Đông Nam Á, nơi nước này vốn có mối quan hệ thân thiết với Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam, phần lớn các nước Đông Nam Á không coi Nga là một đối tác thật sự. Như bài viết này sẽ chứng minh, Nga thiếu sức nặng về kinh tế, khả năng triển khai sức mạnh đáng kể và không hứng thú với việc đóng một vai trò tích cực hơn trong các diễn đàn an ninh của khu vực. Do đó, đối với Đông Nam Á, chính sách “Hướng Đông” của Nga hầu như không có tính thực chất.
Các mối quan hệ kinh tế của Nga với Đông Nam Á: Một dấu ấn khiêm tốn
Xét về sự can dự kinh tế với Đông Nam Á, Nga là một bên tham gia rất nhỏ. Xuất khẩu chính của Nga sang khu vực chủ yếu gồm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Là một phần của chính sách xoay trục sang châu Á, Nga đã và đang tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà nước này nổi trội như hệ thống vũ khí và công nghệ hạt nhân. Năm 2012, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã giành được hợp đồng cung cấp cho Việt Nam hai nhà máy năng lượng hạt nhân – đầu tiên của nước này – dự kiến được hoàn thành vào năm 2023-2024. Nga cũng đề nghị đem lại cho Myanmar, Indonesia và thậm chí là Campuchia công nghệ hạt nhân dân sự tiên tiến.
Tuy nhiên, ngoài hàng hóa, vũ khí và công nghệ năng lượng, dường như không có không gian cho việc mở rộng thương mại Nga-ASEAN.
Số liệu thống kê làm nổi bật những kết nối kinh tế yếu kém giữa Nga và Đông Nam Á. Năm 2014, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 14 của ASEAN: giá trị thương mại hai chiếu lên tới 22,5 tỷ USD, tăng 13% so với con số năm 2013 (19,95 tỷ USD) nhưng vẫn chỉ bằng 0,9% tổng thương mại của 10 nước thành viên. Ngược lại, thương mại của ASEAN với Trung Quốc là 366,5 tỷ USD (14,5%), với EU là 248 tỷ USD (9,8%), với Nhật Bản là 229 tỷ USD (9,1%), với Mỹ là 212 tỷ USD (8,4%) và với Ấn Độ là 67,7 tỷ USD (2,7%). Đầu tư của Nga ở Đông Nam Á cũng rất khiêm tốn và đang suy giảm. Từ năm 2012 đến năm 2014, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nga vào ASEAN-10 chỉ có 698 triệu USD hay chỉ 0,2% tổng dòng vốn thực chảy vào. Trong cùng thời kỳ này, EU đã đầu tư 58 tỷ USD (15,7%), Nhật Bản là 56,4 tỷ USD (15,3%), Mỹ là 32,4 tỷ USD (8,8%) và Trung Quốc 21,4 tỷ USD (5,8%). Do cuộc khủng hoảng kinh tế của nước này, FDI của Nga ở Đông Nam Á trong năm 2013-2014 đã giảm 105% so với năm 2012-2013.
Năm 2012, đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở Đông Nam Á là Việt Nam (2,92 tỷ USD), tiếp theo là Indonesia và Thái Lan (2,87 tỷ USD mỗi nước) và Singapore (1,98 tỷ USD). Tháng 5/2015, Việt Nam trở thành nước đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với EAEU do Nga lãnh đạo – liên minh được thiết lập vào năm 2014 và các thành viên khác của liên minh này gồm có các nước cộng hòa thuộc Xôviết trước đây là Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan – mà sẽ có hiệu lực vào năm 2016. Nhưng những lợi ích kinh tế đối với Việt Nam không chắc là đáng kể, đặc biệt là khi so sánh với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ lãnh đạo được ký kết gần đây mà Việt Nam là một thành viên của hiệp định này. Là một phương tiện nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Đông Nam Á, Nga đã đề xuất một FTA với ASEAN, nhưng điều này có lẽ là đáng ngờ vì Moskva đã gợi ý rằng tất cả các nước thành viên EAEU sẽ được tính đến.
Sự can dự quân sự của Nga với Đông Nam Á: Bom và đạn
Một thành phần then chốt trong tham vọng của Tổng thống Putin khôi phục vị thế nước lớn của Nga là đem lại sức sống mới cho các lực lượng vũ trang của nước này, từng nằm trong số những lực lượng hùng mạnh nhất trên thế giới nhưng nhanh chóng bị mai một sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Năm 2010, Putin tuyên bố một chương trình kéo dài 10 năm trị giá 650 tỷ USD cho việc hiện đại hóa quân đội Nga. Với nền kinh tế được chống đỡ bởi sản xuất dầu gia tăng, ngân sách quốc phòng của Nga gần như tăng gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2014 – từ 58,7 tỷ USD lên 84,5 tỷ USD – trở thành nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù Điện Kremlin đã tìm cách bảo vệ chi tiêu quốc phòng khỏi bị chính phủ cắt giảm, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã buộc nước này phải giảm bớt các kế hoạch hiện đại hóa quân sự của mình bằng giảm đơn đặt hàng đối với các hệ thống vũ khí mới và kéo dài thời kỳ hiện đại hóa hơn 10 năm. Tuy nhiên, khi các hoạt động gần đây của Moskva ở Ukraine và Syria trở nên nổi bật, các khả năng quân sự của Nga dưới thời Putin đã trải qua sự cải thiện đáng kể.
