"Tùy cơ ứng biến" linh hoạt trên nguyên tắc "không có gì quý hơn độc lập & tự do" (không bán linh hồn cho quỷ dữ)
Nhưng "làm vui lòng" hoặc "chinh phục" một vài người thì khác, thậm chí "mua vui" trước đám đông như một nghề kiếm sống của những danh hài...
Theo đó, trên blog này, tôi (chúng tôi?) muốn tập hợp được càng nhiều những mảng đời của nhiều người để càng đến được gần việc tạo được hình ảnh xác thực của VIDI (cộng đồng DHS tại Hungary). Dẫu biết việc này là vô tận vì nó không chỉ là một vài mảnh, dù có là đặc trưng đi nữa, mà phải là 1 tấm ghép mosaic từ vô số mảnh mới hình thành được cái ý ban đầu.
Những mảnh ghép có thể không hoàn toàn tốt mà cũng chẳng toàn là cái xấu, có thể làm ai đó vừa ý nhưng cũng có thể làm người khác phẫn nộ... MIỄN LÀ NÓ TRUNG THỰC!
Chúng tôi đã cố gắng gom lại, mới chỉ là những gì còn ít ỏi, những nét chấm phá - những gì sót lại trong trí nhớ về nguyên cớ, về môi trường sống và đào tạo, những ước mơ và mong muốn của một thời, những câu chuyện cho thấy những hành động, những thành công và thất bại... Từ đó, chúng tôi chọn ra và đưa lên đây, không phải là cả thế giới, nhưng có thể đó là những gì tiêu biểu cho cái đúng và cả cái sai, cả những gì sẽ xảy ra và không xảy ra theo ý muốn... Cho dù đó chỉ là những gì thuộc về một số rất ít người, là thiểu số trong cộng đồng xã hội, thậm chí mang khuynh hướng ngược lại hoàn toàn với tất cả.
Là một chốn riêng của chúng ta, blog này chứa đựng những ký ức, suy tư và cảm xúc chân thật, chúng giống như những bức tranh nổi tiếng hay những hiện vật trong những viện bảo tàng lưu giữ những gì là di sản của một thời kỳ hay của một dân tộc. Vì thế, những gì từng thuộc về chúng ta trên blog này đều vô cùng đáng quý.
Đọc và ngẫm, thấy và suy xét, nhớ lại và suy nghĩ... khác với phán xét/đàm tiếu bừa bãi một cách dễ dãi. Có bạn quan niệm rằng, trên cộng đồng mạng thì nên tranh luận bằng lý lẽ thật bao quát và khách quan hơn là đem thành kiến và tự ái cá nhân ra để loại trừ nhau, thậm chí kể cả tiêu diệt nhau (nguyên văn theo ngôn ngữ của bóng đá là "bỏ bóng đá người"). Gặp phải hạng cặn bã/cuồng tín một cách ngu muội như vậy thì cần tránh xa cho lành và không phải bận tâm vì những thứ rác rưởi...
Nhưng một khi đã nói đến bóng đá là tinh thần thể thao của tôi lại trỗi dậy. Có lẽ trong số thần tượng bóng đá của tôi chỉ có Johan Cruyff xứng đáng được gọi là vua bóng đá dù đồng thời với anh còn có Franz Anton Beckenbauer được gọi là hoàng đế. Điều này hoàn toàn không cảm tính chút nào, vì tôi chọn từ phẩm chất bóng đá của anh, và vì bản chất của tôi (dù không phải lúc nào cũng được như thế) có vẻ giống của Cruyff khi chấp nhận/thích vượt qua kẻ khác mà không cần chèn ép hoặc chơi xấu (szabálytalan), chấp nhận thua đẹp còn hơn thắng bẩn. Cái đó tôi gọi là
"tư tưởng phải ở trên tất cả" (không nhớ của ai)
Nhưng mà nói thế thì cũng chỉ để nói, thực tế bây giờ đâm đầu ra đường cũng như lao lên mạng, ở cái xứ "đấu tranh tránh đâu" này mấy chục năm nay người ngay phải sợ kẻ gian, muốn sống ngay nói thẳng cũng chẳng dễ, huống gì nói khác với cái đường lối/chính sách của các "cha chú" của dân mà nay đã mục ruỗng, thối nát chẳng còn được mấy người đáng mặt chính nhân quân tử.
