28/10/2012
Trong cuốn sổ tay phóng viên của tôi (tức là nhà báo Minh Diện-Pham Thang Nam) còn ghi lại một chuyện xảy ra cách đây 34 năm.
Hôm ấy là ngày 21-8-1978, một đoàn cán bộ Trung ương Đoàn do Bí thư Trung ương Đoàn, Anh hùng quân đội Lê Thanh Đạo, dẫn đầu đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang sau vụ thảm sát của Khmer đỏ. Đại tá Lê Thanh Đạo, sĩ quan không quân, phi công dũng cảm tham gia 8 trận đánh, tiêu diệt 6 máy bay F4 của giặc Mỹ. Cùng đi có nhà báo lão thành Ba Dân, nguyên Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, cùng các nhà báo Việt Thảo, Đình Khuyến, Phạm Hậu…
Từ sáng sớm, đoàn chúng tôi khởi hành từ Sài Gòn bằng hai chiếc xe U-OÁT cũ kỹ, theo quốc lộ 4 về miền Tây. Con đường bị tàn phá trong chiến tranh, lại bị lũ lớn xói lở, ổ gà ổ trâu lổn nhổn, thỉnh thoảng phải tránh những hố bom hố pháo chưa kịp lấp. Hai bên đường làng xóm xác xơ. Cứ cách vài cây số lại gặp một trạm Ba-rie chắn ngang đường, đó là những trạm kiểm soát liên hợp, kiểm tra tất cà các phương tiện giao thông chống buôn lậu, vượt biên, đặc biệt là ngăn người lên biên giới vì chiến sự đang hết sức căng thẳng.
Càng đến gần biên giới không khí càng ngột ngạt. Người dân bồng bế con, gồng gánh chạy từ biên giới về, bộ đội hành quân lên biên giới thanh niên nam nữ vác chông tre đi rào làng.
Đất nước mới hòa bình chưa bao lâu, hố bom chưa kịp lấp, vết thương trên da thịt chưa kịp lành, đang phải ăn bo bo thay gạo, lại xảy ra chiến tranh, kẻ thù lại là người đồng chí từng môi hở răng lạnh, chung một chiến hào đánh Mỹ, từng hy sinh máu xương vì nhau! Đau quá!
Chúng tôi đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang, nơi bọn lính Pôn bốt mới tràn sang tàn sát đồng bào ta đêm 17 rạng 18 tháng 4. Không bao giờ tôi có thể quên được những gì mình nhìn thấy buổi chiều năm ấy. Những đống xác người chồng chất trong chùa, trong trường học, dưới chân núi Tượng, núi Dài, bên bờ kinh. Người bị chặt đầu , người bị cắt cổ , mổ bụng , trẻ em bị lưỡi lê đâm , phụ nữ bị lột hết quần áo lấy cọc tre đóng vào cửa mình . Không thể đếm xuể bao nhiêu xác chết. Bọn lính Pôn Pốt tràn sang lúc nửa đêm, khi bà con ta vẫn ngủ say. Chỉ bảy, tám tiếng đồng hồ, chúng đã giết hại hàng ngàn người dân vô tội.Hành quân lên biên giới
Bộ đội và dân quân lấy bao ni lông gói xác người đưa lên xe bò chở ra hố chôn tập thể . Người thân của các nạn nhân còn sống sót chạy tản cư hết , làng xóm bỏ hoang, điêu tàn. Cách chỗ chúng tôi chưa đầy một tầm đạn súng cối , bọn Khmer đỏ núp trong công sự dưới rặng thốt nốt vẫn thường xuyên bắn sang và rình rập , lừa phía ta sơ hở là tập kích bất ngờ gây thêm tội ác . Khắp xã Ba Chúc , từ núi Tượng đến ngôi chùa của người Miên , nồng nặc mùi tử khí , rải rác xác người chết, từng bầy chó hoang nháo nhác vục mõm vào xác chết đang phân hủy…
Từ Ba Chúc , An Giang , chúng tôi sang Kiên Giang, đến Trung đoàn 152 (Bộ đội địa phương Kiên Giang) đang chiến đấu bảo vệ biên giới. Đồng chí Chủ nhiệm chính trị ân cần đón tiếp chúng tôi. Đó là một đại úy rất trẻ . Anh nói những diễn biến trên tuyến biên giới do đơn vị mình phụ trách , và quyết tâm của anh em trong đơn vị đánh trả bọn Pôn bốt . Khi kể lại chuyện bọn Pôn bốt giết hại đồng bào mình, người đại úy trẻ nghẹn lời, lấy tay chùi nước mắt. Gương mặt anh quắt lại, mắt đỏ ngầu.