Gia tăng chi tiêu quốc phòng và các phương tiện vũ khí mới đã cho phép các lực lượng vũ trang của Nga tăng cường sự hiện diện toàn cầu của họ, kể cả ở châu Á-Thái Bình Dương. Hạm đội Thái Bình Dương, đặt tại Vladivostok, đã đặt mua các tàu mới, bao gồm tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo sử dụng năng lượng hạt nhân, mặc dù quy mô và khả năng của hạm đội này vẫn không bằng trước đây trong kỷ nguyên Xôviết. Để tạo điều kiện cho sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, tháng 11/2014, Moskva đã ký một thỏa thuận với Hà Nội mà sẽ cho phép Hải quân và Không quân Nga tiếp cận thường xuyên các cơ sở tại Vịnh Cam Ranh. Trong suốt những năm 1980, Liên Xô duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở Vịnh Cam Ranh, nhưng đã giảm bớt một cách đáng kể sự hiện diện của họ vào những năm 1990 trước khi rút quân hoàn toàn vào năm 2002. Theo thỏa thuận mới, Nga đã bố trí máy bay tiếp liệu IL-78 đóng tại Vịnh Cam Ranh từng được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom chiến lược TU-95 có khả năng hạt nhân mà đã tiếp tục lại các cuộc tuần tra ở châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở gần Nhật Bản và lãnh thổ Guam của Mỹ. Sự hiện diện của các máy bay ném bom Nga gần Guam đã dẫn đến việc Washington quở trách Hà Nội vào tháng 1/2015 vì đã để cho Nga sử dụng Vịnh Cam Ranh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này. Hà Nội không công khai trả lời, nhưng sự kiện này làm nổi bật môi trường chiến lược ngày càng phức tạp của châu Á: Việt Nam đã tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với Nga vì những nỗi lo sợ về Trung Quốc, nhưng làm vậy lại khiến Mỹ khó chịu, nước mà Việt Nam cũng tìm kiếm một mối quan hệ chiến lược thân thiết hơn do thái độ quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Khía cạnh nổi bật nhất trong sự can dự quốc phòng của Nga với Đông Nam Á tiếp tục là các giao dịch mua bán vũ khí. Nga và Mỹ thống trị thương mại vũ khí toàn cầu. Từ năm 2010 đến năm 2014, phần đóng góp của Mỹ vào xuất khẩu vũ khí quốc tế là 29%, theo sát là Nga với 27%. Châu Á-Thái Bình Dương là một thị trường đặc biệt có lợi cho Nga, và trong suốt thời kỳ 2010-2014, khu vực này đã nhận được 66% xuất khẩu vũ khí của nước này, chủ yếu là Ấn Độ (39%) và Trung Quốc (11%). Khi ngân sách quốc phòng ở Đông Nam Á tăng vọt – chi tiêu quốc phòng của khu vực tăng thêm 37,6% trong năm 2010-2014 – các nhà sản xuất vũ khí của Nga mong muốn tận dụng cơ hội thương mại sẵn có này. Nói chung, các hệ thống vũ khí của Nga có được danh tiếng trong khu vực (mặc dù dịch vụ hậu mãi thì không) và nhìn chung là rẻ hơn so với các hệ thống tương đương của phương Tây.
Việt Nam cho đến nay là khách hàng quan trọng nhất của Nga. Khi căng thẳng ở Đông Nam Á gia tăng kể từ năm 2007-2008, Việt Nam đã đẩy nhanh việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của nước này, đặc biệt là hải quân và không quân. Nga đã cung cấp cho Việt Nam 90% lượng vũ khí nhập khẩu của nước này, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo, 6 tàu hộ vệ lớp Gepard, 6 tàu hộ tống nhỏ lớp Tarantul (được chế tạo tại Việt Nam), 6 tàu tuần tra lớp Svetlyak, 32 máy bay chiến đấu SU-30 và hệ thống tên lửa phòng không. Vũ khí của Nga đã đem lại cho Việt Nam một sự răn đe có giới hạn nhưng mạnh mẽ chống lại Trung Quốc, mà có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho Hải quân Trung Quốc nếu xung đột bùng phát ở Biển Đông. Bất chấp việc Mỹ gần đây dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Nga có khả năng vẫn là đối tác bán vũ khí được lựa chọn do mối quan hệ có từ lâu giữa hai nước và bởi trang thiết bị của Nga rẻ hơn.
Nga đã và đang chú ý tới các nước Đông Nam Á khác ngoài Việt Nam. Năm 2009-2010, Myanmar đặt hàng 20 máy bay chiến đấu MiG-29 và hơn 20 trực thăng quân sự từ Nga. Trong suốt thập kỷ qua, Nga đã cung cấp cho Indonesia máy bay chiến đấu SU-27 và SU-30, trực thăng vận tải và tấn công, và vào tháng 9/2015, Jakarta tuyên bố sẽ mua 3 tàu ngầm lớp Kilo. Nga lợi dụng lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ cho Thái Lan sau cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014 đã đề nghị đem lại cho Bangkok một loạt hệ thống vũ khí trong đó có máy bay quân sự. Nga cũng thiết tha mở rộng các giao dịch vũ khí với Malaysia, bao gồm các máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa, nhưng điều này sẽ tỏ ra khó khăn do sự nhạy cảm về chính trị gây ra bởi vụ rơi máy bay MH-17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng 7/2014 ở miền Đông Ukraine, bị cáo buộc là do những kẻ nổi dậy thân Nga sử dụng tên lửa đất đối không do Nga cung cấp. Tuy nhiên, nhìn chung, việc chuyển giao vũ khí cho các nước ASEAN vẫn là một trong những điểm sáng ít ỏi trong sự can dự của Nga với Đông Nam Á.