Và nhất là cái xứ này, nó tệ hơn các xứ khác ở chỗ xả rác là chuyện nhỏ, nên ít người nghĩ đến chuyện
tôn trọng chính mình và tôn trọng mọi người
như là kết cục đương nhiên của văn hóa SỐNG, là sản phẩm thấy được mọi lúc mọi nơi chứ không phải là chuyện lạ gì cả... ĐÓ MỚI LÀ PROBLEM!!!
"Con chớ bao giờ làm điều gì lén lút hoặc điều con muốn giấu kín. Muốn giấu kín, tức là mình sợ và sự sợ hãi là một cảm xúc đê tiện không xứng đáng với con. Con hãy dũng cảm, và mọi việc sẽ trót lọt..."
ReplyDeleteJAWAHARLAL NEHRU viết cho con gái từ trong tù (tháng 10.1930)
Chúng ta vừa may mắn nhưng cũng bất hạnh không kém khi sinh ra và lớn lên cùng những biến cố và sự kiện vô cùng khác biệt, vừa kỳ diệu lại vừa giả dối.
ReplyDeleteVà cái câu "Đi với Bụt mặc cà sa đi với ma mặc áo giấy" phải hiểu và dùng sao đây để không bị chửi nhỉ??? Sống ở cái xứ nhiều mít và xoài các loại ở dạng cơ hội/trục lợi theo nguyên tắc "chụp giật - bon chen" thì chắc là khổ vì rác rưởi, ô nhiễm hơn ở xứ văn minh ít rác là phải rồi. Thắc mắc nghĩ ngợi lắm chỉ tổ ...già người chứ được cái gì.
ReplyDeleteTất cả những gì thuộc về tôi sẽ chỉ nằm ở đây, hoặc trong những hành xử của tôi ngoài đời (nhiều khi sai nguyên tắc). Không bao giờ tôi đưa những điều này ra khỏi thế giới của tôi trừ khi ai đó đọc những dòng này, chúng giống như nằm trong 1 cuốn sách, nếu muốn đọc thì mở ra...
ReplyDeleteTrong những biểu hiện nhất quán có tính nguyên tắc của riêng mình, tôi không bao giờ dễ dãi chấp nhận những gì số đông nói và làm. Chẳng hạn trong ngôn ngữ/chữ nghĩa, tôi thà dùng có chọn lọc "ngôn ngữ đường sá" của giang hồ - du đãng 2 miền mà tôi thích còn hơn dùng những chữ loại "cùi bắp - nửa mùa" như bây giờ là những chữ "sân chơi", "lăn tăn", "khép lại"... còn trước kia là những "quê", "đì", "ông xã/bà xã"... Những chữ mà tôi thích là "sôi me", "lè phè", "cà chớn", "xập xệ", "ba xạo", "mèo", "tào lao", "số dách", "xóm nhà lá" v.v.
ReplyDeleteTôi không bao giờ kết bạn với những người KHÔNG BAO GIỜ NÓI THẬT và KHÔNG BAO GIỜ NÓI THẲNG SỰ THẬT VỀ TÔI TRƯỚC MẶT TÔI (Từ FB, "Mỗi ngày một câu nói").
ReplyDeleteDoan Hong Nghia (ELTE,VIĐI0): Ở một xứ sở mà phải dặn nhau: 'cứ bình tĩnh mà sống'
ReplyDeleteNếu không thì làm "trí ngủ" cho hết 1 kiếp người hehe...
DeleteLê Minh (Debrecen,VIDI69): Phidel Castro chi nhac lai mot van de trong Triet hoc thoi Binh a ! Con nguoi o day bi nhan lan voi so dong. Con nguoi la individuum ! Cho nen theo minh nghi XA HOI LA SAN PHAM CUA CON NGUOI moi dung !