Chúng tôi đề nghị ra thăm bộ đội ngoài trận địa , chủ nhiệm chính trị hơi ngần ngừ vì cuộc chiến đấu đang hết sức căng thẳng , nhưng khi anh Lê Thanh Đạo nói, hầu hết thành viên trong đoàn đếu là người đã qua khói lửa , đồng chí đại úy trẻ kêu thêm hai chiến sỹ bảo vệ , cùng mình dẫn chúng tôi lên chốt.
Trên đường ra trân địa có một đoạn lầy , bánh xe bị lún sâu không lên được . Chủ nhiệm chính trị hô: “ Nào các đồng chí theo tôi !”. Anh nhảy xuống ghé lưng cõng nhà báo lão thành từ xe qua vũng lầy .Tiếp đến chị Hằng . Hai chiến sỹ cùng chúng tôi, cả anh Lê Thanh Đạo nhảy xuống làm theo đồng chí đại úy. Mọi người khiêng bổng hai chiếc xe qua bãi lầy. Khi xe tiếp tục lăn bánh, viên đại úy mặt mũi đầy bùn, nhoẻn một nụ cười rất hồn nhiên. Nhà báo lão thành Ba Dân nhìn viên đại úy, nói với chúng tôi: “Người cán bộ phải dấn thân như thế !”.
Lẽ thường vốn vậy, tốt-xấu do mình, khen chê là quyền của mọi người, ai cũng có cách nhìn nhận và chính kiến của họ, chặn miệng thế gian là việc làm ngược cách. Dư luận trong dân chúng (trừ những động cơ cá nhân nào đó của một vài người hay thiểu số) phần lớn thường khách quan, công bằng; việc đáng khen thì khen, việc đáng chê thì chê, khi cần phỉ nhổ thì cũng không ngán. Có điều, người bị chê phải biết tự nhận diện, tự xem xét lại mình, không nên chủ quan hoặc tìm cách khỏa lấp, chống chế vì những động cơ cá nhân thấp hèn.
Buổi tối hôm ấy, Ban chỉ huy trung đoàn 152 mời chúng tôi ăn cơm với thịt trâu luộc. Bấy giờ đang thời buổi đói kém, và đã trải qua một ngày vất vả , mệt nhọc , nhưng chúng tôi không tài nào nuốt nổi miếng cơm vì hình ảnh ghê rợn ở Ba Chúc vẫn còn lởn vởn trước mắt. Tôi kê cuốn sổ tay lên đầu gối ghi lại những việc xảy ra trong ngày , và tự nhiên bật ra những câu thơ không vần điệu. Trước khi tạm biệt Ban chỉ huy trung đoàn, tôi đọc bài thơ ấy cho mọi người nghe:
Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam
Mộc Hóa, Tân Biên lửa ngút ngàn
Máu dân nhuộm đỏ đồng Ba Chúc
Sa Mát, Cà Tum …trắng khăn tang.
Những tên lính áo đen
Ném trẻ con vào lửa
Đập đầu , mổ bụng người già
Đâm cọc nhọn vào cửa mình phụ nữ
Miệng hô vạn tuế Ăng-ca
Những tên đập đầu dân Cam-pu-chia
Xây dựng “chính quyền năm không” quái dị
Chúng với ta từng là đồng chí
Thắm tình hữu nghị anh em
Đường hành quân về biên giới Tây Nam
Qua những hố bom chưa kịp lấp
Qua những chiếc cầu đổ sập
Gặp những mẹ già chua kịp xả khăn tang
Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam
Thành phố sau lưng chập chờn ánh điện
Con khát sữa chụp bình cháo loãng
Mẹ đói lòng nhai tạm bo bo
Vợ ta còm cõi xác xơ
Đêm ngày lại đỏ mắt chờ đợi ta!
Mọi người lặng đi một lát . Đồng chí đại úy chủ nhiệm chính trị bắt tay tôi và xin bài thơ chép tay để đăng báo tường đơn vị.
Đồng chí đại úy trẻ ấy chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ.
Hơn ba chục năm đã qua chưa một lần tôi gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tôi không quên hình ảnh người đại úy trẻ khóc khi kể về những người đồng bào của mình bị sát hại và nhảy xuống cõng nhà báo lão thành qua đầm lầy lên mặt trận biên giới năm ấy.