Nga, ASEAN và cơ cấu an ninh khu vực: Bên ngoài cuộc lãnh đạm
Mối quan hệ của Moskva với ASEAN, và việc Nga tham gia những nỗ lực của tổ chức này nhằm tạo dựng một cơ cấu an ninh khu vực, bắt nguồn từ đầu những năm 1990. Năm 1991, một vài tháng trước khi tan rã, Liên Xô đã trở thành một đối tác tham vấn của ASEAN. Năm 1994, Nga trở thành một thành viên sáng lập của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), và hai năm sau đó vị thế của nước này được nâng lên từ đối tác tham vấn sang đối tác đối thoại. Nga tham gia hiệp ước không gây hấn của ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), vào năm 2004, và cùng với Mỹ tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào năm 2011. ASEAN và Nga đã tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh – tại Kuala Lumpur vào năm 2005 và Hà Nội năm 2010 – và năm 2016, hai bên sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại tại khu nghỉ dưỡng Sochi ở Biển Đen. Tại hội nghị thượng đỉnh đó, Nga và ASEAN được cho là sẽ ra Chương trình hành động toàn diện hướng dẫn phát triển các mối quan hệ từ năm 2016 đến năm 2026.
Ở mức độ ngôn từ, Nga đã ca ngợi ASEAN là một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, sự can dự của Nga với ASEAN cùng lắm cũng chỉ ở bề mặt. Như đã lưu ý ở trên, các mối quan hệ kinh tế Nga-ASEAN không gây ấn tượng. Nga đã và đang là một thành viên của các diễn đàn an ninh do ASEAN lãnh đạo trong suốt 2 thập kỷ qua, nhưng nước này chưa bao giờ là một bên tham gia chủ động. Một ví dụ tiêu biểu là EAS. Mặc dù Nga đã trở thành thành viên vào năm 2011, nhưng Tổng thống Putin chưa từng tham dự một hội nghị cấp cao nào. Ngoại trưởng của Putin, Sergey Lavrov, đại diện cho Nga tại EAS từ năm 2011 đến tận năm 2013, trong khi Thủ tướng Medvedev tham dự các hội nghị thượng đỉnh năm 2014 và 2015. Ngược lại, Tổng thống Obama đã tham dự 4 hội nghị cấp cao của EAS.
Điều gì giải thích cho việc Nga thiếu cam kết với cơ cấu an ninh khu vực của châu Á? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong nhận thức của Nga về tự cho mình có đặc quyền, và quan điểm duy thực của nước này về các mối quan hệ quốc tế. Như Bobo Lo đã lập luận, do quy mô, lịch sử và văn hóa của mình, Nga tự coi mình là một nước lớn vĩnh viễn và không thể thiếu được. Do đó, họ coi tư cách thành viên của Nga trong các diễn đàn khu vực và quốc tế là một quyền lợi tự động. Tuy nhiên, đồng thời, vì Moskva coi các nhà nước hùng mạnh là các bên tham gia then chốt trong hệ thống quốc tế, nên nước này không coi các thể chế đa phương là những bên tham gia thực sự theo tư cách cá nhân của chính họ, mà chỉ là các công cụ để các cường quốc chủ chốt thúc đẩy các lợi ích quốc gia của họ. Hơn nữa, Nga không tham gia một cách tích cực vào các diễn đàn đa phương mà ở đó nước này cảm thấy có ảnh hưởng hạn chế trong việc thúc đẩy các lợi ích của nước này. Thay vào đó, nước này tập trung năng lượng ngoại giao của họ vào những diễn đàn giữa các nhà nước mà ở đó họ có thể sử dụng ảnh hưởng mạnh mẽ và thúc đẩy các lợi ích cốt lõi của mình, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), EAEU và Hội đồng Bắc Cực. Do đó, mặc dù Nga tích cực tìm kiếm tư cách thành viên của EAS để đánh bóng thành tích quốc tế của mình, nhưng một khi được kết nạp, nước này lại hầu như không có động cơ để tích cực tham gia một diễn đàn do ASEAN lãnh đạo, bị chi phối bởi Mỹ và Trung Quốc và trong diễn đàn đó nước này hầu như không có ảnh hưởng thực sự. Bất chấp chính sách “Hướng Đông” của mình, Moskva không có khả năng xem xét lại vai trò của mình ở EAS vào bất cứ thời gian nào trước mắt.
Nga và tranh chấp Biển Đông: Một cách tiếp cận dè dặt
Không giống Mỹ, Điện Kremlin đã có một cách tiếp cận khá dè dặt đối với vấn đề an ninh gây tranh cãi nhất của Đông Nam Á: thứ nhất, họ không phải là một bên liên quan có lợi ích chính ở Biển Đông; và thứ hai, họ muốn tránh chọc giận 2 đối tác chính của mình ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Trung Quốc và Việt Nam, các bên tuyên bố chủ quyền kình địch nhau.
