Theo thông tin chính thức, 35/68 đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Số đề cử này đã biến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành người có số đề cử cao nhất trong số hơn 60 người do Đại hội đề cử. Những người này nằm ngoài danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa 11 giới thiệu.
Tuy nhiên, hiện giờ theo thông tin nội bộ con số chính xác đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 38/68 đoàn. Hiện Đại hội đang rà soát lại sự nhầm lẫn trong khâu thống kê số đoàn đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngày mai sẽ có thông tin chính thức về danh tính 3 đoàn đã bị “bỏ quên” và thông tin về khả năng 3 đoàn có “kiện” hay không “kiện” đòi giải thích chính thức cho sự sai lệch này.
Theo thông tin từ rất nhiều các đại biểu nhắn ra ngoài, một loạt các đệ tử thân tín của Nguyễn Phú Trọng mà dẫn đầu là Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Vương Đình Huệ, Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Xuân Phúc… đi gặp từng người có quyền đề cử để vận động. Nội dung cơ bản là “Em nghĩ kỹ chưa? Em còn tương lai, em làm vậy là khiến Đại hội không tập trung, gây mất đoàn kết. Như thế không tốt cho sự nghiệp của em”. Đối với các Trưởng, Phó đoàn những nhân vật này đến tận phòng tặng phong bì chúc Tết và khuyên nhủ cá nhân.
Như vậy trái với thông tin của một loạt các cơ quan báo chí chính thống, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút không hề làm uy tín và vai trò chính trị của ông suy giảm. Trước khi hoạt động đề cử theo nguyên tắc dân chủ của Đảng diễn ra, nhiều phát ngôn của các quan chức đã nhấn mạnh việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghỉ là điều tất yếu. Nổi bật trong các hoạt động tuyên truyền này là các ông Vũ Ngọc Hoàng (Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương), ông Võ Tiến Trung (Giám đốc Học viện Quốc phòng)…
Thực tế đây là hoạt động tuyên truyền chưa từng có trong tiền lệ các Đại hội Đảng. Thông thường thông tin về các ứng viên trong danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương thường không được công khai. Do đó hoàn toàn không cần thiết phải để các quan chức đương nhiệm phải tập trung lên tiếng giải thích cho việc xin rút của một cá nhân. Việc tuyên truyền này thể hiện sự thiếu tự tin trong công tác nhân sự cũng như thể hiện rõ mong muốn áp đặt suy nghĩ và áp đặt lá phiếu của các Đại biểu tham dự Hội nghị.
Ngay sau khi có kết quả đề cử, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bộ máy tuyên truyền trong nước truyền thông dày đặc theo hai hướng tôn trọng ý kiến xin nghỉ của các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao với việc chỉ có duy nhất một ứng viên cho chức Tổng Bí thư là Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên Đại hội đang đi theo những xu hướng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng minh.
Trước đó, bằng cách sử dụng những quy định trái với điều lệ Đảng, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành được lợi thế tuyệt đối trong việc tranh chức Tổng bí thư. Đại tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến… cùng nhiều đại biểu khác đã có những ý kiến gay gắt phản đối những hành động phản bội các nguyên tắc cơ bản của Đảng...
Người Cấp Tiến (Dân Luận)
Hoa Nguyen (VNSA): BBC đưa tin " Bình luận về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được đề cử bổ sung 'với tỷ lệ cao' vào danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 tại kỳ Đại hội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC hôm 24/1:
ReplyDelete"Nếu mà ông Nguyễn Tấn Dũng tận dụng được cơ hội mong manh này để trụ lại..., thì ông sẽ có một quyền lực rất lớn.
"Và điều đó chứng tỏ rằng tất cả những tính toán để loại ông ấy ra là thất bại và trong mọi trường hợp, nó sẽ là một sự cố đánh dấu một sự thay đổi chưa từng có trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Có thể nó đánh dấu một giai đoạn mới và nó thể hiện một sự chia rẽ, trước kia nó cũng có, nhưng mà đến bây giờ, nó lộ ra thanh thiên bạch nhật.