Hôm ấy là ngày 21-8-1978, một đoàn cán bộ Trung ương Đoàn do Bí thư Trung ương Đoàn, Anh hùng quân đội Lê Thanh Đạo, dẫn đầu đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang sau vụ thảm sát của Khmer đỏ. Đại tá Lê Thanh Đạo, sĩ quan không quân, phi công dũng cảm tham gia 8 trận đánh, tiêu diệt 6 máy bay F4 của giặc Mỹ. Cùng đi có nhà báo lão thành Ba Dân, nguyên Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, cùng các nhà báo Việt Thảo, Đình Khuyến, Phạm Hậu…
Từ sáng sớm, đoàn chúng tôi khởi hành từ Sài Gòn bằng hai chiếc xe U-OÁT cũ kỹ, theo quốc lộ 4 về miền Tây. Con đường bị tàn phá trong chiến tranh, lại bị lũ lớn xói lở, ổ gà ổ trâu lổn nhổn, thỉnh thoảng phải tránh những hố bom hố pháo chưa kịp lấp. Hai bên đường làng xóm xác xơ. Cứ cách vài cây số lại gặp một trạm Ba-rie chắn ngang đường, đó là những trạm kiểm soát liên hợp, kiểm tra tất cà các phương tiện giao thông chống buôn lậu, vượt biên, đặc biệt là ngăn người lên biên giới vì chiến sự đang hết sức căng thẳng.
Càng đến gần biên giới không khí càng ngột ngạt. Người dân bồng bế con, gồng gánh chạy từ biên giới về, bộ đội hành quân lên biên giới thanh niên nam nữ vác chông tre đi rào làng.
Đất nước mới hòa bình chưa bao lâu, hố bom chưa kịp lấp, vết thương trên da thịt chưa kịp lành, đang phải ăn bo bo thay gạo, lại xảy ra chiến tranh, kẻ thù lại là người đồng chí từng môi hở răng lạnh, chung một chiến hào đánh Mỹ, từng hy sinh máu xương vì nhau! Đau quá!
Chúng tôi đến xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang, nơi bọn lính Pôn bốt mới tràn sang tàn sát đồng bào ta đêm 17 rạng 18 tháng 4. Không bao giờ tôi có thể quên được những gì mình nhìn thấy buổi chiều năm ấy. Những đống xác người chồng chất trong chùa, trong trường học, dưới chân núi Tượng, núi Dài, bên bờ kinh. Người bị chặt đầu , người bị cắt cổ , mổ bụng , trẻ em bị lưỡi lê đâm , phụ nữ bị lột hết quần áo lấy cọc tre đóng vào cửa mình . Không thể đếm xuể bao nhiêu xác chết. Bọn lính Pôn Pốt tràn sang lúc nửa đêm, khi bà con ta vẫn ngủ say. Chỉ bảy, tám tiếng đồng hồ, chúng đã giết hại hàng ngàn người dân vô tội.Hành quân lên biên giới
Bộ đội và dân quân lấy bao ni lông gói xác người đưa lên xe bò chở ra hố chôn tập thể . Người thân của các nạn nhân còn sống sót chạy tản cư hết , làng xóm bỏ hoang, điêu tàn. Cách chỗ chúng tôi chưa đầy một tầm đạn súng cối , bọn Khmer đỏ núp trong công sự dưới rặng thốt nốt vẫn thường xuyên bắn sang và rình rập , lừa phía ta sơ hở là tập kích bất ngờ gây thêm tội ác . Khắp xã Ba Chúc , từ núi Tượng đến ngôi chùa của người Miên , nồng nặc mùi tử khí , rải rác xác người chết, từng bầy chó hoang nháo nhác vục mõm vào xác chết đang phân hủy…
Từ Ba Chúc , An Giang , chúng tôi sang Kiên Giang, đến Trung đoàn 152 (Bộ đội địa phương Kiên Giang) đang chiến đấu bảo vệ biên giới. Đồng chí Chủ nhiệm chính trị ân cần đón tiếp chúng tôi. Đó là một đại úy rất trẻ . Anh nói những diễn biến trên tuyến biên giới do đơn vị mình phụ trách , và quyết tâm của anh em trong đơn vị đánh trả bọn Pôn bốt . Khi kể lại chuyện bọn Pôn bốt giết hại đồng bào mình, người đại úy trẻ nghẹn lời, lấy tay chùi nước mắt. Gương mặt anh quắt lại, mắt đỏ ngầu.
Chúng tôi đề nghị ra thăm bộ đội ngoài trận địa , chủ nhiệm chính trị hơi ngần ngừ vì cuộc chiến đấu đang hết sức căng thẳng , nhưng khi anh Lê Thanh Đạo nói, hầu hết thành viên trong đoàn đếu là người đã qua khói lửa , đồng chí đại úy trẻ kêu thêm hai chiến sỹ bảo vệ , cùng mình dẫn chúng tôi lên chốt.