Đường lối chính thức của Nga đối với tranh chấp Biển Đông tương tự như đường lối của nhiều nước khác. Moskva không đưa ra lập trường về giá trị của các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cạnh tranh nhau; họ chủ trương một cách giải quyết hòa bình cho tranh chấp này và thúc giục các bên tranh chấp hành xử kiềm chế, nước này đã kêu gọi tất cả các bên tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và họ ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 và các cuộc đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Cũng như Trung Quốc không công khai ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine (nước này bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 3/2014), Moskva đã không công khai ủng hộ Bắc Kinh ở Biển Đông – mặc dù Ngoại trưởng Lavrov đã nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng vấn đề phải do chính các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết mà không có “sự can thiệp của nước ngoài”, ngầm ám chỉ đến Mỹ - vì điều này có thể gây tổn hại đến mối quan hệ với Việt Nam. Nhưng giống Mỹ, nước này cũng đã không công khai chất vấn tính hợp pháp của “đường 9 đoạn” của Trung Quốc – bao trùm gần 80% Biển Đông và trong đó Bắc Kinh có vẻ như tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc địa lý cũng như cái gọi là “quyền lịch sử” đối với nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật – vì điều này sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ của nước này với Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể suy ra từ sự tham gia của các công ty của Nga trong các dự án phát triển năng lượng ngoài khơi của Việt Nam rằng Moskva tin tưởng Hà Nội có quyền chủ quyền hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này và rằng các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Kẻ khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga, mà Chính phủ Nga là cổ đông chính của tập đoàn này, đã có thỏa thuận với tập đoàn PetroVietnam thuộc sở hữu nhà nước vào năm 2006 để khai thác dầu lửa ở các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi. Những thỏa thuận tiếp sau đó giữa hai công ty dẫn tới các hoạt động khai thác tại 4 mỏ khí đốt ngoài khơi đặt tại thềm lục địa của Việt Nam nhưng cũng nằm bên trong “đường 9 đoạn”. Việc sản xuất bắt đầu vào năm 2013 và được cho là sẽ đạt công suất đầy đủ tại 2 mỏ dầu vào năm 2016. Mối quan hệ đối tác của Gazprom với PetroVietnam đem lại lợi ích cho cả hai nước. Đối với Moskva, điều đó làm gia tăng sự can dự về kinh tế của Nga với Đông Nam Á. Việt Nam có được quyền tiếp cận sự tinh thông về công nghệ của Nga trong khi sự hiện diện của những “ông lớn” năng lượng của nước ngoài trong EEZ của nước này sẽ tăng cường sức mạnh cho các tuyên bố về quyền tài phán và đem lại cho các cường quốc chủ chốt như Nga một lợi ích trong tranh chấp này. Việc Nga tham gia ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Việt Nam, và các giao dịch bán hệ thống vũ khí chủ đạo cho Việt Nam, khiến Trung Quốc khó chịu. Nhưng Bắc Kinh vẫn giữ im lặng, ít nhất là về công khai, nhằm duy trì các mối quan hệ chân thành với Moskva.
Bất chấp cách tiếp cận dè dặt với tranh chấp này, những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong vài năm qua đã trở thành một mối quan ngại đối với Nga. Vào thời điểm Nga tìm cách tăng cường các mối quan hệ kinh tế với châu Á, thì hòa bình và sự ổn định ở một khu vực là nơi hội tụ các tuyến thương mại trọng yếu trên biển đã trở nên vô cùng quan trọng đối với Nga. Hơn nữa, tranh chấp này đặt Nga vào tình thế có chút khó khăn trước các đối tác quan trọng nhất của họ ở châu Á – Trung Quốc, Việt Nam và thậm chí cả Ấn Độ - những nước đang ngày càng có xung đột với nhau. Kết quả của những mối quan ngại ngày càng lớn này là vào năm 2013 và năm 2015, Viện nghiên cứu phương Đông (IOS), một phần của Viện hàn lâm khoa học Nga được nhà nước tài trợ, đã tổ chức hai buổi hội thảo tại Moskva để thảo luận về tình hình đang trở nên xấu đi và làm cách nào để xử lý tranh chấp này hiệu quả hơn. Đáng chú ý là, IOS đang cân nhắc việc tổ chức một hội thảo hàng năm về Biển Đông.
Kết luận
Với các mối quan hệ của Nga với phương Tây và nền kinh tế của cả hai bên đều trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, Điện Kremlin đã nhìn sang châu Á để tìm kiếm sự giúp đỡ. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và với lòng ham muốn đến khát khao nguồn tài nguyên thiên nhiên, không có gì ngạc nhiên khi chính sách châu Á của Putin đã tập trung vào Trung Quốc. Nhưng nỗi sợ hãi về sự phụ thuộc quá mức, và nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Quốc, đã buộc Nga phải tìm kiếm các thị trường mới ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Tuy nhiên, do thiếu ảnh hưởng đòn bẩy về kinh tế, ngoại giao và quân sự, nên ngoài Việt Nam, hầu như không nước nào ở Đông Nam Á coi Nga là một bên tham gia đáng tin cậy và có cam kết. Trong khi Nga sẽ tiếp tục hối thúc các nước thành viên ASEAN mua năng lượng và vũ khí của mình, thì đối với Điện Kremlin, Đông Nam Á có khả năng vẫn là thứ yếu sau châu Âu, Trung Đông và Trung Quốc./.
Anh Thư (gt)
Nguồn: Nghiên Cứu Biển Đông