ReplyDeleteĐoạn đầu của stt nêu ra chỉ riêng ý kiến của cá nhân (hoặc của thiểu số) thì điều anh khẳng định/phản đề đúng hoàn toàn: làm quái gì có CNXH nếu không có con người XHCN!!!???
DeleteCon người đó có thể là tác nhân, là kẻ độc tài (minh triết) như ở Hàn Quốc và Singapore (nếu là người lãnh đạo của 1 thiểu số thành công) và ở Bắc Âu (coi như đã định hình được CNXH 1 cách tự nhiên).
Nên cho đến bây giờ, như mở đầu của stt trên, em mới không muốn bị méo/lạc hậu (để trở nên tích cực như anh nghĩ) vì phải thừa nhận những gì đã xảy ra.
Vì thế nếu hiểu sai, làm sai (VN) nó sẽ gây hậu quả y hệt cái kiểu triết lý giáo điều/kiểu quả trứng & con vịt của một thời "kỷ luật là tự do" vậy.
Mong rằng VN có nhiều người khẳng định/sống như anh. Chắc không phải chờ đến 30 năm nữa mới có anh hùng cái thế xuất hiện :)
Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Thuc chat cua suy nghi : CON NGUOI LA SAN PHAM CUA XA HOI la muon xay dung mot xa hoi nhu nguoi ta muon, tuc la DUC ra mot loat nhung san pham giong nhau !
DeleteCó lẽ, với nguyên tắc này tôi đã đại bại, vì cứ thua đẹp hoài. Nếu đôi khi ăn may thì cũng chẳng gỡ gạc được mấy... nhưng mà cũng tức lắm, nhất là khi phải thua mấy thằng thắng bẩn... mà có thể là do người khác.
ReplyDeleteAiviet Nguyen
ReplyDeleteBản chất của vấn đề là "tự do". Hiểu thế nào là tự do là một câu chuyện dài. Chẳng hạn làm nô lệ cho kết quả cũng là mất tự do, trong khi mình yêu những vẻ đẹp mà phải bắt buộc làm những điều xấu xí để đặt kết quả.
Lê Minh
DeleteAiviet Nguyen Con người tự đánh mất Tự do vì ham muốn Quyền lực . Rất tiếc là những kẻ tường mình có Quyền lực nhất cũng chẳng có được cái tự do bé bỏng của bản thân do tạo hoá !
Căn nguyên của câu chuyện nào cũng là vấn đề Tự do và Hạnh phúc.
DeleteNhan nhản trên thế giới là những thứ tự do giả hiệu đang bị lạm dụng... vì ko có khái niệm về độc lập, tức là ko bị ràng buộc/lệ thuộc vào bất cứ điều gì, kể cả trong những mối quan hệ mật thiết nhất.
Và mọi nỗ lực để có được hạnh phúc, là tập trung để có được sự độc lập hoàn toàn, rất khó trong xh và thế giới hiện nay. Ko có độc lập thật sự thì ko thể có được tự do đúng nghĩa (igazi). Điều này hiển nhiên nhưng ít khi được coi như 1 tiên đề* 'khắc cốt ghi tâm'. Thế nên thiên đường hạnh phúc cũng chỉ là tương đối cho bất kỳ ai/quốc gia nào trên thế giới lúc này. Nếu có xảy ra và có thể cảm nhận được điều vô cùng quý giá này, đó chỉ là những khoảnh khắc trong chừng mực nào đó, nhưng cũng chỉ ở 1 điều kiện nào đó mà thôi...
*: Một tiên đề trong toán học là một mệnh đề được coi như luôn đúng và không cần chứng minh. Một hệ thống tiên đề hay gọn hơn hệ tiên đề là một tập hữu hạn các tiên đề thoả mãn điều kiện là các suy diễn logic trên hệ thống tiên đề này không thể xảy ra mâu thuẫn.
(Wikipedia)