Trên đường ra trân địa có một đoạn lầy , bánh xe bị lún sâu không lên được . Chủ nhiệm chính trị hô: “ Nào các đồng chí theo tôi !”. Anh nhảy xuống ghé lưng cõng nhà báo lão thành từ xe qua vũng lầy .Tiếp đến chị Hằng . Hai chiến sỹ cùng chúng tôi, cả anh Lê Thanh Đạo nhảy xuống làm theo đồng chí đại úy. Mọi người khiêng bổng hai chiếc xe qua bãi lầy. Khi xe tiếp tục lăn bánh, viên đại úy mặt mũi đầy bùn, nhoẻn một nụ cười rất hồn nhiên. Nhà báo lão thành Ba Dân nhìn viên đại úy, nói với chúng tôi: “Người cán bộ phải dấn thân như thế !”.
Lẽ thường vốn vậy, tốt-xấu do mình, khen chê là quyền của mọi người, ai cũng có cách nhìn nhận và chính kiến của họ, chặn miệng thế gian là việc làm ngược cách. Dư luận trong dân chúng (trừ những động cơ cá nhân nào đó của một vài người hay thiểu số) phần lớn thường khách quan, công bằng; việc đáng khen thì khen, việc đáng chê thì chê, khi cần phỉ nhổ thì cũng không ngán. Có điều, người bị chê phải biết tự nhận diện, tự xem xét lại mình, không nên chủ quan hoặc tìm cách khỏa lấp, chống chế vì những động cơ cá nhân thấp hèn.
Buổi tối hôm ấy, Ban chỉ huy trung đoàn 152 mời chúng tôi ăn cơm với thịt trâu luộc. Bấy giờ đang thời buổi đói kém, và đã trải qua một ngày vất vả , mệt nhọc , nhưng chúng tôi không tài nào nuốt nổi miếng cơm vì hình ảnh ghê rợn ở Ba Chúc vẫn còn lởn vởn trước mắt. Tôi kê cuốn sổ tay lên đầu gối ghi lại những việc xảy ra trong ngày , và tự nhiên bật ra những câu thơ không vần điệu. Trước khi tạm biệt Ban chỉ huy trung đoàn, tôi đọc bài thơ ấy cho mọi người nghe:
Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam
Mộc Hóa, Tân Biên lửa ngút ngàn
Máu dân nhuộm đỏ đồng Ba Chúc
Sa Mát, Cà Tum …trắng khăn tang.
Những tên lính áo đen
Ném trẻ con vào lửa
Đập đầu , mổ bụng người già
Đâm cọc nhọn vào cửa mình phụ nữ
Miệng hô vạn tuế Ăng-ca
Những tên đập đầu dân Cam-pu-chia
Xây dựng “chính quyền năm không” quái dị
Chúng với ta từng là đồng chí
Thắm tình hữu nghị anh em
Đường hành quân về biên giới Tây Nam
Qua những hố bom chưa kịp lấp
Qua những chiếc cầu đổ sập
Gặp những mẹ già chua kịp xả khăn tang
Ta lại hành quân về biên giới Tây Nam
Thành phố sau lưng chập chờn ánh điện
Con khát sữa chụp bình cháo loãng
Mẹ đói lòng nhai tạm bo bo
Vợ ta còm cõi xác xơ
Đêm ngày lại đỏ mắt chờ đợi ta!
Mọi người lặng đi một lát . Đồng chí đại úy chủ nhiệm chính trị bắt tay tôi và xin bài thơ chép tay để đăng báo tường đơn vị.
Đồng chí đại úy trẻ ấy chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ.
Hơn ba chục năm đã qua chưa một lần tôi gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tôi không quên hình ảnh người đại úy trẻ khóc khi kể về những người đồng bào của mình bị sát hại và nhảy xuống cõng nhà báo lão thành qua đầm lầy lên mặt trận biên giới năm ấy.
MINH DIỆN (BLOG) from FB Aiviet Nguyen
Bui Mạnh Quân: Bài viết hay thế, rất nhân văn, những hình ảnh, sự thảm khốc, những vết thương của chiến tranh, những người lính bảo vệ Tổ quốc...vẫn sống mãi trong mọi con tim của người Việt bác ạ! Cảm ơn nhà báo Phạm Nam Thắng, bác Aiviet Nguyen về stt này cũng như stt về Tướng Hoàng Kiện trước.
ReplyDeleteVN luôn có nguy cơ phải chịu nhiều hiểm họa từ tham vọng bá quyền của TQ. Đó là điều mà người VN nếu muốn bình yên phải luôn nhận thức được để giải quyết được vấn đề "thoát Hoa" và phát triển vào lúc này.
ReplyDeleteNguyen Binhduong: Nhưng cuộc sống đã thay đổi, có thể ông ấy đã quên???
ReplyDelete