Thursday, January 28, 2016

Dịch chuyển vào trung tâm

Người ta hay hỏi tại sao Lưu Bị nghe Pháp Chính hơn Gia Cát Lượng. Tại sao cách mạng tư sản Pháp lại đưa Robespierre lên đoạn đầu đài. Tại sao ông tổng thống này ông chủ tịch kia nuốt lời hứa. Tại sao thằng Y, thằng Z lên rồi không được như lúc còn chém gió với chiến hữu.
Đó là vì người ta còn nghĩ phiến diện về chính trị. Chính trị trong một môi trường cạnh tranh đích thực mà Việt Nam mới bắt đầu manh nha, không chỉ đơn thuần là năng lực "nâng bi", "vỗ mông ngựa" hay thô thiển hơn là "vì công bằng và tiến bộ xã hội". Chính trị sớm muộn sẽ được chuyên nghiệp hóa và có những quy luật phải tuân theo, nếu không muốn tự sát chính trị hoặc thân bại danh liệt.
Một trong những quy luật quan trọng nhất là "dịch chuyển vào trung tâm" (move to the center). Quy luật này nói rằng người thắng nhờ một cuộc đua với hai khẩu hiệu cạnh tranh, thường đều có thể phân chia ra làm "bảo thủ" và "cách tân", đều có xu hướng từ bỏ các luận điểm của mình và trở thành bớt cách tân hoặc bớt bảo thủ hơn. Nhiều người giản đơn cho rằng các nhà chính trị thường thì cơ hội và thủ đoạn, nên phản bội lại các lời hứa là chuyện thường. Chứ sao, không cơ hội, thủ đoạn sao làm được chính trị. Nhưng nhà chính trị không làm việc dư thừa mà không có thu hoạch gì, kể cả phản bội lời hứa. Điều đó có nghĩa cơ hội, thủ đoạn không phải là cắt nghĩa. Phải có một quyền lợi gì đó.
Phải nói thêm rằng "bảo thủ" không phải luôn luôn là xấu. Việc kêu gọi giữ gìn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống, chính là "bảo thủ" đấy. "Bảo thủ" đúng nghĩa là "giữ gìn", chỉ biến nghĩa khi có cách mạng. Người bảo thủ cũng có niềm tự hào của bảo thủ. "Cách tân" cũng không phải luôn là tốt. Chẳng hạn nếu cách tân dùng bánh xe hình tam giác smile emoticon
Nhìn chung, "bảo thủ" và "cách tân" luôn luôn đấu tranh với nhau và vận động cùng với xã hội. Người cách tân hôm nay cho dù không thay đổi quan điểm cũng có thể trở thành bảo thủ ngày mai. Nếu đột ngột phe bảo thủ hiện tại biến mất, sẽ có một phe bảo thủ mới xuất hiện, như một sợi dây cho dù cắt thế nào cũng có hai đầu. Như vậy, bảo thủ và cách tân cũng đều là ý chí của xã hội. Chỉ có quan niệm trước kia, bị ảnh hưởng nặng cách suy nghĩ trong thời chiến mới nghĩ chuyện phải tiêu diệt hoàn toàn một phía. 
Trong một xã hội dân chủ, dịch chuyển vào trung tâm là để có được sự ủng hộ lớn hơn của toàn xã hội, biến sức mạnh của đối thủ thành sức mạnh của mình, đồng thời không bị phụ thuộc vào lực lượng ủng hộ mình tranh cử, vốn luôn có bản năng công thần đòi nợ công hãn mã. Nói một cách khác, chủ tể của quần thần khác với thủ lĩnh của một phe đảng. 
Chính vì vậy, Lưu Bị phải chiều Pháp Chính để thu phục nhóm cường hào bản địa ủng hộ mình, và khỏi bị nhóm Đông Châu như Gia Cát Lượng, Trương Phi, Quan Vũ giật dây trở thành bù nhìn. Robespierre, làm cách mạng mà không biết dừng lại, nên lên đoạn đầu đài là đáng đời. Đáng giận mà cũng đáng thương. Lỗi sơ đẳng của một nhà chính trị muốn độc tài trong thời cách mạng.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Wednesday, January 27, 2016

Ô 6 Thọ

Tôi đã nhắc tới Hội nghị Paris cách đây 2 ngày. Nếu nói tới Hội nghị đáng tự hào này của người VN, không thể không nói đến Lê Đức Thọ. Ông Lê Đức Thọ (có biệt danh Sáu Búa) là một nhà lãnh đạo chủ chốt có nhiều đóng góp trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Sau chiến tranh ông có một vai trò đặc biệt khi giữ những chức vụ cao về mặt tổ chức, nhất là trong vấn đề thâu tóm quyền lực. Một người bạn đã viết về thân thế của ông trong giai đoạn vô cùng khó khăn của đất nước, về những gì mà người ta ghi nhận nhưng có thể không muốn nói tới vì những điều tàn độc mà ông đã làm trong vai trò của một "ông vua không ngai".

