Người ta hay hỏi tại sao Lưu Bị nghe Pháp Chính hơn Gia Cát Lượng. Tại sao cách mạng tư sản Pháp lại đưa Robespierre lên đoạn đầu đài. Tại sao ông tổng thống này ông chủ tịch kia nuốt lời hứa. Tại sao thằng Y, thằng Z lên rồi không được như lúc còn chém gió với chiến hữu.
Đó là vì người ta còn nghĩ phiến diện về chính trị. Chính trị trong một môi trường cạnh tranh đích thực mà Việt Nam mới bắt đầu manh nha, không chỉ đơn thuần là năng lực "nâng bi", "vỗ mông ngựa" hay thô thiển hơn là "vì công bằng và tiến bộ xã hội". Chính trị sớm muộn sẽ được chuyên nghiệp hóa và có những quy luật phải tuân theo, nếu không muốn tự sát chính trị hoặc thân bại danh liệt.
Một trong những quy luật quan trọng nhất là "dịch chuyển vào trung tâm" (move to the center). Quy luật này nói rằng người thắng nhờ một cuộc đua với hai khẩu hiệu cạnh tranh, thường đều có thể phân chia ra làm "bảo thủ" và "cách tân", đều có xu hướng từ bỏ các luận điểm của mình và trở thành bớt cách tân hoặc bớt bảo thủ hơn. Nhiều người giản đơn cho rằng các nhà chính trị thường thì cơ hội và thủ đoạn, nên phản bội lại các lời hứa là chuyện thường. Chứ sao, không cơ hội, thủ đoạn sao làm được chính trị. Nhưng nhà chính trị không làm việc dư thừa mà không có thu hoạch gì, kể cả phản bội lời hứa. Điều đó có nghĩa cơ hội, thủ đoạn không phải là cắt nghĩa. Phải có một quyền lợi gì đó.
Phải nói thêm rằng "bảo thủ" không phải luôn luôn là xấu. Việc kêu gọi giữ gìn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống, chính là "bảo thủ" đấy. "Bảo thủ" đúng nghĩa là "giữ gìn", chỉ biến nghĩa khi có cách mạng. Người bảo thủ cũng có niềm tự hào của bảo thủ. "Cách tân" cũng không phải luôn là tốt. Chẳng hạn nếu cách tân dùng bánh xe hình tam giác smile emoticon.
Nhìn chung, "bảo thủ" và "cách tân" luôn luôn đấu tranh với nhau và vận động cùng với xã hội. Người cách tân hôm nay cho dù không thay đổi quan điểm cũng có thể trở thành bảo thủ ngày mai. Nếu đột ngột phe bảo thủ hiện tại biến mất, sẽ có một phe bảo thủ mới xuất hiện, như một sợi dây cho dù cắt thế nào cũng có hai đầu. Như vậy, bảo thủ và cách tân cũng đều là ý chí của xã hội. Chỉ có quan niệm trước kia, bị ảnh hưởng nặng cách suy nghĩ trong thời chiến mới nghĩ chuyện phải tiêu diệt hoàn toàn một phía.
Trong một xã hội dân chủ, dịch chuyển vào trung tâm là để có được sự ủng hộ lớn hơn của toàn xã hội, biến sức mạnh của đối thủ thành sức mạnh của mình, đồng thời không bị phụ thuộc vào lực lượng ủng hộ mình tranh cử, vốn luôn có bản năng công thần đòi nợ công hãn mã. Nói một cách khác, chủ tể của quần thần khác với thủ lĩnh của một phe đảng.
Chính vì vậy, Lưu Bị phải chiều Pháp Chính để thu phục nhóm cường hào bản địa ủng hộ mình, và khỏi bị nhóm Đông Châu như Gia Cát Lượng, Trương Phi, Quan Vũ giật dây trở thành bù nhìn. Robespierre, làm cách mạng mà không biết dừng lại, nên lên đoạn đầu đài là đáng đời. Đáng giận mà cũng đáng thương. Lỗi sơ đẳng của một nhà chính trị muốn độc tài trong thời cách mạng.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Bxchung Vuong: EM nghĩ tại sao Không tử lại không thành công ở nước Lỗ là Quê Hương, Han phi không thành công ở nước Hàn... Có lẽ hệ thống ấy không giúp các Anh ấy thành công ở Quê hương. Do đó, cần nhận diện rõ bản chất hệ thống trước khi hành động dấn thân.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Cụ Khổng có thành công ở đâu đâu. Ở quê hương cụ còn được cử làm quan một thời gian để giết một anh tép riu. Đi nơi khác chỉ ăn xin thôi. Nhưng về mặt tinh thần cụ rất thành công. Cụ Hàn vì là công tử nước Hàn, lại có tài, vua mà trao quyền ... lỡ cụ thích làm vua thì sao :) Nhưng các cụ Ni-Phi có liên quan gì?
Delete