Các phật tử hay trích Einstein méo mó và giải thích là Einstein tin ở Phật giáo, từ đó suy ra thuyết tương đối phù hợp và có sẵn trong Đạo Phật. Thực ra không phải thế. Thái độ của Einstein với Đạo Phật khá trịch thượng, kiểu xoa đầu "chú mày tuy là tôn giáo nhưng còn khá" ("cậu là đảng viên nhưng lương thiện"). Tôi không nhất thiết chia sẻ và đồng ý với Einstein về Phật giáo. Nhưng sự thực là thế. Đọc thử xem nhé:
1) “If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism"
Tạm dịch:
"Nếu có tôn giáo nào có thể theo kịp yêu cầu của khoa học đó chỉ có thể là Phật giáo"
Hoàn toàn vẫn có khả năng Phật giáo không theo kịp khoa học.
2. ” Among the founders of all religions in this world, I respect only one man — the Buddha. The main reason was that the Buddha did not make statements regarding the origin of the world."
"Trong số những nhà sáng lập của mọi tôn giáo trên thế giới, tôi chỉ tôn trọng một người là Phật. Lý do chính là Phật không nói gì về nguồn gốc của thế giới."
Điều đó không có nghĩa là rất tôn trọng Phật mà chỉ khen Phật không nói về những đề tài thuộc về khoa học thôi.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyễn Du Long: Em tin những điều trên đây :)
ReplyDeleteLuong Chi Thanh: Câu của Einstein dài hơn.
ReplyDeleteDiem Hang Phan Vu: Anh Việt dịch cope là theo kịp, em nghĩ chưa đúng đâu ạ.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: "đối phó được" nghe không đúng văn cảnh.
DeleteDiem Hang Phan Vu: Giải quyết, xử lý, đáp ứng ... đều được ạ.
DeleteNguyễn Đức Thiện: Google nó dịch thế này ạ: "Nếu có tôn giáo nào đáp ứng nhu cầu khoa học hiện đại thì đó sẽ là Phật giáo"
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: "cope with" và "satisfy" hoặc "fulfill" là khác nhau. "Đối phó được" thì hơi căng, "theo kịp" là đúng nhất.
DeleteHong Nhat Do: Vì Phật giáo khiêm tốn , cái gì không biết rõ thì không nói, nên đỡ bị sai
ReplyDeleteLuong Chi Thanh: Gọi là khen đểu và tiếc là chưa kịp nghiên cứu đạo Phật.
DeleteNguyen Ai Viet: Luong Chi Thanh Nói là khen đểu thì hoàn toàn sai. Einstein chỉ quan tâm đến khía cạnh khoa học, thế là đúng mức và thành thực. Chỉ có các phật tử suy luận lung tung để PR mới có vấn đề thôi.
DeleteLuong Chi Thanh: Sợ rằng bác Việt trích nhầm gọi là những câu của Einstein.
DeleteNguyễn Du Long: E nghĩ Ptử thấy người sang bắt quàng làm họ :)
DeleteDo Xuan Phuong: Tút này của anh Việt có ý khuyếnkhích mọi người hãy can đảm đi sâu vào tư tưởng củẩc Einstein và Phật, bởi vì nếu không thì chả biết giá trị mỗi bên để mà so sánh tương quan. :D
ReplyDeleteRiêng đối tính Sắc - Không của Phật, vật lý lý thuyết hiện nay (tức là sau Einstein vài chục năm) mới có dẫn chứng thuyết phục. Vì vậy, Phật tử có thể cảm ơn vât lý học đã đem lại phương tiện hùng mạnh để xây dựng lòng tin, không sợ sai lạc.
Nguyen Ai Viet: Có nhiều quan niệm rất sai, cố gắn cho Phật giáo các nhiệm vụ của khoa học. Thực ra Phật giáo không hề nói gì về khoa học, sáng thế, năng lượng, không thời gian,... Thực ta bọn phật tử tuyên truyền điều đó chính là phá giáo lý Phật. Tôn giáo, triết học cũng như khoa học có thể giúp nhau nhận thức, nhưng không hề làm hộ việc của nhau.
DeleteDo Xuan Phuong: Em hoàn toàn đồng ý. Tu Phật khác hẳn với dùng vật lý để quảng bá cho môn phái.
DeleteDam Thanh Son: Toàn trích dẫn bịa anh Ai Viet ạ. Einstein không nói gì như thế.
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Ồ, GS. Đàm Thanh Sơn đã góp ý ở đây thì nhân tiện phỏng vấn luôn: GS. nghĩ thế nào về vai trò của đạo Phật với khoa học và nhân loại? :)
DeleteLuong Chi Thanh: Gs Thuận viết kỹ lắm, Phương tìm mà đọc.
DeleteDo Xuan Phuong: Vâng, GS Sơn là đại diện cho thế hệ nhà vật lý trẻ hơn GS. Thuận và GS. Việt. Công trình về tính nhớt lượng tử của GS. Sơn có thể là bằng chứng cho "tương quan tương duyên" anh Luong Chi Thanh.
DeleteNguyen Ai Viet: Uh, anh có search lại. Thấy Einstein có nhắc đến Budhism 4 lần, thậm chí cũng chẳng khen gì trực tiếp. Một lần nhắc qua lời Spinozza, một lần cùng Shopenhauer, một lần cùng Moses và Jesus, một lần cùng Khổng Tử, Gandhi và Jesus. Túm lại đối với Einstein, Phật và Phật giáo chỉ là những ví dụ cho luận điểm nào đó của ông về vai trò của triết học, tôn giáo với khoa học. Tức là các quotes của các Phật tử, cho dù giải nghĩa sai cũng là fake. Sao lại vô sỉ thế nhỉ ? https://www.quora.com/What-are-Einsteins-views-on-Buddha.
Delete