ô 6 Thọ gây ác cảm v nhiều ng.
Tôi nghĩ khác. Ô vô tình có công lớn trong cuộc ĐM được bắt đầu từ 1986 mà ít ng biết.
Bối cảnh
6/1986 Tbt 3 Zuẩn chết. Ô Chinh lên làm tbt.
VN cực kỳ khó khăn:
Toàn dân đói mốc đít.
Tình trạng chiến tranh v TQ.
Sa lầy ở Cam.
Đông âu xhcn sụp từng mảng.
Chỗ dựa cuối cùng của VN là LX đang ngắc ngoải.
Cả TG tẩy chay VN.
Mĩ và tây Âu cấm vận kinh tế.
Đói đầu gối phải bò.
Do đòi hỏi từ dưới nên các bô lão buộc phải tháo dần các cấm đoán giáo điều về kinh tế.
Dù rất rất chậm chạp.
Dân mình cũng hay lắm, chỉ thậm thụt đòi hỏi quyền được làm ăn khi đã đói vêu mõm.
No thì kệ - dễ nuôi thật.
Tôi xin quyền xnk ( là độc quyền của vài cty nn ) cho đơn vị mình
CT HĐBT khi đó bảo:
- chưa ai biết kttt là cái gì, coi như cái ao to, dưới đó có gì ko ai biết. Tớ cho các cậu bơi. Qua được thì vẫy tay cho ng khác bơi theo. Lỡ chìm thì tớ ko cứu được đâu.
Chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng là 1 thay đổi vô cùng lớn. Vì Lenin, ông tổ của CS đã dạy - XNK phải và luôn luôn phải là ĐỘC QUYỀN của NN chuyên chính vô sản. Từ bỏ độc quyền XNK là tự sát v chế độ CCVS.
Quay lại chuyện ĐH6, xảy ra 12/1986.
Ô 6 Thọ làm trưởng ban tctw từ 1956 đến 1982.
Khi ô 3 Zuẩn còn sống thì ô 6 Thọ là nhân vật số 2 trong đảng.
Ông muốn làm tbt.
Đa số uv bct và uv tư ghét và sợ ô này. Các bô lão ngấm ngầm ch bị p án nhân sự ko có 6 Thọ.
Dự là ô Chinh, khi đó 79 làm tbt, ô Đồng 80 làm CTN, ô Giáp 75 làm TT. ( khi đó gọi khác, Chủ tịch hội đồng nn và Chủ tịch hđbt ).
Ô Thọ, 75, muốn làm tbt, nhưng tự biết thân cô thế cô.
Phút chót bảo với ô Đồng, ô Chinh là cả 3 cùng nghỉ. Ở lại mang tiếng tham quyền cố vị. Ô Thọ trẻ nhất trong 3 ông.
May mà 2 ông kia nghe lời. 3 ông nhảy sang ghế cố vấn. Nhường chỗ cho nhóm ô Linh 71, Mười 69, Anh 66, Kiệt 64 lên nắm quyền.
Ko ai có thể biết nếu các ô Trinh, Đồng, Giáp mà cầm quyền thêm 5 năm nữa thì tốt hơn hay xấu hơn cho VN.
Lịch sử là thứ ko thể làm thí nghiệm, do đó nó ko bg là 1 môn khoa học.
Thực tế nhóm trẻ tuôi hơn, là so v nhóm 80, đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị giai đoạn 1986-1991.
Thank God.
Tôi cho rằng việc ô Thọ từ bỏ tham vọng làm tbt và thuyết phục 2 đc già nhất về hưu ở tuổi 80 là công lao vĩ đại đối v đất nước. Đủ bù lại tất cả những gì các đc thường nói xấu về ông.
Có thể vì ko đc ăn nên ô hất mâm, cánh trẻ hơn lại nắm đc quyền, và thực tế đã làm khá tốt.
Sau đh7 thì các ô Mười, Anh, Kiệt lên nắm quyền từ 1991 đến cuối 1997, sau đó trao quyền cho các ô Phiêu, Khải, Lương. và VN có 1 giai đoạn phát triển kt khá ổn suốt các năm 1991-2006.
Thành quả kinh tế của VN trong 15 năm này thì từng ng dân có thể cảm nhận rất rõ.
Thank God
Từ 2006 đến 2016 thì biết rồi đấy.
Thank God
Minh Triết (mượn từ FB/Đỗ Minh Tuấn's wall)

27.01.1973: Ngày ký Hiệp định Paris về việc kết thúc chiến tranh Việt Nam

Về thời kỳ này, tôi muốn lưu lại đây những gì thuộc về vai trò của Ban Thống Nhất Trung ương (Ban TNTW) trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đây là cơ quan cha tôi từng có thời gian làm việc lâu nhất trong chiến tranh sau khi ông tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và tập kết ra Bắc vào năm 1954. Vì thế, để thực hiện bài viết này, tôi sẽ tóm lược từ nhiều nguồn tư liệu những gì trùng hợp với những điều tôi được biết (thuộc về ký ức của tôi) như một món quà tinh thần dành cho cha mẹ tôi cũng như những cán bộ, chiến sĩ là người miền Nam nhân dịp kỷ niệm ngày ký Hiệp định Paris.

Học xong một khóa học tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), cha tôi chuyển về làm việc tại Ban TNTW vào năm 1965. Tôi còn nhớ lúc đó trụ sở của cơ quan ở gần Văn Miếu. Những lần đưa chúng tôi vào cơ quan để lên chỗ sơ tán và thấy xe chở các vị lãnh đạo của MTDTGP miền Nam ra vào, như bà Nguyễn Thị Bình, GS Nguyễn Văn Hiếu..., cha tôi đều nói về họ với một vẻ hết sức trịnh trọng. Lúc đó còn bé, nên tôi rất thích thú khi được thấy những nhân vật nổi tiếng ngoài đời.
Cũng từ đó, chúng tôi sống trong sự liên hệ mật thiết với cơ quan về nhiều mặt, cả trong sinh hoạt hàng ngày và những tác động/ảnh hưởng từ công việc của cha mẹ. Tất cả đã thuộc về một phần của gia đình tôi trong cuộc sống gắn liền với tập thể cơ quan ở những nơi sơ tán và ở Hà Nội sau này.
Lúc đầu, cơ quan này chỉ là Ban Miền Nam nhằm chỉ đạo công tác đón tiếp cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra Bắc (do BCT và Ban Chấp hành TW trực tiếp lãnh đạo), sau đó được sát nhập với Ban Thống nhất hiệp thương thành Ban TNTW (1957) để trở thành cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng ở miền Bắc để chỉ đạo (thực tiễn) cuộc cách mạng ở miền Nam.
Đồng thời, từ sau khi được thành lập đến năm 1975, công tác phối hợp giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, học sinh, sinh viên miền Nam (trong đó có nhiều con em của cán bộ miền Nam tập kết) cũng là một nhiệm vụ của Ban TNTW. Đây chính là đối tượng để thực hiện "chiến lược hạt giống đỏ cho miền Nam" như Hồ Chủ tịch từng đề ra và thực hiện ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh (theo các báo cáo của Vụ Quản lý học sinh miền Nam, Ban TNTW, từ năm 1960 đến năm 1974).
Từ năm 1963 đến năm 1972, Ban TNTW (và Ủy ban Thống nhất) còn làm công tác đối ngoại. Đến tháng 3/1972, Ban Bí thư tách khối đối ngoại ra khỏi Ban TNTW để thành lập Ban/Bộ Ngoại giao riêng của CPCMLTCHMNVN (còn được gọi là CP - 72, cơ quan này đặt trụ sở tại khu vực Chùa Bộc, Hà Nội). Trước đó, công tác đối ngoại được giao cho các bộ phận chuyên trách trực thuộc Ban TNTW như Vụ 1A (Quốc tế), Vụ 1B (Nghiên cứu đối ngoại) và Vụ 1C (Tuyên truyền đối ngoại).
CP - 72 cũng là nơi cha tôi công tác trong thời gian cuối với tư cách là cán bộ ngoại giao (cho đến khi vào tiếp quản Sài Gòn năm 1975). Ông hay thức đêm để làm việc, uống trà đậm và hút thuốc lá rất nhiều. Để nắm được diễn biến của thời cuộc, ông thường xuyên nghe tin tức của phương Tây từ radio và đọc các bản tin đã được phân loại do TTXVN tổng hợp/in ronéo... (trong thời gian này, một trong những công việc của ông là soạn thảo văn bản và các tuyên bố về mặt ngoại giao của chính phủ CMLT dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vài nhân vật trong BCT, các văn bản quan trọng nhất thường có comments ghi bên lề của TC). Sau này, mẹ tôi cũng về Ban TNTW làm việc và là một thành viên trong phái đoàn đàm phán ở Paris.

