Bất cứ thời nào, cổ đại hay đương đại "Nói đền một triều đại thịnh trị là nói đến sự đồng đều của võ công văn trị; nói đến những quy chuẩn trong quản lý và tổ chức xã hội, có tính nghiêm minh của phép nước phù hợp với nguyện vọng của dân; nói đến sự quan tâm cả hai mặt kinh tế và văn hóa, vật chất và tinh thần".
(GS. Phong Lê, Một thời rạng rỡ của văn minh Đại Việt, KTNN No.963)
Nếu nói như thế thì vào TK 15, VN đã bảo đảm được sự hưng thịnh và phát triển đạt đến đỉnh cao gắn với "vinh quang của một chiến thắng gian khổ và rực rỡ vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt." (GS. Phong Lê)
ReplyDeleteSoi cái gương của ngày xưa mới thấy cái thời bây giờ nó nát bét hết cả. Như 1 bãi... chẳng phải sình cũng chẳng phải cái thứ cặn bã của người đời, mà là những gì ô uế, xấu xa nhất nhưng lại mang danh của những thứ cao đẹp nhất mà ra.
"Thế kỷ XV chứng kiến cuộc xâm lăng và ách đô hộ tuy ngắn, chỉ 20 năm, nhưng là 20 năm cực kỳ tàn bạo, với âm mưu thâm hiểm của Minh Thành Tổ là tiêu diệt tận gốc những nền tảng cơ bản của văn hóa Việt."
ReplyDelete(GS. Phong Lê)
Thế kỷ XV cũng chứng kiến một thời kỳ khác, "đó chính là dấu ấn rực rỡ mà Lê Thánh Tông đã kiến tạo, kể từ lúc lên ngôi đến khi băng hà: non sông xã tắc được gìn giữ và mở mang; nhân dân yên ổn, thái bình; văn trị vũ công vững mạnh; thơ ca quốc âm dồi dào; giáo dục quốc dân hùng mạnh..."
ReplyDelete(GS. Phong Lê)
Có lẽ, sự trở lại của dòng nhạc ủy mị (rên rỉ, nỉ non) mà khi cm đang trong giai đoạn cao trào gọi là "nhạc vàng" (để phân biệt với "nhạc đỏ, nhạc xanh"), là vấn đề điển hình trong nhiều hiện tượng điển hình đang diễn ra như những bằng chứng cho thấy sự suy thoái/bế tắc của xh hiện thời?
ReplyDeleteVà sự yêu thích loại nhạc này cũng 1 phần cho thấy cái thấp/trũng về mặt tinh thần của người VN so với trào lưu văn minh trên thế giới?