"Và như thế thì thực sự nó sẽ dẫn đến những bước phát triển mới của tình hình chính trị Việt Nam. "
Ông Dũng tự đặt mình vào thế tất bại sau hội nghị TƯ 14. Trong vòng một tuần, mọi bức xúc xã hội đều chĩa về ông Trọng và phe cánh. Người ta nhận thấy chính ông Trọng mới là một tay tham quyền số 1. Ông ta nhiều tuổi nhất, đã 72 tuổi, nhưng trong lúc toàn bộ Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội đều trẻ hơn ông ta xin rút (Dũng 67, Sang 67, Hùng 70) thì ông Trọng là người duy nhất tái cử dù khẩu hiệu đề ra là tạo điều kiện cho lớp kế cận trẻ. Điều đó khiến hình ảnh ông Trọng trở lên lố bịch. Người ta cũng phát hiện ra, đã năm năm ở ghế TBT nhưng ông Trọng không làm được gì để cải cách Đảng, do đó, có vẻ chính ông ta là người có nhiệm kỳ tồi nhất chứ không phải ông Dũng, người vừa ghi điểm với tốc độ tăng GDP 6,68% năm 2015. Bên cạnh đó, dàn ứng viên mà ông Trọng sắp xếp, gồm Trần Đại Quang vào ghế chủ tịch, Nguyễn Xuân Phúc vào ghế Thủ tướng và bà Kim Ngân vào ghế chủ tịch quốc hội càng gây bất lợi cho ông Trọng. Duy nhất có bà Kim Ngân, dường như nhận được sự ủng hộ của mọi phe phái cho ghế chủ tịch quốc hội. Việc ông Trọng cài cắm để một viên tướng công an nắm quyền chủ tịch nước khiến toàn dân ghê sợ viễn cảnh "Công An Trị" sẽ đè nặng lên đất nước, nhất là khi ngành công an liên tục được trọng dụng, và một viên tướng công an khác là ông Chung mới được đưa lên ghế chủ tịch Hà Nội. Trong những năm qua, trong mắt người dân, quyền lực độc tài mà ngành công an có đang biến nó thành cái ổ tham nhũng nhức nhối, gây ra nhiều vụ án oan, nhiều vụ nhục hình và nhiều cái chết do bức cung. Không ai mong chờ một tương lai mà xã hội biến thành "Công An Trị", với súng, nhà tù và quyền lực bị lạm dụng. Chọn ông Trần Đại Quang, ông Trọng muốn dựa vào phe an ninh, nhưng cũng đồng thời tự làm hại hình ảnh của mình. Điều khó hiểu nhất là ông Trọng chọn ông Nguyễn Xuân Phúc vào ghế thủ tướng. Gương mặt của ông Phúc, bi đát thay luôn phản lại ông ta. Dù khi ông Phúc cười hay nghiêm nghị, nó cũng gợi lên nét điển hình của một tay gian tham và lừa thày phản bạn. Việc con cái ông ta bị khui ra sở hữu hàng loạt tài sản lớn, và cả việc ông ta trở cờ đá hậu thủ trưởng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng càng khiến hình ảnh ấy được khắc họa rõ nét. Không có ai muốn một gã gian tham lộ hết lên mặt làm thủ tướng điều hành quốc gia. Ông Phúc, có lẽ là lựa chọn tồi nhất của ông Trọng. Với những lựa chọn như vậy, gánh hát của ông Trọng ngày càng mất điểm, và dư luận ngày càng hoài niệm về ông Dũng cũng như những tay kỹ trị rất giỏi của ông ta, như ông Bùi Quang Vinh, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh...(Lãng Anh - "Hiểm tử cầu sinh? Hay ván bài cuối của ông Nguyễn Tấn Dũng?")
ReplyDelete