Quang cảnh Hội nghị Paris tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, phố Kléber 

Nói đến Hội nghị Paris, cuộc đàm phán dài ngày nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới, không thể không nhắc đến một ngôi sao của VN trên mặt trận ngoại giao khi đó là bà Nguyễn Thị Bình. Là Trưởng phái đoàn MTDTGP (sau là CPCMLTCHMNVN), bà là người phụ nữ duy nhất ký vào bản Hiệp định.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973

Tên thật của bà là Nguyễn Châu Sa, bà là cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, năm 1962, bà trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình (trước đó bà hoạt động với bí danh Yến Sa). Bà từng bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn rồi nhà lao Chí Hòa (1951-1953). Là người có trình độ tiếng Pháp tốt, có kinh nghiệm vận động, tuyên truyền nhân dân, gia đình có truyền thống yêu nước, bà giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng (hoạt động đối ngoại), kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử sang Paris tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam (đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Từ tháng 6 năm 1969, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà trở lại Paris đảm nhận chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris với phong cách ngoại giao lịch lãm và nụ cười thân thiện của mình. Bà được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu Madame Bình
Suốt hơn 4 năm ròng rã, từ năm 1968 đến 1973, cứ vào thứ Năm hàng tuần, người dân Paris và bà con Việt kiều ở Paris lại chứng kiến Madame Bình với phong thái lịch lãm, sang trọng, trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam, bên ngoài khoác áo vét, có khi là áo có cổ lông sẫm màu, tới Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở phố Kléber để bà tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn. Với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, bà tham dự các hội nghị quốc tế tại các nước châu Á, châu Âu, châu Phi… tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và chuẩn bị thông tin, các đòn tấn công ngoại giao sắc bén cho những cuộc đàm phán mới. Hình ảnh Madame Bình thật sự gây ấn tượng khi xuất hiện trên các trang báo phương Tây, với những lời phát biểu đầy thuyết phục, thông minh, lúc cứng rắn, khi dí dỏm ví von, làm thế giới nể trọng, nhân dân ta nức lòng. Bà là một đại diện tiêu biểu cho đội quân tóc dài, cho người phụ nữ Việt Nam. Cùng với chiến trường, bà góp phần không nhỏ vào thắng lợi trong cuộc “đấu trí” lớn trên mặt trận ngoại giao. Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, nhớ lại sự kiện này, bà Nguyễn Thị Bình viết: “Tôi nghĩ, không biết trong điều kiện bình thường tôi có may mắn đó không nhưng thực tế, tôi có may mắn và thực sự tôi có năng lực nhất định để đảm đương nhiệm vụ. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ khá nặng nề nhưng rất vinh quang ở Hội nghị Paris”.
(trích từ bài "Nguyễn Thị Bình - Nhà ngoại giao hàng đầu", Báo Cao Bằng online)


Bà Nguyễn Thị Bình phát biểu trước giới truyền thông quốc tế

Tuy cuộc đấu trí xung quanh bàn đàm phán chủ yếu diễn ra giữa Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, nhưng vai trò của bà Bình đối với thế giới vẫn rất quan trọng.

Madame Bình thăm lại biệt thự bà từng ở tại Verrier le Buisson (1968-1973) sau 40 năm (Ảnh: Huy Cường)
--------------------
Tài liệu tham khảo:
- Ban Thống nhất Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tác giả: TS. Phan Thị Xuân Yến (NXB Tổng hợp TP.HCM,2011)
- M
ột số bài viết trên các báo

Hậu bầu bán: Lối cũ ta về...

Vậy là đã xong bầu bán, VN vừa có tân tổng bí thư... cũ. Tương lai nước Việt 5 năm nữa sẽ tiếp tục lối cũ ta về rồi ha. Nghĩ lại thấy hồi xưa mình nhìn xa trông rộng thiệt đó. Ai cũng hỏi sao đang quá trời thứ đủ đầy ở VN mà đi để phải làm lại từ đầu vậy? Thiệt ra mình thả con tép bắt con tôm đó chớ. Chính ra đi mình lại thấy đời mình khá hơn nhiều so với ở VN đó nha:
- Nhà to hơn (vì nhà rẻ, ngân hàng cho vay tới 90% thì sao không mua nhà to ở cho sướng!)
- Xe xịn hơn và nhiều xe hơn (xe cũng quá rẻ)
- Con học trường tốt hơn mà lại không mất tiền, chỉ mới lớp 4 mà xài ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp ngon lành
- Ăn ngon hơn và sạch hơn
- Ngủ ngon hơn vì không lo trộm cướp giật đồ
- Sống thọ hơn vì ra đường xe cộ trật tự, không khí sạch sẽ trong lành, đồ ăn không có mấy cái chất độc
- Yên tâm hơn vì đi bác sĩ, bệnh viện đều miễn phí
- Lỡ khi nghèo cũng không lo đói (có đảng và chính phủ nuôi), nên không có khái niệm nghèo mà kèm thêm đói.
Còn nhiều cái hơn nữa.
Bởi bạn bè tui còn ở VN thôi đừng lăn tăn nữa mà Tây tiến luôn đi. Để đến khi tuổi cao sức yếu, chính sách nhập cư các nước khó khăn thì hối hận không kịp nữa đó nhen!

Mượn từ Thuy Dang's wall/FB

Tuesday, January 26, 2016

Được

Theo tôi Đại Hội Đảng năm nay có nhiều cái được. Có lẽ người được nhiều nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông đạt được mục đích giữ được quyền lực cái đó khỏi phải bàn. Từ phía các fan của đội thua, xin chúc mừng ông. Tuy nhiên chưa chắc những cái được đó đã hay cho ông. Cái được lớn nhất của ông là ông sẽ buộc phải chuyển dịch vào trung tâm. Như vậy ông sẽ trở thành người đổi mới, ít bảo thủ hơn nhiều so với những người đã và đang ủng hộ ông và chính bản thân ông trước kia. Mọi người làm chính trị đều biết nguyên lý đó. Bảo thủ hay cách tân chỉ là khẩu hiệu tranh cử. Nếu ông cho rằng bảo thủ là mục tiêu chứ không phải tiến bộ xã hội và cơm no áo ấm thì mọi cái được khác chỉ là công cốc.
Xã hội Việt Nam cũng có nhiều cái được. Điều được lớn nhất đã bước đầu thoát khỏi tâm lý ù lì, lười suy nghĩ tập có chính kiến độc lập. Một bộ phận nhỏ của trí thức đã thoát được cái sợ vô hình và thói quen che đậy nỗi sợ đó bằng những excuse "nghe cho sang".
Điều thứ hai là đội thua cũng biết thua cho đúng phong cách và suy nghĩ lý do thua ở bản thân mình thay vì đổ thừa cho người khác.
Người tưởng như mất nhiều là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lại được khá nhiều điểm quý giá, mà nếu như được tái cử chưa chắc ông đã có được. Điểm thứ nhất là ông có dịp nhìn được thực chất của những người trước kia thân cận và ủng hộ ông, cũng như các đồng chí chống báng ông. Đánh giá được thực chất của những cộng sự và đối thủ là phẩm chất hàng đầu của nhà chính trị. Điểm được thứ hai, ông để lại trong các fan hâm mộ và những người không ủng hộ ông một hình ảnh đẹp. Điểm thứ ba, ông không cần phải thay đổi bản thân, quan điểm đổi mới, trở nên bảo thủ hơn để dịch chuyển vào trung tâm như khi thắng cử. Nếu ông vẫn còn nghĩ tới nhân dân, đất nước và sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng chính trị của ông sẽ không chấm dứt. Thậm chí có thể còn to lớn hơn. Bởi vì những điểm mâu thuẫn, giằng co, cấn cái, không kiên quyết sẽ không còn là rào cản.
Sau cùng là tôi. Sẽ trở về với sách vở và chuyên môn, ngẩng đầu nhìn vũ trụ và những cấu trúc nhỏ nhất của vạn vật.
Xin chúc mừng tất cả mọi người.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Luận Tam Quốc: Khổng Minh chết là hết Tam Quốc?

Người ta nói Khổng Minh chết là hết Tam Quốc. Trước kia tôi cũng nghĩ vậy, chỉ đọc đến hồi sao sa trên Ngũ Trượng Nguyên là lại đọc các chương cũ. Những trò đấu đá gì không đáng xem đều phẩy tay cho là chuyện "Chung Hội Đặng Ngải đánh Thục".
Nhưng cách đây 20 năm đọc lại Tam Quốc thấy không phải vậy. 
Thực ra, Tư Mã Ý đã thấy được kết cục của Gia Cát Lượng và khuyên rất chân tình là nên ăn uống, sống và làm việc điều độ hơn. Có thể nghĩ rằng Ý chơi fair play, nhưng thực ra không có Lượng thì thế lực của Ý ở Ngụy cũng nguy. Hồi làm phụ chính đại thần cùng Tào Sảng tuy được bổ làm Thái phó, phiếu của Ý thấp tẹt. Người ta cho rằng, Sảng thua Ý là do không biết nghe Hoàn Phạm, nhưng thực ra cũng vì sự trợ giúp của Lượng. Lượng không kỳ công 7 lần ra Kỳ Sơn làm sao Ý ngóc đầu lên được.
Thực ra mô tả mưu kế đánh trận trong Tam Quốc từ Gia Cát về trước toàn trò trẻ con ngây ngô. Mấy ông vũ phu vác đao phang nhau một ông lăn quay ra chết là bên kia chạy như vịt. Chẳng có gì là điều binh khiển tướng, hợp đồng binh chủng.
Thực ra hồi Chung Hội Đặng Ngải diệt Thục hay Vương Tuấn diệt Ngô đều rất hay về quân sự. Có biết địa thế của Thục Ngô mới biết đánh khó cỡ nào. Thành thử về sau tôi lại hay đọc Tam Quốc từ Đặng Ngải, Chung Hội trở đi.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)